Cán bộ chuyên trách là gì? Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm những ai?
Tác giả: Hoàng Châu Lâm 13-09-2024
Bạn đã từng nghe qua cán bộ chuyên trách hay chưa? Cán bộ chuyên trách là gì? Sự khác nhau giữa cán bộ chuyên trách và không chuyên trách ra sao? Làm sao để trở thành cán bộ chuyên trách tại địa phương? Cùng viecday365.com tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cán bộ chuyên trách là gì?
Cán bộ chuyên trách là những người làm việc tại các địa điểm cố định với một chức danh rõ ràng, nhất định. Cán bộ chuyên trách có trách nhiệm với những công việc của mình và có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao.
Cán bộ chuyên trách sẽ thực hiện công việc tại các phòng ban, đoàn thể, đoàn thanh niên, cán bộ cấp xã,... chuyên đảm nhận một công việc cụ thể nào đó. Ví dụ: Nếu bạn là nhân viên bán hàng, bạn sẽ chuyên trách trong việc đảm nhận các nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu và tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Chính vì vậy, nhân viên chuyên trách sẽ chuyên đảm nhận những công việc cụ thể, nhất định và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cũng như chịu trách nhiệm với những công việc của mình.
Các cán bộ chuyên trách sẽ được phân loại theo 3 cấp bậc, theo xã, phường và thị trấn. Cụ thể, loại 1 tối đa 23 người, loại 2 tối đa 21 người, loại 3 tối đa 19 người. Cán bộ chuyên trách sẽ được hưởng lương theo bảng lương đề ra, tùy theo chuyên môn và nghiệp vụ.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về cán bộ không chuyên trách là gì?
2. Một số thông tin bạn cần biết về cán bộ chuyên trách cấp xã
Sau khi đã biết được khái niệm về cán bộ chuyên trách, liệu bạn có thắc mắc cán bộ chuyên trách tại cấp xã bao gồm những ai? Liệu cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách có khác nhau hay không? Tìm hiểu phần dưới đây cùng viecday365 để có câu trả lời nhé!
2.1. Cán bộ chuyên trách tại xã gồm có chức vụ nào?
Cán bộ chuyên trách tại xã sẽ đảm nhiệm chức vụ cụ thể và cố định trong xã ở địa phương, bao gồm:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam).
2.2. So sánh cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách
Về cơ bản, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách đã khác nhau chính tên gọi, cán bộ chuyên trách là những người chuyên phụ trách một công việc cụ thể và nhất định, còn cán bộ không chuyên trách là những không đảm nhiệm một công việc cụ thể mà kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách còn khác nhau ở khái niệm, số lượng người, chức danh và quyền lợi.
2.2.1. Khác nhau ở khái niệm
Cán bộ chuyên trách là những người đảm nhiệm một chức vụ cụ thể tại xã, phường, có trách nhiệm với công việc của mình. Ngược lại với cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách sẽ được phê chuẩn, đảm nhiệm để kiêm nhiệm nhiều công việc, vai trò và nhiệm vụ.
Chẳng hạn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam muốn đứng ra tổ chức và biểu dương những phụ nữ có công với Nhà nước và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để thực hiện điều này, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cần lên danh sách và rà soát những người thực sự xuất sắc, kết hợp với các bộ phận khác như Chủ tịch Hội Phụ nữ tại xã hay phường để dễ dàng và nhanh chóng tìm được những gương mặt sáng giá. Khi đó, cán bộ chuyên trách là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, và cán bộ không chuyên là Chủ tịch Hội Phụ nữ tại các xã, phường.
2.2.2. Khác nhau về số lượng người
Cán bộ chuyên trách tại xã, phường sẽ được bố trí nhiều hơn các cán bộ không chuyên trách.
Trong đó, cán bộ chuyên trách chia làm 3 loại. Loại 1 tối đa 23 cán bộ, loại 2 tối đa 21 cán bộ, loại 3 tối đa 19 cán bộ.
Cán bộ không chuyên trách cũng chia làm 3 loại. Loại 1 tối đa 14 người, loại 2 tối đa 12 người và loại 3 tối đa 10 người.
2.2.3. Khác nhau về chức danh, chức vụ
Như đã nói, cán bộ chuyên trách gồm có những chức vụ kể trên. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách tại xã còn có chức vụ như: Chỉ huy quân sự, công an viên, trưởng công an xã, văn phòng thống kê, tài chính và kế toán xã, tư pháp hộ tịch xã, văn hóa xã hội,...
Cán bộ không chuyên trách sẽ có các chức vụ như: Văn phòng Đảng ủy, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội người cao tuổi, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự,...
2.2.4. Khác nhau về quyền lợi
Cả cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách đều cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn là cán bộ chuyên trách, bạn sẽ được hưởng thêm chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp, điều mà cán bộ không chuyên trách không có.
Cán bộ chuyên trách sẽ được hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đã có sẵn. Còn cán bộ không chuyên trách sẽ không có bậc lương cụ thể, họ chỉ được hưởng một số phụ cấp và bảo hiểm y tế.
Cán bộ chuyên trách sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của nhà nước, cán bộ không chuyên trách sẽ được hưởng hưu trí khi đóng bảo hiểm xã hội 15 năm liên tục.
Xem thêm: Tìm hiểu công chức loại C là gì, lương của công chức loại C
3. Điều kiện trở thành cán bộ chuyên trách tại địa phương
Nếu bạn đang muốn cống hiến sức mình vào các chức vụ Nhà nước và muốn làm cán bộ chuyên trách, bạn cần có các điều kiện cơ bản dưới đây:
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.
- Bạn cần có kiến thức và hiểu biết về các lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước, lý luận về Đảng, nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước.
- Bạn đủ tự tin và có khả năng lãnh đạo, vận động các tổ chức, người dân ở xã, phương thực hiện đúng chủ trương do Đảng và Nhà nước đề ra.
- Bạn cần có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của chức vụ mà bạn ứng tuyển. Đặc biệt, trình độ học vấn của bạn cần từ cấp Trung học phổ thông trở lên và có chứng chỉ tin phòng văn học từ A trở lên.
Như vậy, bạn có thể thấy, không quá khó khăn để trở thành cán bộ chuyên trách cấp xã đúng không nào? Chỉ cần bạn đáp ứng được các điều kiện trên là bạn có thể sẵn sàng ứng tuyển vào vị trí cán bộ chuyên trách tại địa phương.
Qua bài viết này, bạn đã biết được khái niệm “Cán bộ chuyên trách là gì?” và biết được sự khác nhau giữa cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Nếu bạn muốn cống hiến hết mình cho Nhà nước và trở thành cán bộ chuyên trách, bạn cần có các điều kiện kể trên và chuẩn bị cho mình những kiến thức về chuyên môn cũng như nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Chúc bạn thành công!