Compliance audit là gì? Dân kiểm toán nhất định phải biết

Theo dõi viecday365 tại
Lê Minh Phượng tác giả viecday365.com Tác giả: Lê Minh Phượng
Compliance audit là gì? Dân kiểm toán nhất định phải biết
Compliance audit là gì? Dân kiểm toán nhất định phải biết

giọng nói

Giọng nam miền Nam

Kiên

Giọng nữ miễn Bắc

Phương Anh

Miền Nam

Miền Trung

Giọng nam miền Bắc

Compliance audit là thuật ngữ chuyên ngành kế toán - kiểm toán. Vậy bạn có biết compliance audit là gì? Tìm hiểu rõ kiến thức đằng sau khái niệm compliance audit cùng viecday365 nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Compliance audit là gì?

Compliance audit là thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành kế toán - kiểm toán được hiểu là kiểm toán tuân thủ. 

Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán tuân thủ chính là một loại hình có chức năng kiểm soát các đơn vị kiểm toán để xem đơn vị đó có thực hiện đúng tuân thủ đúng quy định pháp luật do cơ quan thẩm quyền đặt ra hay không. 

Thực hiện kiểm toán tuân thủ dựa trên những hoạt động, giao dịch và thông tin dựa trên những vấn đề quan trọng áp dụng cho đơn vị cụ thể được kiểm toán. Như vậy những quy định kiểm toán sẽ lấy các tiêu chí sau để làm thước đo cho hoạt động kiểm toán tuân thủ: văn bản hướng dẫn, văn bản luật, quy chế, quy định, chính sách.

Compliance là gì
Compliance là gì?

Nếu bộ tiêu chí trên vẫn chưa hoàn thiện thì việc kiểm toán tuân thủ sẽ dựa vào đâu cũng là vấn đề mà những người thực hiện hoặc có liên quan phải biết. Đơn vị kiểm toán sẽ dựa vào nguyên tắc chung trong công tác quản trị doanh nghiệp theo xu thế lành mạnh cũng như sự ứng xử của những người cán bộ trong đơn vị.

Hai ví dụ dưới đây thể hiện rõ loại hình kiểm toán tuân thủ:

- Đánh giá nhà máy nhiệt điện về vấn đề tuân thủ việc bảo vệ môi trường và có báo cáo đầy đủ, rõ ràng về vấn đề tuân thủ đó hay không?

- Thẩm tra hình thức mua sắm hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp nhà nước có tuân thủ đúng Luật Đấu thầu không.

2. Đối tượng của kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ được triển khai trên 2 nhóm đối tượng chính: một là kiểm toán nhà nước, hai là kiểm toán độc lập.

Kiểm toán tuân thủ hướng tới hai đối tượng chính
Kiểm toán tuân thủ hướng tới hai đối tượng chính

Trong đó thực hiện kiểm toán nhà nước được triển khai trên các đối tượng là các cơ quan nhà nước, quản lý tài sản công. Kiểm toán độc lập thực hiện trên những đối tượng còn lại.

3. Mục tiêu của Compliance audit là gì?

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ được xác định dựa trên từng đối tượng. Có nghĩa là đối tượng khác nhau thì các mục tiêu cũng sẽ có những khác biệt. Nhưng mục tiêu to lớn cuối cùng dù bất kể đối tượng là ai trong kiểm toán tuân thủ đó cũng là nhận được ý kiến của các kiểm toán viên về mức độ tuân thủ những quy định đã đặt ra trong mọi hoạt động, mọi giao dịch và trong chính thông tin của doanh nghiệp 

Dựa vào kiến thức đã được chia sẻ về Compliance audit là gì nêu trên, trong bộ tiêu chí đánh giá việc kiểm toán tuân thủ đã đưa ra các tiêu chí chính thức và được quy định trong bản Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ song ở mỗi trường hợp thực tế phát sinh ra bộ quy tắc chuẩn không thể vận dụng hết mà sẽ có những trường hợp ngoài lề chưa được bổ sung trong luật hoặc chưa có văn bản hướng dẫn trước đó thì kiểm toán viên có thể linh hoạt dựa trên các tiêu chí phù hợp, điển hình như kiểm tra việc doanh nghiệp đã tuân thủ quy tắc quản lý tài chính nội bộ hay kiểm tra về việc ứng xử trong nội bộ văn hóa công ty.

Mục tiêu quan trọng của kiểm toán tuân thủ
Mục tiêu quan trọng của kiểm toán tuân thủ

Khi thực hiện hoạt động kiểm toán tuân thủ ở lĩnh vực công, cán bộ chuyên trách cũng phải xác định rõ trọng tâm của hoạt động chính là nhằm về tính tuân thủ.

Người làm nhiệm vụ kiểm toán sẽ thu thập mọi dữ liệu, cơ sở để phục vụ cho hai mục đích:

- Nếu kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán tài chính thì mục tiêu cần đạt được là kiểm tra được mức độ tuân thủ của pháp luật cùng với các quy định trong các giao dịch, hoạt động và trong thông tin tài chính. 

- Nếu kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động thì mục tiêu sẽ là xem doanh nghiệp có đáp ứng các nguyên tắc chung trên các phương diện quản trị tài chính lành mạnh, tính hiệu quả, hiệu lực, tính kinh tế trong các giao dịch, hoạt động hay không. 

Dựa vào hiểu biết khái niệm compliance audit là gì, điểm mà chúng ta ấn tượng nhất trong hoạt động kiểm toán tuân thủ chính là những nguyên tắc áp dụng. viecday365 biết rằng chính bạn cũng đang tò mò về những nguyên tắc đó. viecday365 sẽ giúp bạn vạch rõ những nguyên tắc quan trọng trong kiểm toán tuân thủ. 

4. Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

Những nguyên tắc quan trọng trong kiểm toán tuân thủ
Những nguyên tắc quan trọng trong kiểm toán tuân thủ

Trong hoạt động kiểm toán tuân thủ có 6 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:

Nguyên tắc

Nội dung nguyên tắc

Chuyên môn hóa

Kiểm toán viên cần phải sử dụng tất cả kỹ năng phục vụ cho công việc ở mức cao nhất

Chuyên nghiệp hóa

Thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Thể hiện qua kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng được bộc lộ trong quá trình kiểm toán và thái độ khi thực hiện nhiệm vụ.

Tinh thần trách nhiệm

Kiểm toán viên sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với kết quả kiểm toán

Đạo đức nghề nghiệp

Tuân thủ đúng, đủ bộ quy tắc quy định về đạo đức nghề nghiệp trong đó gồm năng lực chuyên môn, sự bảo mật, sự khách quan, độc lập, chính trực. 

Quản trị rủi ro

Luôn kiểm soát được rủi ro kiểm toán để giảm thiểu tối đa những nguy cơ, hậu quả. 

Tính trọng yếu

Được xác định thông qua định tính hoặc giá trị tiền tệ và các yếu tố phi tài chính. Kiểm toán viên phải kiểm tra xem đâu là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của đơn vị.

Văn bản

Kiểm toán phải lập văn bản nội dung về toàn bộ những vấn đề về kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán

Thu thập đầy đủ các chứng từ, bằng chứng để làm dẫn chứng xác đáng chứng minh tính đúng đắn của kết luận kiểm toán.

5. Một số vấn đề cần lưu ý trong hoạt động kiểm toán tuân thủ

Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm Compliance audit là gì thì một kiểm toán viên phải mở rộng thêm kiến thức xoay quanh hoạt động kiểm toán tuân thủ để đảm bảo tính pháp luật nghiêm ngặt. Dưới đây chính là những thông tin cần biết.

5.1. Những vấn đề cần được kiểm toán

* Kiểm toán hoạt động mua sắm và hợp đồng mua sắm

Kiểm toán viên cần đánh giá xem doanh nghiệp đấu thầu đã thực hiện tuân thủ quy định về luật Nhà nước liên quan và luật doanh nghiệp ban hành chưa. Đồng thời đánh giá được tính độc lập tài chính, nhà cung cấp để đi đến ký kết hợp đồng.

* Kiểm toán thuế

Cần đánh giá được tính tuân thủ của đơn vị được kiểm toán trọng việc việc nộp thuế, hoàn thuế để hạch toán đúng.

* Kiểm toán về lương

Kiểm toán doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định về việc trả lương, phúc lợi cho nhân viên 

* Hiệu năng sản xuất

Có 3 tiêu chí để đánh giá về hiệu năng của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp đó là:

+ Sự tuân thủ sử dụng nhiên liệu, năng lượng theo định mức chung

+ Sự tuân thủ thông lệ chung khi đóng cửa nhà máy

+ Sự tuân thủ đúng quy định pháp luật về công suất thiết kế

+ Sự tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường khi vận hành nhà máy.

5.2. Những tiêu chí đánh giá đối với kết quả kiểm toán và chứng cứ thu thập

Chứng cứ kèm kết quả kiểm toán tuân thủ sẽ được xem xét dựa vào các tiêu chí dưới đây. Các chuyên gia ở lĩnh vực này đã nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính minh bạch, xác thực của chứng cứ cùng kết quả kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên và các đơn vị liên quan hoàn toàn có thể yên tâm dựa vào đó nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc. 

Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm toán tuân thủ
Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm toán tuân thủ

Kể từ thời điểm mới bước vào nghề kiểm toán, bạn hãy cập nhật ngay những tiêu chí đánh giá này nhé.

- Tính phù hợp: việc kiểm toán phải phù hợp với những yêu cầu về mặt quản trị, tạo được những giá trị và ý nghĩa thiết thực phục vụ cho hoạt động quản trị.

- Tính hoàn chỉnh: Kiểm toán tuân thủ tạo ra kết quả đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đã được đưa ra, không làm sót bất kỳ nội dung nào.

- Tính tin cậy: phải dựa vào các bằng chứng xác đáng, có độ tin cậy lớn và đầy sức thuyết phục để kết quả kết quả kiểm toán.

- Tính dễ hiểu: kết quả nêu rõ ràng, dễ hiểu, rành mạch

- Chấp thuận: kết quả được đồng thuận bởi toàn bộ các bên liên quan.

6. Tìm việc kiểm toán tại viecday365 nhanh chóng, hiệu quả

Là một thị trường tuyển dụng online lớn, viecday365 luôn tạo ra nhiều cơ hội tốt việc làm tốt cho tất cả ứng viên đáp ứng mọi nhu cầu tìm việc. Với một ngành nghề phổ biến như kiểm toán lại càng dễ có được những thông việc làm mới nhất thường xuyên. 

Tìm việc làm kiểm toán
Tìm việc làm kiểm toán

Hiện nay website còn ứng dụng công nghệ AI trong việc hỗ trợ ứng viên tìm việc càng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những việc làm kiểm toán phù hợp với thông tin đăng ký và nhu cầu của bạn sẽ được gợi ý ưu tiên, qua đó giúp bạn không phải mất nhiều thời gian cho khâu sàng lọc việc làm mà vẫn có được việc ưng ý và phù hợp nhất.

Nói chung, nếu hành nghề kiểm toán, bạn hãy nắm bắt đầy đủ các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ bao gồm sự hiểu biết đầy đủ khái niệm compliance audit là gì và toàn bộ kiến thức cơ bản mà viecday365 đã nêu trên. Nếu tìm việc làm kế toán thì lời khuyên chất lượng nhất dành cho bạn chính là đăng ký trở thành thành viên của viecday365 ngay vì tại đây cơ hội dành cho bạn là rất lớn. Trở thành thành viên của viecday365 ngay hôm nay.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem963 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT