Những điều bạn cần giải mã về DOC trong xuất nhập khẩu là gì?
Tác giả: Quỳnh Trang
Xuất nhập khẩu hàng hóa là một trong những hoạt động trọng yếu của nền kinh tế ở tất cả các quốc gia. Đây là hoạt động thể hiện sự trao đổi, mua bán và giao lưu về mặt kinh tế của các nước với nhau. Nếu quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu thì có lẽ bạn cũng đã từng nghe tới khái niệm DOC trong xuất nhập khẩu là gì rồi phải không? Vậy bạn đã biết nghĩa cụ thể và những vấn đề liên quan của chủ đề này chưa? Nếu vẫn chưa hiểu rõ cụm từ này thì hãy đọc bài viết này để tìm đáp án cho mình nhé.
1. Giáp đáp sơ lược về DOC trong xuất nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu là hình thức đưa sản phẩm của mình sang kinh doanh bên nước ngoài và thu lợi nhuận từ việc kinh doanh bên nước bạn, còn nhập khẩu là hình thức đưa sản phẩm, hàng hóa của đất nước khác vào nước mình nhằm tạo nên sự đa dạng hàng hóa trong kinh doanh. Nói tóm lại xuất nhập khẩu là 2 hình thức thuộc về kinh tế nhằm giúp thúc đẩy hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa của các đất nước với nhau. Không chỉ là lĩnh vực của kinh tế mà đây còn là một ngành nghề cực kỳ thu hút nguồn nhân lực trong những năm gần đây bởi sự hội nhập hóa cao và những người làm trong lĩnh vực này lương cũng không hề thấp.
DOC trong xuất nhập khẩu và cụm từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Documentation fee hay có tên gọi khác nữa của nó là Bill of Landing fee có nghĩa dịch đơn giản là chứng từ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Đây là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng để tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra bình thường
Loại giấy tờ này thường được sử dụng nhiều trong đối với những hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không để xác nhận các nội dung quan trọng của hàng hóa đó như người gửi, người nhận, số lượng hàng…
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về doc trong xuất nhập khẩu, sau đây cùng viecday365.com đi vào phần tiếp theo của bài viết này để tìm hiểu nội dung và chi phí của nó cụ thể như thế nào nhé.
Xem thêm: Tìm hiểu về xuất nhập khẩu trực tiếp là gì? Ưu và nhược điểm
2. DOC trong xuất nhập khẩu bao gồm những gì và chi phí này do bên nào trả?
Với các chứng từ trong xuất nhập khẩu thì không phải hàng hóa nào cũng giống nhau mà phải tùy loại, tùy khối lượng để xác định nội dung ghi trên chứng từ.
Ví dụ rất điển hình về hoạt động ký kết các loại doc trong xuất nhập khẩu sẽ là những bước sau:
Bước 1: Trong quá trình giao dịch hàng hóa đầu tiên hai bên doanh nghiệp ở hai công ty sẽ thảo luận với nhau về các loại hợp đồng, hóa đơn
Bước 2: Khi đã hoàn thành các thỏa thuận giữa 2 bên thì bên doanh nghiệp bán hàng sẽ soạn thảo nội dung về lô hàng bán và giá bán được ghi trong Hóa đơn chiếu lệ
Bước 3: Rồi tiếp theo doanh nghiệp mua sẽ tạo đơn đặt hàng để cho doanh nghiệp bán chuẩn bị và đóng hàng theo thỏa thuận
Bước 4: Vào ngày giao hàng, bên bán sẽ gửi hàng hóa cho bên mua thông qua đường biển hoặc hàng không và phải kèm theo hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói, ngoài ra cũng cần bên doanh nghiệp bán chuẩn bị một vài giấy tờ khác liên quan nữa thế là doanh nghiệp mua có thể nhận hàng và thanh toán
Đối với DOC trong xuất nhập khẩu, các giấy tờ cần thiết sẽ do bên tàu hay máy bay nhận để giao cho bên nhận hàng và thu tiền và các chứng từ này sẽ bao gồm những chi phí phải trả như sau: phí chuyển chứng từ, phí chỉnh sửa hóa đơn (nếu sai), phí điện hàng hóa.
Một lưu ý bạn cần nhớ đó là đối với xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển thì bắt buộc phải có chứng từ DOC nếu không hàng hóa sẽ không thể vận chuyển và tạo ra lợi nhuận kinh tế cho bên mua
Ví dụ thực tế có thể nhận thấy đối với những sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu từ bên nội địa Trung trước khi vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam hàng hóa đó phải được vận chuyển qua đường biển và phải luôn kèm mã vận đơn để khi tới cửa khẩu Việt Nam có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì hàng hóa mới được thông qua và đi vào nước ta.
Hoạt động xuất nhập khẩu ngày này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao và sự hội nhập hóa gia tăng nên hàng hóa ở Việt Nam đa phần được nhập khẩu chủ yếu tại Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Hàn…Và ở Việt Nam cũng có một số sản phẩm đủ tiêu chuẩn và đã được xuất khẩu sang nước ngoài như vải thiều, cà phê…
3. Sự khác biệt của DOC trong xuất nhập khẩu và D/O trong xuất nhập khẩu là gì?
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai cụm từ DOC và D/O trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và họ nghĩ rằng chúng là như nhau. Nhưng nếu học về chuyên ngành này chắc hẳn nhiều bạn cũng biết hai cụm từ này từ được dùng trong cùng một lĩnh vực nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Và sau đây sẽ là những điểm khác biệt của hai cụm từ này mà mọi người nên biết để có thể phân biệt rõ hơn cụ thể đó là:
D/O là từ tiếng anh viết tắt của cụm Delivery order fee là khoản phí mà tàu vận chuyển hàng hóa quy định phải đóng trước khi họ xuất lệnh giao hàng và tiếp theo doanh nghiệp nhận hàng phải cầm tờ lệnh này trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và khi nhận được sự đồng thuận mới có quyền đưa hàng về kho và chuyển hàng tới tay khách hàng của mình
Xem thêm: Phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì? Một số vấn đề cần biết
4. Những khoản phí khác ngoài doc trong xuất nhập khẩu hiện nay
Bên cạnh DOC trong xuất khẩu hàng hóa mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên thì trong lĩnh vực này còn rất nhiều các khoản chi phí khác có lẽ nhiều người vẫn chưa biết đó là:
- THC fee
Đây là phí được gọi chung là gỡ hàng lên cảng được hiểu đơn giản là hình thức vận chuyển hàng từ container hay tàu lên đất liền phí này sẽ phải bao gồm chi phí thuê nhân công chuyển hàng, phí đã ở bãi...
- CFS fee
Đây là chi phí để vận chuyển hàng đến kho hàng cho bên quản lý kho để họ phân loại và tiến hàng thuê hoặc điều động nhân lực vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng của doanh nghiệp
- DEM hoặc DET
Đây là khoản chi phí mà chủ cảng sẽ thu khi hàng hóa của doanh nghiệp để ở cảng trong thời gian cho phép và nếu quá khoảng thời gian này chi phí ấy sẽ phải tăng thêm
Trên đây là tất cả các loại chi phí cần thiết trong quá trình vận chuyển của hàng hóa quốc tế. Hiểu được các khoản chi phí này thì chắc hẳn nhiều chị em sẽ không còn than phí vận chuyển hàng quốc tế đắt nữa phải không? Tuy nhiên nếu muốn đặt hàng quốc tế giá rẻ bạn cũng có thể cân nhắc với hàng trên Shopee, Lazada… nhưng giao hàng giá rẻ thì cũng phải chấp nhận thời gian nhận hàng lâu hơn thường rơi vào khoảng 2-3 tuần mới nhận được. Còn với những hàng hóa quốc tế đặt qua trung gian hay trên các trang nước ngoài thì ngoài những mức phí như trên khách hàng còn phải chịu tiền cân, tiền vận chuyển giá cao.
Bài viết trên của viecday365.com mong rằng đã giúp bạn hiểu DOC trong xuất nhập khẩu là gì? Với những thông tin nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này rồi phải không? Hãy đón đọc những bài viết khác về những chủ đề khác của chúng mình nhé.