Physical therapist là gì? Thông tin giải đáp về ngành nghề này.

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuyên nghe đến chủ đề physical therapist là gì, công việc này liên quan đến những hoạt động gì trong việc chữa trị các loại bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của con người. Tất cả những thông tin chi tiết về ngành nghề physical therapist mới lạ này sẽ được chia sẻ tại bài viết dưới đây cùng một số những gợi ý, định hướng nếu bạn muốn theo đuổi công việc này.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cv xin việc đơn giản

1.  Giới thiệu về physical therapist và chuyên ngành vật lý trị liệu

1.1. Physical therapist là gì?

Physical therapist là một thuật ngữ tiếng Anh trong ngành y khoa, để chỉ những người có chuyên môn trong việc vận dụng các phương pháp vật lý để chữa trị và tăng cường sức khỏe của bệnh nhân. Nói theo một cách khác, physical therapist là những người có chuyên môn về các physical therapy hay chuyên ngành vật lý trị liệu. Đây là một chuyên ngành khá mới so với bề dày lịch sử của ngành y khoa thế giới, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật chuyên biệt để hồi phục các chức năng cơ thể cho bệnh nhân mà không phải dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Định nghĩa physical therapist.
Định nghĩa physical therapist.

Trong tiếng Việt, physical therapist còn được nhiều người gọi với cái tên bác sĩ vật lý trị liệu, tuy nhiên, cách gọi này chưa thực sự chính xác với những công việc của một physical therapist. Ở đây, chúng ta có thể tạm thời gọi ngành nghề này là chuyên viên vật lý trị liệu, bởi vì, những yêu cầu đối với ngành nghề này không cao đến mức của một bác sĩ. Chuyên viên vật lý trị liệu có thể là bác sĩ, hoặc không. Một chuyên viên vật lý trị liệu chỉ làm đúng những chức năng chẩn đoán, hỗ trợ, theo dõi, hướng dẫn bệnh nhân đi theo đúng lộ trình vật lý trị liệu chứ tuyệt nhiên không được kê đơn thuốc hay bất cứ hoạt động nào liên quan đến đặc trị bằng hóa chất, dược phẩm.

Chuyên viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Chuyên viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Xem thêm: Mô tả công việc Bác sĩ vật lý trị liệu đầy đủ và chi tiết nhất

1.2. Bước tiến mới ngành y – physical therapy

Physical therapy, vật lý trị liệu, là lĩnh vực làm việc của một physical therapist. Đây là một trong những bước tiến phát triển quan trọng của y học thời kỳ hiện đại khi tiến hành các khung chương trình chữa trị bao gồm các biện pháp y học, giáo dục, xã hội và hướng nghiệp để kích thích những tiềm năng ẩn sâu trong cơ thể bệnh nhâ, giúp họ có thể mau chóng hồi phục lại những chức năng khỏe mạnh cho cơ thể.

Nhìn chung, phương pháp vật lý trị liệu có thể miêu tả thành 3 nhóm chính: sử dụng các tác nhân vật lý như quang, nhiệt, điện, siêu âm, sóng từ và oxy cao áp; phương pháp tác động bằng cơ động học và vận động trị liệu phục hồi. Đây cũng là những hoạt động liên quan đến công việc của một physical therapist, chuyên viên vật lý trị liệu.

Physical therapy là gì?
Physical therapy là gì?

Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng

2. Hoạt động công việc của physical therapist

2.1. Xây dựng phương án trị liệu

Công việc của một chuyên viên vật lý trị liệu luôn luôn liên quan đến việc xây dựng phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất với tình trạng và khả năng của mỗi bệnh nhân. Trong trường hợp physical therapist là một bác sĩ thì tất cả những yếu tố liên quan đến quá trình chữa bệnh và phục hồi chức năng đều có thể do một mình người này quyết định. Tuy nhiên, nếu như một chuyên viên phục hồi chức năng tiếp nhận một bệnh nhân mới và có rất ít thông tin về họ thì công việc của một physical therapist lúc này là thảo luận, họp bàn với các bác sĩ chữa trị để đưa ra phác đồ vật lý trị liệu có hiệu quả và phù hợp nhất.

công việc của physical therapist.
Công việc của physical therapist.

2.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi quá trình điều trị

Sau khi đã đưa ra các phác đồ điều trị, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ bắt đầu hướng dẫn bệnh nhân thực hiện theo những quy chuẩn mà họ đã đề ra. Họ có thể sẽ là những người trực tiếp thực hiện các động tác như xoa bóp, nắn chỉnh, kéo giãn hay sử dụng những máy móc y tế để chữa trị cho người bệnh. Với những bài tập vận động, physical therapist là người theo dõi và hướng dẫn những động tác, tư thế chuẩn để tránh những tổn thương ngoài ý muốn và đảm bảo hiệu quả chữa trị.

Xem thêm: Occupational therapy là gì? Sự thăng hoa đầy hứa hẹn của ngành OT

2.3. Tư vấn cho bệnh nhân

Trên chặng đường chữa trị, bệnh nhân luôn luôn là người phải chịu rất nhiều nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhiệm vụ của một chuyên viên vật lý trị liệu phải luôn thấu hiểu những vấn đề của người bệnh để đưa ra những tư vấn có ích cho quá trình phục hồi. Đôi khi, họ còn đảm nhiệm vai trò là chỗ dựa tâm lý, tạo ra động lực và tinh thần tích cực tập luyện chữa trị cho bệnh nhân.

Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

3. Yêu cầu để trở thành physical therapist

Mặc dù vật lý trị liệu trông có vẻ chỉ là những động tác, bài tập rất đơn giản cùng với những phương pháp chữa bệnh tưởng như vô thường vô phạt nhưng lại mang đến cho người bệnh những kết quả ngoài mong đợi. Đó là vì tất cả các chuyên viên vật lý trị liệu đều phải học qua trường lớp chuyên môn vật lý trị liệu, có bằng cấp và có giấy phép hành nghề, những yêu cầu cao không kém gì bác sĩ.

Ngoài ra kinh nghiệm cũng là một yêu cầu để trở thành một physical therapist, việc tiếp xúc với người bệnh và các làm việc với họ ra sao cũng khiến phác đồ của họ trở nên hiệu quả hơn. Những chuyên viên dày dạn kinh nghiệm sẽ biết cách để kết hợp mọi thứ đơn giản trong cuộc sống để chữa lành mọi thương tổn, đau đỡn cho bệnh nhân của mình.

Yêu cầu để trở thành chuyên viên vật lý trị liệu.
Yêu cầu để trở thành chuyên viên vật lý trị liệu.

4. Mức lương của một physical therapist

Mức lương trong ngành y dược thường được ghi nhận là mức nằm trong top các ngành nghề. Đối với chuyên viên vật lý trị liệu, một tháng, họ sẽ nhận được khoảng 10 – 15 triệu đồng. Ngoài ra, đối với các công việc làm thêm tại nhà, ngoài giờ, mức đãi ngộ có thể tăng thêm nhiều hơn nữa bên cạnh các quyền lợi như bảo hiểm xã hội, các ưu đãi về dịch vụ trong bệnh viện, những khoản trợ cấp,...

5. Có thể học chuyên ngành physical therapy ở đâu?

Được giới y khoa công nhận là một trong những phương pháp điều trị “thần kỳ” nhất, thế nhưng số lượng sinh viên theo đuổi chuyên ngành vật lý trị liệu hiện nay vẫn khá ít ỏi. Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam, các bạn có thể tìm kiếm cơ hội học tập ngành vật lý trị liệu tốt nhất trong các ngôi trường danh tiếng sau: trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học quốc tế Hồng Bàng, đại học Y Hà Nội, cao đẳng y dược Sài Gòn,...

Điểm danh các trường đào tạo physical therapy.
Điểm danh các trường đào tạo physical therapy.

Đây là những môi trường có chương trình đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu rất tốt và chuyên nghiệp. Ở đây, sinh viên sẽ được trải nghiệm và dành phần lớn thời gian học kèm theo các hoạt động thực tập. Cơ sở vật chất của các trường cũng rất đầy đủ và chất lượng giúp nâng cao kỹ năng thực tế của sinh viên và có thể áp dụng ngay sau khi ra trường.

Là chuyên ngành thuộc khối ngành y, dược nên điểm chuẩn của vật lý trị liệu, physical therapy cũng khá cao. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi công việc này trong tường lai thì việc học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện sức khỏe của bản thân là vô cùng cần thiết ngay từ lúc này.

Lựa chọn chuyên ngành vật lý trị liệu.
Lựa chọn chuyên ngành vật lý trị liệu.

Việc ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn các phương pháp điều trị vật lý khiến cho cơ hội phát triển của ngành nghề này trong tương lai là vô cùng lớn. Các nhà khoa học dự đoán nhu cầu cho physical therapist trong những năm tới sẽ còn cao hơn nữa vì những thành tựu và giá trị của vật lý trị liệu đem lại cho người bệnh.

Với những chia sẻ trong bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã không còn thắc mắc physical therapist là gì và hiểu thêm về công việc của các chuyên viên làm vật lý trị liệu, đồng thời cũng có các thông tin định hướng về chuyên ngành này để xem xét cho việc làm trong tương lai.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2335 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT