Giải đáp shift leader là gì, bật mí công việc của shift leader
Theo dõi viecday365 tạiShift leader là vị trí không thể thiếu nếu muốn mọi hoạt động trong ca làm diễn ra hiệu quả. Vậy bạn có thắc mắc shift leader là gì và công việc cụ thể của họ ra sao không? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vị trí này.
1. Định nghĩa shift leader
Shift là ca làm, ca trực, còn leader là người trưởng nhóm, người lãnh đạo, shift leader có nghĩa là trưởng ca, người có quyền hạn quản lý, chỉ đạo, giám sát trong ca làm. Vị trí shift leader có ở những doanh nghiệp chia ca làm, như nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi, khách sạn,… Mỗi ca làm bao gồm nhiều công việc và nhiều nhân viên nên cần có một người đứng ra phụ trách đảm bảo ca làm đó diễn ra hiệu quả và thuận lợi.
Thực tế thì shift leader có thể không phải một lãnh đạo cấp cao mà có thể chỉ là một nhân viên bình thường như những người mình chỉ đạo, họ có những tố chất đặc biệt để cấp trên tin tưởng giao cho công việc điều hành ca trực. Vị trí shift leader này không phải cố định và có thể luân chuyển thường xuyên giữa các nhân viên, ngoài yếu tố con người thì còn phụ thuộc vào thời gian và địa điểm của ca trực.
Shift Leader có thể nói là một vị trí không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh và phát triển của những công ty chia ca làm, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn.
Xem thêm: Việc làm nhà hàng khách sạn
2. Các công việc của shift leader
Là người chịu trách nhiệm quản lý một ca làm, shift leader phải thực hiện khá nhiều công việc để đảm bảo ca làm diễn ra trơn tru, hiệu quả, không xảy ra sự cố hay vấn đề gì. Trong khung thời gian mà mình phụ trách, shift leader phải làm các công việc sau:
- Shift leader có trách nhiệm liệt kê các công việc cụ thể cần thực hiện trong ca làm và phân chia từng đầu mục công việc cho những nhân viên thích hợp thuộc nhóm mà mình phụ trách. Trước mỗi ca làm, shift leader đều phải kiểm tra để chắc chắn các công việc chuẩn bị đều đã hoàn thành đầy đủ, sẵn sàng cho việc đón khách.
Trong khung thời gian của ca làm, nếu có phát sinh việc gì cần điều động thêm nhân lực, shift leader có quyền hạn phân công, chỉ đạo nhân viên thực hiện các công việc trong nhóm, hoặc giúp đỡ, hỗ trợ các nhóm và bộ phận khác khi cần.
Shift leader cũng phối hợp với trưởng các nhóm, các bộ phận khác để đảm bảo hoạt động giữa các nhóm diễn ra suôn sẻ, ăn nhịp với nhau, không có xung đột mâu thuẫn xảy ra giữa các bên gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sau khi phân công xong, shift leader phải điều hành và giám sát từng nhân viên, đảm bảo họ thực hiện công việc của mình một cách nghiêm chỉnh, hiệu quả. Nếu bất cứ nhân viên nào có sai sót hay khó khăn gì, shift leader phải cập nhật tình hình ngay lập tức và đưa ra phương án giải quyết trong phạm vi quyền hạn cho phép.
Nếu doanh nghiệp có nhân viên mới, shift leader cần tham gia hướng dẫn, chỉ bảo nghiệp vụ chuyên môn cho người mới hoặc phân công người hướng dẫn trực tiếp cho họ.
- Ngoài việc đốc thúc công việc của người khác, shift leader cũng cần thực hiện nhiệm vụ của mình trong cương vị một nhân viên bình thường. Đặc biệt khi vào giờ cao điểm hoặc thiếu nhân lực, shift leader cũng phải đích thân giúp đỡ để hoàn thành công việc.
- Bên cạnh việc giám sát con người, shift leader cũng cần giám sát tình trạng của các trang thiết bị sử dụng trong ca làm, đảm bảo các trang thiết bị, máy móc dụng cụ vẫn đầy đủ số lượng, sử dụng tốt, không bị hỏng hóc trục trặc gì.
- Shift leader cần kiểm tra tình trạng nguyên vật liệu xem đã đầy đủ hay chưa, có cần xuất hay nhập kho hay không, nếu thấy chưa phù hợp shift leader có thể đề xuất với người giám sát, quản lý để tăng giảm số lượng nguyên vật liệu, đảm bảo cung ứng đủ trong quá trình diễn ra ca làm.
- Trong ca làm, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu nại, phàn nàn nào đến từ nhân viên lẫn khách hàng, shift leader có thể giải quyết xử lý trong phạm vị quyền hạn cho phép. Nếu không đủ thẩm quyền hoặc năng lực để xử lý những thắc mắc khiếu nại đó, shift leader cần kịp thời báo cáo với cấp trên để xin ý kiến, đưa ra phương án giải quyết thỏa đáng.
Xem thêm: Việc làm team leader
- Sau khi kết thúc ca làm, shift leader có trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc và báo cáo lại với cấp trên. Họ cũng có thể đánh giá tinh thần và thái độ làm việc của các nhân viên trong nhóm mình phụ trách để đề xuất khen thưởng hoặc trách phạt.
- Shift leader có nghĩa vụ làm báo cáo công việc theo định kì hàng ngày/tuần/tháng cho người quản lý, giám sát cấp trên.
- Để trở thành một người trưởng nhóm giỏi, shift leader cần phải tham gia các khóa đào tạo tập huấn để nâng cao kiến thức về doanh nghiệp, kỹ năng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý của mình.
- Ngoài những công việc và nhiệm vụ nêu trên, shift leader có thể phải thực hiện nhưng công việc khác theo như yêu cầu và phân công từ lãnh đạo cấp trên.
3. Tố chất cần có của một shift leader
Để đảm bảo có thể đảm đương được một công việc không hề dễ dàng như vậy, người làm trưởng ca cần có những tố chất sau đây:
- Sự cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ tính trong công việc, không bỏ qua bất cứ sơ sót nào.
- Đức tính kỷ luật nghiêm túc, thực hiện đúng nội quy quy định của doanh nghiệp.
Xem thêm: CV Team Leader – Con tàu chở những người lãnh đạo tương lai
- Tài năng lãnh đạo, quản lý để có thể điều hành công việc trơn tru và khiến người khác tin phục.
- Tác phong nghiêm chỉnh, dứt khoát, nhanh nhẹn, tạo uy thế và ấn tượng đáng tin cậy với các nhân việc trong nhóm.
- Thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu các khâu, các quy trình hoạt động trong ca làm được phân công cũng như nắm được ưu nhược điểm của mỗi nhân viên trong nhóm.
- Khả năng ứng biến linh hoạt với mọi tình huống, biết đưa ra hướng giải quyết phù hợp và kịp thời trong trường hợp phát sinh vấn đề.
- Bạn có sức khỏe tốt và tinh thần vững vàng, biết cách kiểm soát căng thẳng và lo lắng, vì công việc trong ca rất bận rộn, đồng thời cần theo dõi chặt chẽ tiến độ của đồng đội khác.
Xem thêm: Tìm hiểu toàn diện và tỉ mỉ về công việc của nhân viên bán hàng
4. Lương thưởng và đãi ngộ của shift leader
Tùy thuộc vào quy mô công ty, tính chất ngành nghề công việc và năng lực kinh nghiệm của bản thân mà người trưởng ca có thể được hưởng mức lương khác nhau. Hiện nay mức lương cơ bản phổ biến cho vị trí shift leader dao động từ khoảng 7 – 18 triệu đồng/tháng, một vài công việc yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn cao thậm chí còn đưa ra mức lương hấp dẫn từ 25 – 40 triệu đồng.
Ngoài mức lương cơ bản này, vị trí shift leader còn được hưởng đầy đủ chế độ đãi ngộ theo như quy định của Luật Lao Động và cả những khoản trợ cấp, phụ cấp, phí dịch vụ, tiền tips từ doanh nghiệp và khách hàng. Vậy nên thu nhập thực tế hàng tháng của shift leader cao hơn con số trên nhiều và có thể nói là một mức thu nhập hết sức hấp dẫn, không lạ gì khi đây là công việc mà nhiều người mơ ước.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã nắm được shift leader là gì và những công việc cụ thể mà vị trí này phải đảm nhận. Đây quả là một công việc vô cùng hấp dẫn song cũng không hề dễ dàng chút nào. Chúc bạn thành công ứng tuyển vào vị trí shift leader mà mình mong muốn!
1917 0