Thuật ngữ Brand Strategy là gì? Giải đáp về Brand Strategy
Tác giả: Phạm Hường
Đối với Marketing, Brand Strategy là một thuật ngữ quen thuộc hay gọi cách khác là quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu. Như vậy, Brand Strategy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm về chiến lược phát triển thương hiệu trong bài đọc dưới đây nhé.
1. Khái quát về chiến dịch phát triển thương hiệu
Brand Strategy có nghĩa Tiếng Việt là chiến dịch phát triển thương hiệu, điều này được hiểu là hình thức tạo ra các chiến lược Marketing để đẩy mạnh quá trình lan toả tên tuổi thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Mục đích làm cho khách hàng cảm thấy quen thuộc với biểu tượng thương hiệu và nghĩ ngay đến thương hiệu khi họ nảy ra ý định mua hàng hoá, dịch vụ.
2. Bí quyết xây dựng Brand Strategy hiệu quả
Để có thể trở thành thương hiệu được tin dùng của khách hàng thì yêu cầu rất nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể ở phần sau đây viecday365 sẽ chia sẻ bí quyết xây dựng hiệu quả:
2.1. Sản phẩm chất lượng và mang lại giá trị
Điều quan trọng nhất để có thể thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp chính là niềm tin và lòng trung thành. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ chân chính, đồng thời chất lượng sản phẩm mang lại nhiều giá trị cho khách hàng.
Để khách hàng trở nên trung thành với thương hiệu thì doanh nghiệp cần xây dựng mô hình sản phẩm đa dạng và mang giá trị thực tế mà khách hàng cần.
2.2. Tạo chương trình khuyến mãi và dịch vụ
Sẽ rất ít khách hàng bị chinh phục mua hàng bởi những sản phẩm, dịch vụ có mức giá niêm yết. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và các dịch vụ giảm giá sản phẩm, tặng kèm cho khách hàng khi thực hiện việc mua hàng.
Nói cách khác đây chính là chiến dịch Marketing, ngày nay chiến dịch Marketing rất cạnh tranh trên thị trường. Do đó mà doanh nghiệp cần đưa ra các kế sách, chiến lược hợp lý để có thể chiến thắng đối thủ.
Xem thêm: Brand Value là gì? Hiểu đúng về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
2.3. Chăm sóc khách hàng chu đáo
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những dịch vụ rất quan trọng trong kinh doanh. Khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng bởi những doanh nghiệp có nhiều chế độ tốt cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thu hút nhân sự chăm sóc khách hàng một cách cẩn thận. Bởi những nhân viên có giọng nói truyền cảm, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của khách hàng tốt sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp tạo nên doanh thu.
3. Tham khảo các mức độ trong Brand Strategy
3.1. Nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu được đánh giá là bước khởi đầu cho sự thành công của doanh nghiệp, chính vì thế mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý những điều này để có thể tạo chiến dịch đẩy mạnh thương hiệu trong tầm ngắm của khách hàng mục tiêu.
Đẩy mạnh nhận diện thương hiệu chính là cơ sở giúp doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng trở thành cái tên xuất hiện thường xuyên khi khách hàng nghĩ đến khi có ý định mua một sản phẩm, dịch vụ nhất định.
Đồng thời, không ngừng triển khai và xây dựng chiến lược Marketing để thương hiệu được đẩy mạnh rộng rãi qua các trang mạng xã hội và các banner. Doanh nghiệp có thể tạo nên các chương trình ưu đãi, chương trình khuyến mãi hoặc tặng kèm khi khách hàng sử dụng dịch vụ để có thể làm nổi bật giá trị thương hiệu một cách tốt nhất.
Ngày nay, các trang mạng xã hội phổ biến mà doanh nghiệp có thể tham khảo như Google, Facebook, Zalo và các trang mạng phổ biến khác. Doanh nghiệp có thể xây dựng nội dung về các câu chuyện về thương hiệu của mình nhằm thúc đẩy chiến lược Marketing hoạt động tốt nhất.
3.2. Ưa chuộng thương hiệu
Sau khi xây dựng thành công chiến lược nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp có thể thực hiện kế hoạch sâu hơn như yêu thích thương hiệu. Cụ thể, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các chiến lược kinh doanh của đối thủ để có thể phát hiện ra điểm yếu của mình và khắc phục kịp thời.
Cho dù kinh doanh bất kỳ loại sản phẩm gì thì khách hàng luôn là đối tượng được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Doanh nghiệp cần mang đến cho khách hàng nhiều giá trị hữu ích hơn so với các đối thủ khác nhằm giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trong tương lai.
Thị trường Marketing ngày càng rộng mở, chính vì vậy mà tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao dẫn đến doanh nghiệp cần tập trung xây dựng chân dung khách hàng và luôn hướng đến giá trị mà khách hàng mong muốn nhận được thì mới có thể mang về doanh thu tốt.
Khi khách hàng nhận thấy có nhiều thương hiệu tương đồng cùng các sản phẩm tương đồng khác trên thị trường, điều này sẽ khiến họ bị phân vân và bị ảnh hưởng đến tâm lý.
Chính vì thế mà doanh nghiệp cần tạo ra bản sắc và cá tính riêng, không có sự trùng lặp với bất kỳ cái tên nào trên thị trường. Đồng thời luôn duy trì tiến độ nâng cao giá trị thương hiệu và giá trị sản phẩm trong mọi thời điểm để có thể mang lại nhiều giá trị mà khách hàng mục tiêu cần.
3.3. Khẳng định giá trị thương hiệu
Khi giá trị thương hiệu được nâng tầm chính là thời điểm mà doanh nghiệp tìm được chỗ đứng vững chãi trên thị trường. Dù là bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc khẳng định giá trị thương hiệu vẫn luôn là mục đích, bởi khi thương hiệu được phổ biến rộng rãi thì doanh nghiệp mới có thể tăng trưởng doanh thu.
Gia tăng trải nghiệm người dùng chính là một trong những yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy sự thành công trong quá trình xây dựng lòng trung thành thương hiệu.
Nếu doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả và khách hàng mục tiêu đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mà họ cảm thấy hài lòng thì trong tương lai khách hàng đó sẽ tự động đến để ủng hộ.
Tuy nhiên, việc chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng cũng rất quan trọng, đây gọi là nuôi dưỡng khách hàng. Bởi khi họ hài lòng với dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm thì họ sẽ quảng bá sản phẩm đến nhóm người dùng khác.
Xem thêm: Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng nền tảng thương hiệu hiệu quả nhất
4. Tham khảo một số ví dụ liên quan đến chiến dịch phát triển thương hiệu
Đối với thương hiệu đình đám như iPhone hay còn được gọi là Trái táo khuyết. Ngày nay đã ước tính lên đến gần 2 tỷ khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm của thương hiệu Apple và họ trung thành với thương hiệu này qua các năm.
Chính vì thế mà mỗi năm iPhone sẽ thường xuyên cập nhật các bản nâng cấp mới với các tính năng vượt trội hơn. Giao diện được thiết kế hiện đại và màu sắc sang trọng đã làm cho biết bao khách hàng xếp hàng dài và mua bằng được sản phẩm.
Trong tương lai, với sự sáng tạo và dịch vụ xuất sắc thì khó có một thương hiệu nào có thể thay thế được vị trí vững chãi của Trái táo khuyết trên thị trường Marketing khốc liệt này.
Phần lớn khách hàng thường sẽ bị cuốn hút và mê đắm bởi các dịch vụ ưu đãi hoặc khuyến mãi. Thậm chí họ sẵn sàng vay trả góp nếu như muốn nâng cấp lên dòng iPhone được cải tiến hơn. Nghe qua những thành tựu của Apple thì chắc chắn đối thủ nào cũng cảm thấy ngỡ ngàng và khao khát.
Tuy nhiên, mặc dù sở hữu số lượng lớn khách hàng nhưng Apple có thể tạo nên nhiều chiến dịch Marketing lý tưởng hoặc các sản phẩm, dịch vụ mới đầy thu hút để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng trung thành mới.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về chiến dịch phát triển thương hiệu (Brand Strategy) cũng như những bí quyết để giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch Brand Strategy hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều bài học, kiến thức bổ ích.
Có góp ý nhỏ rằng, doanh nghiệp hoặc các cá nhân có thể tham khảo chiến dịch Marketing của Apple để có thể học hỏi nhiều kiến thức về phát triển thương hiệu nhé. Đừng quên thường xuyên theo dõi và cập nhật các bài viết mới nhất qua trang viecday365.com của chúng tôi bạn nhé.