Tìm hiểu HRD là gì? Vai trò của HRD trong môi trường việc làm

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 12-07-2024

Tìm hiểu HRD là gì? HRD có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp, với công ty và với nguồn nhân lực? HRD - Human Resource Development có nghĩa là phát triển nguồn nhân lực. Theo đó thì chương trình này sẽ tạo ra những chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng nhân sự của công ty.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm

1. Tìm hiểu chung về HRD là gì?

HRD - phát triển nguồn nhân lực, là tổng thể những hoạt động, chiến lược, cách thức thực hiện một hoạt động nào đó với mục đích là định hướng cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Về bản chất của HRD là một phần trong hoạt động HRM - Human Resource Management quản lý nguồn nhân lực, HRD bổ trợ cho hoạt động HRM với mục đích chung là hướng tới nguồn nhân lực có năng suất lao động cao.

Khái quát chung về HRD là gì?
Khái quát chung về HRD là gì?

Mỗi công ty cần có tổ chức HRD để góp phần vào sự phát triển và đi lên trong quá trình hoạt động. Phát triển nguồn nhân lực bên trong là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi tìm cách phát triển công ty. Với yếu tố bên trong mạnh thì khi đó mới tận dụng được những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô cũng như thị trường hoạt động của doanh nghiệp.

HRD thực hiện nhiều hoạt động rất đa dạng, nó cũng nhắm tới những tầng lớp lao động khác nhau để xây dựng hoạt động chiến lược, đào tạo, giáo dục và phát triển riêng từ đó thì nhằm đưa chất lượng cũng như hiệu quả của đội ngũ nhân viên của công ty đi lên.

Tuy nhiên HRD của nhiều công ty không đồng thời nhắm đến tất cả cá nhân làm việc trong công ty, bộ phận làm việc trong HRD sẽ xem xét, phân loại và hướng tới những nhân viên có hiểu biết và có tính học hỏi nhiều hơn. Ví dụ như việc phát triển nguồn nhân lực sẽ ít được áp dụng cho những nhân viên part time, cộng tác viên hoặc người lao động tạm thời.

Những hoạt động đào tạo, giáo dục trong HRD trang bị cho nhân viên của công ty những kiến thức, kỹ năng cần có cũng như cách để có thể tận dụng phát huy được năng lực của bản thân. HRD nhắm tới mục đích dài hạn là phát triển giúp cho những người lao động chính trong công ty có thể có một tâm thế làm việc nâng cao được chất lượng, năng suất trong thời gian làm việc.

Xem thêm: Việc làm quản trị nhân lực

2. Vai trò của HRD trong môi trường việc làm

Thực hiện HRD trong doanh nghiệp với những mục đích thiết thực và dài hạn thì vai trò của nó là không nhỏ đối với môi trường việc làm trong công ty cũng như năng lực của mỗi cá nhân làm việc trong công ty.

Tầm quan trọng của HRD trong môi trường việc làm
Tầm quan trọng của HRD trong môi trường việc làm

Xem thêm: Việc làm HR admin

2.1. Vai trò của HRD với công ty

Công ty, doanh nghiệp là nơi tổ chức, xây dựng cũng như là nơi triển khai hoạt động HRD, vì thế nó có đóng góp rất lớn vào sự phát triển bền vững của công ty. 

Lợi ích đầu tiên mà HRD mang lại cho công ty chính là chất lượng công việc được thực hiện một cách chất lượng và có tính nâng cao, giúp công ty tiết kiệm chi phí, thời gian và hiệu quả của chuỗi hoạt động doanh nghiệp. 

HRD góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực cho công ty, giúp công ty quản lý hệ thống nguồn nhân lực một cách dễ dàng và hiệu quả. 

Lợi ích thứ 2 mà HRD mang lại đó là giúp công ty tạo ra được một môi trường làm việc năng động và hiệu quả, nếu như không có hoạt động HRD diễn ra thì môi trường làm việc của công ty có thể bị trì trệ sau một thời gian dài hoạt động. 

Khi mà những nhân lực của công ty quá quen với những công việc hằng ngày, cứ lặp đi lặp lại như thế thì khả năng tư duy, sáng tạo hay tính cống hiến cho công việc ngày cảng giảm đi và không được hiệu suất như ban đầu. Vì thế hoạt động HRD là chiến lược thúc đẩy một môi trường làm việc mà công ty nào cũng cần, nên có để có thể vừa quản lý tốt được nguồn nhân lực, cũng vừa tạo được một môi trường động lực cho nhân viên.

HRD cũng mang lại lợi ích là giúp công ty lấy đà trong cuộc cạnh tranh khốc liệt diễn ra ngoài thị trường. Hoạt động ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp đã không còn xa lạ với những doanh nghiệp ở thời đại này. 

Tầm quan trọng của hoạt động HRD đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của hoạt động HRD đối với doanh nghiệp

Vì thế HRD cũng thiết lập những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực sử dụng những thiết bị, phần mềm hay những công nghệ mới vào quá trình làm việc. Điều này là rất tốt cho công ty. Hiệu quả hoạt động cũng như tính cạnh tranh của công ty sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Ngoài những lợi ích kể trên thì nếu công ty thực hiện hoạt động HRD một cách tốt đẹp và hướng tới lợi ích chung của cả công ty và nhân viên thì danh tiếng, thương hiệu của công ty cũng được lan rộng hơn và có thể trở thành một môi trường làm việc mục tiêu của rất nhiều người.

Cv xin việc đẹp

2.2. Vai trò của HRD với nguồn nhân lực

Hoạt động HRD nhắm tới việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, người lao động của công ty vì thế đối với mỗi cá nhân trong nguồn nhân lực cũng nhận được nhiều lợi ích từ hoạt động này.

HRD giúp cho mỗi người lao động được đào tạo và phát huy nhiều hơn khả năng và tiềm năng của mình, khiến họ có nhu cầu phấn đấu nhiều hơn cũng góp phần giúp họ nâng cao được năng lực làm việc một cách chuyên nghiệp và chuyên sâu. Khi chất lượng làm việc của nhân viên được nâng cao thì quyền lợi mà họ nhận được cũng nhiều hơn và cơ hội thăng tiến trong công việc cũng được rộng mở.

Vai trò của HRD cũng mang lại sự gắn kết giữa cá nhân và công ty bền chặt hơn. Mỗi cá nhân khi làm việc trong công ty với ấn tượng tốt về môi trường làm việc thì họ sẽ có xu hướng làm việc nhiệt tình và có tính cống hiến nhiều hơn.

Vai trò của hoạt động HRD đối với mỗi nhân viên
Vai trò của hoạt động HRD đối với mỗi nhân viên

HRD cũng mang lại được một môi trường làm việc giúp nhân viên thỏa mãn nhu cầu phát triển trình độ của cá nhân từ đó thì có thể thích ứng công việc hiện tại và tương lai một cách dễ dàng hơn. Họ sẽ có tư duy mới mẻ hơn, hiểu biết nhiều hơn, thích ứng nhanh hơn và khả năng làm việc cũng tăng lên được hiệu suất và hiệu quả nhiều hơn.

Xem thêm: Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì? Thực trạng nhân lực hiện nay

3. Những hoạt động của HRD

Hoạt động đầu tiên phải đề cập tới đó là bồi dưỡng, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên. Đào tạo, định hướng lại cho nhân viên hệ thống kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc cũng như đáp ứng được những công việc mới. Hoạt động này cũng đào tạo cho nhân viên được những kiến thức mới, đáp ứng được xu hướng kiến thức công nghệ hiện tại nhằm đáp ứng chúng vào công việc.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân viên có thể thực hiện qua 3 - 4 cấp độ tùy vào khả năng của mỗi cá nhân. Ban đầu là những người thiếu kỹ năng hoặc kiến thức để thức để thực hiện công việc. 

Những cá nhân này có thể là người mới vào công ty hay đang trong quá trình thử việc và đào tạo. Hoạt động HRD sẽ tiến hành bổ sung những kỹ năng, quy trình thực hiện công việc cần thiết cho họ để đảm bảo được họ nắm những yêu cầu cơ bản khi làm việc.

Cấp thứ 2 của hoạt động này đó là người lao động biết kiến thức, kỹ năng cần thiết nhưng gặp khó khăn trong quá trình áp dụng vào công việc được giao. Khả năng phản xạ và thích ứng với công việc mới chưa được tốt. Ở giai đoạn này kế hoạch HRD sẽ đưa ra nhiều tình huống công việc thực tế và áp dụng vào nhân viên để đảm bảo được họ có thể thích ứng và thực hiện trôi chảy công việc được giao.

Những hoạt động mà HRD thực hiện là gì?
Những hoạt động mà HRD thực hiện là gì?

Khi nhân viên đã biết cách thực hiện công việc một cách thành thạo, hiểu rõ yêu cầu công việc và thực hiện chúng với chất lượng ngày càng tốt, thì có thể coi đó là kết thúc của một chu trình Đào tạo và Phát triển Nhân sự áp dụng cho nhân viên đó.

Tuy nhiên, một cá nhân trong nguồn nhân lực của công ty có thể sẽ trải qua nhiều chu trình HRD với những giai đoạn khác nhau. Mục đích của những giai đoạn này là thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như hệ thống lại kiến thức và kỹ năng cho nhân viên, để đảm bảo được công việc sẽ được thực hiện một cách hiệu quả.

HRD cũng thực hiện hoạt động điều chỉnh, thay đổi công việc phù hợp cho nhân viên, đảm bảo rằng nhân viên được làm công việc đúng sở trường và khả năng của mình. Khi đó sẽ có được nhiều lợi ích cho cả hai bên cũng như tạo được một môi trường làm việc năng suất cho cả hệ thống công ty. 

Xem thêm: Khám phá HR là gì? Những khó khăn của HR và cách giải quyết

4. Những lưu ý khi sử dụng HRD vào phát triển chất lượng nhân sự

Khi một doanh nghiệp sử dụng HRD thì phải tiến hành xác định mục tiêu, mục đích cụ thể để đảm bảo được việc thực hiện hoạt động sẽ mang lại hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp nên thực hiện HRD để duy trì nguồn nhân lực hiện có, phát triển chất lượng nguồn nhân lực sẵn có và xây dựng được nhiều chiến lược thu hút được nhiều ứng viên, nhân lực tiềm năng.

Doanh nghiệp nên xây dựng và tìm cách phát triển nguồn nhân lực bên trong bền vững. Phải nắm được khả năng cũng như chất lượng nhân lực hiện có để có thể xây dựng được những phương án, chính sách và chiến lược hiệu quả cho hoạt động lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

Những chú ý nên quan tâm khi thực hiện HRD
Những chú ý nên quan tâm khi thực hiện HRD

Qua bài viết HRD là gì? Bạn đã có thêm nhiều thông tin về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó cũng xác định được một môi trường làm việc năng động, sáng tạo là như thế nào. Công ty nên đầu tư vào chiến lược HRD để thúc đẩy phát triển từ trong ra ngoài.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1814 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT