Giáo vụ là gì? Theo đuổi việc làm giáo vụ và những niềm vui khó diễn tả

Theo dõi viecday365 tại
Lê Minh Phượng tác giả viecday365.com Tác giả: Lê Minh Phượng

Trở thành giáo vụ là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ khi có mong muốn được làm trong ngành giáo dục mà không phải là vị trí đứng trên bục giảng. Vì vậy tìm hiểu rõ giáo vụ là gì trước khi có quyết định lựa chọn nghề nghiệp chính thức sẽ tạo điều kiện để bạn chuẩn bị hành trình phấn đấu sự nghiệp từ sớm với nghề giáo vụ. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tại bài viết này, viecday365 sẽ cùng bạn chia sẻ, tìm hiểu chi tiết về vị trí giáo vụ.

1. Giáo vụ là gì?

Muốn xin việc làm ngành giáo dục, bạn không chỉ có một sự lựa chọn duy nhất ở vị trí giáo viên mà còn nhiều sự lựa chọn khác. giáo vụ là một sự lựa chọn cũng rất tốt nhưng không được chú ý nhiều. Vậy nên để có thể đưa ra quyết định lựa chọn công việc này, chúng ta cần hiểu rõ giáo vụ là gì.

Bạn hiểu thế nào về giáo vụ
Bạn hiểu thế nào về giáo vụ?

Giáo vụ là vị trí nghiệp vụ không tham gia trực tiếp trong công tác giảng dạy, truyền tải kiến thức đến người học (học sinh, sinh viên, học viên) nhưng sẽ luôn sát sao mọi quy trình, hoạt động diễn ra ở trong khuôn khổ trường lớp, trong đó họ cũng giám sát kỹ việc học hành cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên.

Công tác giám sát chỉ là một phần nhỏ trong chức năng công việc của giáo vụ. Nhiệm vụ chính của họ là xây dựng kế hoạch chung cho mọi hoạt động tại trường lớp, chẳng hạn như công tác giảng dạy của giáo viên, nhiệm vụ học tập của học sinh; tổ chức các sự kiện ngoại khóa, xây dựng lịch họp; triển khai các ngày kỷ niệm, ngày lễ trong nhà trường, trung tâm giáo dục, … sao cho tất cả các hoạt động này đều diễn ra thuận lợi, an toàn.

Muốn hiểu sâu bản chất giáo vụ là gì bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin kiến thức liên quan đến nghề. viecday365 cung cấp đến bạn thông tin nghề nghiệp cơ bản về công việc giáo vụ ngay bên dưới.

2. Chức năng của giáo vụ

2.1. Nghề giáo vụ và các chức năng cơ bản

Người giáo vụ với nhiệm vụ sát sao mọi công việc diễn ra trong trường lớp cho nên họ nắm giữ vai trò cầu nối giữa nhà trường và người học. Mỗi một đơn vị giáo dục, từ trường học cho tới các trung tâm giáo dục đều có rất nhiều việc cần người giáo vụ luôn phải tham gia sắp xếp sao cho mọi thứ được tổ chức và diễn ra một cách khoa học. Nếu không có bàn tay và khối óc tính toán sắp xếp của giáo vụ thì tất cả mọi việc sẽ trở nên vô cùng rối ren, không đạt được hiệu quả theo tiêu chí mà ngành đặt ra. 

Chức năng của nhân viên giáo vụ
Chức năng của nhân viên giáo vụ

Ngoài ra, mỗi một nhân viên giáo vụ còn nắm giữ vai trò cố vấn cho nhà quản lý giáo dục. Họ trực tiếp nắm bắt lịch trình của nhà quản lý, lịch hoạt động giảng dạy của giáo viên và sẽ xây dựng, sắp xếp các lịch trình logic, hợp lý.

Để có được một lịch trình hợp lý, ngoài sự chủ động sắp xếp theo quỹ đạo vốn có, nhân viên giáo vụ còn phải thường xuyên theo dõi hoạt động, cập nhật để nắm bắt thông tin của tất cả các cán bộ nhân viên trong trường để điều chỉnh lịch trình kịp thời. 

2.2. Những chức năng chính của người giáo vụ

Chức năng chính của chuyên viên giáo vụ
Chức năng chính của chuyên viên giáo vụ

Từ bản chất nghề nghiệp giáo vụ là gì và thông tin chức năng nghề nghiệp đã được chia sẻ, chúng ta có thể nhận diện 4 chức năng chính của công việc này gồm:

Thứ nhất, nhân viên giáo vụ làm cố vấn giúp cán bộ điều hành trong việc thanh quyết toán lương đối với cán bộ tại cơ sở giáo dục. 

Thứ hai, làm vai trò cố vấn đối với hoạt động thỉnh giảng, tiếp nhận và xử lý các vấn đề của giáo viên.

Thứ ba, nêu phương án giải quyết khó khăn trong công tác giảng dạy, hỗ trợ quản lý học trò.

Thứ tư, cố vấn xây dựng kế hoạch cho hoạt động thi cử 

Qua những thông tin đã được chia sẻ trên có thể thấy vai trò, trách nhiệm và công việc cụ thể của giáo vụ là rất nhiều. Hiểu rõ hơn giáo vụ làm những công việc gì một cách cụ thể sẽ rất cần thiết để bạn không những hiểu được nghề mà còn biết trong tương lai mình cần làm những gì, liệu có phù hợp, có thể gánh vác hay không. 

Tiếp tục khám phá những điều thú vị về công việc giáo vụ qua những thông tin mà viecday365 cung cấp nhé.

3. Bảng mô tả công việc chi tiết nhất cho nghề giáo vụ

3.1. Công việc của giáo vụ là làm gì?

Không có bảng phân công nhiệm cố định cho nghề giáo vụ mà công việc cụ thể của họ sẽ định định đoạt, sắp xếp bởi người Hiệu trưởng. Cũng tùy theo cấp giáo dục, bảng nhiệm vụ chi tiết của người giáo vụ sẽ có đặc thù riêng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chung chúng ta đã tìm hiểu được.

Bạn hãy hình dung công việc của một giáo vụ qua bảng nhiệm vụ chung được phân công như sau:

- Phối hợp với giáo viên trong công tác quản lý hoạt động học tập của người học

Nhiệm vụ chính của giáo vụ
Nhiệm vụ chính của giáo vụ

- Quản lý hồ sơ, sổ sách trong nhà trường liên quan đến học sinh

- Xây dựng các kế hoạch liên quan đến trường lớp như lịch thi cử, danh sách phòng thi, số báo danh, chỗ ngồi và thông báo kết quả thi đúng kỳ.

- Xây dựng kế hoạch công tác chi tiết cho từng cán bộ giáo viên trong trường. 

- Tuyển sinh theo kế hoạch nhà trường

- Lập báo cáo định kỳ 

Với những nhiệm vụ trên, nghề nghiệp đòi hỏi người giáo vụ phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản. Chuẩn bị trước cho mình những yêu cầu dưới đây để sẵn sàng ứng tuyển, nhận nhiệm vụ nhé.

Nhân viên giáo luôn sát sao mọi vấn đề tại trường học
Nhân viên giáo luôn sát sao mọi vấn đề tại trường học

3.2. Yêu cầu cần đáp ứng cho nghề giáo vụ

Về mặt trình độ, để được tuyển dụng vào vị trí giáo vụ, ứng viên phải có chứng chỉ hành nghề đối với công tác giáo vụ trường học, đã được đào tạo, bồi dưỡng về công tác chuyên môn và một yêu cầu bắt buộc nữa liên quan đó chính là tấm bằng tốt nghiệp từ hệ cao đẳng sư phạm trở lên. 

Tuyển dụng giáo vụ - yêu cầu cần đáp ứng
Tuyển dụng giáo vụ - yêu cầu cần đáp ứng

Bên cạnh các chứng chỉ, bằng cấp này, bạn còn phải có chứng chỉ công nhận khả năng sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin.

Tiếp theo, ứng cử viên cho vị trí giáo vụ còn cần có trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 đúng chuẩn Thông tư 01 do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành.

Về mặt kỹ năng, có rất nhiều yêu cầu được đặt ra đòi hỏi một người nhân viên giáo vụ phải đáp ứng. Bạn đã có được bao nhiêu trong số đó?

- Thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng cơ bản gồm work, excel.

- Có phong thái tự tin, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp

- Luôn tỉ mỉ trong mọi công tác nhiệm vụ để theo dõi sát sao hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh.

Mọi kế hoạch hoạt động tại trường lớp dường như đều qua sự sắp xếp của giáo vụ nên bản thân họ phải có khả năng hình thành kỹ năng đa nhiệm, tư duy logic để sắp xếp mọi công việc một cách logic, giúp cho các hoạt động trong trường lớp diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả cần đạt. 

Hơn hết, giáo vụ dường như nắm mọi hoạt động diễn ra xung quanh trường lớp cho nên ngoài chức năng đa nhiệm, họ cũng phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, vừa biết sắp xếp công việc vừa có khả năng giải quyết mọi vấn đề phát sinh diễn ra xung quanh chuyện trường chuyện lớp.

Nhân viên giáo vụ được hưởng nhiều chính sách tốt
Nhân viên giáo vụ được hưởng nhiều chính sách tốt

Nghề giáo vụ tuy nhiều việc nhưng lại được khá nhiều người yêu thích. Dù được gọi với cái tên nghiệp vụ là giáo vụ nhưng bản chất, giáo vụ cũng chính là một nhà quản lý giáo dục, mọi nhiệm vụ của họ đều đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý tốt mới tổ chức, kiểm soát được. Nếu bạn nhận thấy đây là vị trí có thể đảm đương thì nhất định phải theo đuổi nhé. Để tìm việc làm giáo vụ dễ dàng bạn có thể tìm việc tại viecday365. Với sự hỗ trợ của công nghệ AI, công việc giáo vụ phù hợp nhất sẽ được gợi ý tới tài khoản ứng viên của bạn, đồng thời chúng tôi cung cấp mẫu CV phù hợp giúp bạn thuận lợi ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Nếu đã biết rõ giáo vụ là gì, bạn đã sẵn sàng để chinh phục nhà quản lý giáo dục tại ngôi trường mà mình yêu thích để được đảm đương công việc này. Đừng quên kết nối đến chúng tôi - viecday365 để nhận việc làm phù hợp và cơ hội trúng tuyển cao nhé.

 
mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2489 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT