Brand Value là gì? Hiểu đúng về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Theo dõi viecday365 tạiBrand Value hay giá trị thương hiệu là một thuật ngữ rất quen thuộc với chúng ta đặc biệt đối với những người làm kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu sâu về thuật ngữ chuyên ngành này. Bài viết sau đây viecday365.com sẽ giải đáp cho các bạn toàn bộ thông tin về brand value là gì và tại sao brand value lại trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp.
1. Brand Value là gì?
1.1. Định nghĩa về Brand Value
Brand Value hay còn gọi là Giá trị thương hiệu là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị về mặt tài chính của một doanh nghiệp mà khách hàng có thể dựa vào mức độ để sẵn sàng chi tiền sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để có được giá trị thương hiệu được đánh giá cao, doanh nghiệp cần phải cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đồng thời kết hợp với các chiến dịch truyền thông marketing nhằm lan tỏa hình ảnh thương hiệu của mình rộng rãi tới công chúng.
Brand Value - giá trị thương hiệu có giá trị tương đương thậm chí là lớn hơn mọi tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu là yếu tố cốt lõi, chủ chốt quyết định đến thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Bởi lẽ thương trường như chiến trường, bạn phải làm sao để giữa vô vàn đối thủ bạn có thể trở thành một điểm khác biệt được mọi người biết đến.
Thương hiệu bao quát hơn nhiều so với nhãn hiệu hay slogan, hình ảnh bởi thương hiệu còn bao gồm cả những giá trị, niềm tin và còn là sự cam kết đối với khách hàng. Vì vậy xây dựng thương hiệu như thế nào cho hiệu quả không phải là vấn đề dễ dàng.
Xem thêm: Brand Equity là gì? Chiến lược xây dựng nền tảng thương hiệu hiệu quả nhất
1.2. Các thành phần của Brand Value - giá trị thương hiệu
1.2.1. Nhận biết về thương hiệu
Trên thương trường, có vô vàn những doanh nghiệp lớn nhỏ nhưng ngành nghề kinh doanh chỉ giới hạn. Vậy làm cách nào để khách hàng biết đến về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn mà không phải của doanh nghiệp đối thủ. Đó chính là vấn đề đau đầu nhất của các nhà quản lý cấp cao.
Một thương hiệu thành công chính là tạo ra được các sản phẩm hay dịch vụ mà thu hút được sự chú ý của khách hàng. Từ đó khách hàng có thể nhận biết, nhớ đến thương hiệu của bạn và phân biệt được với các thương hiệu khác. Đạt được bước đầu tiên này đã là một thành công rất lớn đối với doanh nghiệp trong việc lan tỏa hình ảnh thương hiệu mình.
1.2.2. Ham muốn về thương hiệu
Nhận biết được các sản phẩm dịch vụ, bước tiếp theo phải làm sao để củng cố được vị trí của thương hiệu trong lòng khách hàng. Đó chính là khơi dậy lòng ham muốn được sở hữu những sản phẩm dịch vụ của thương hiệu đó. Khi khách hàng có cảm giác thích thú thì sẽ đưa ra quyết định mua hàng rất nhanh mà không cần đắn đo nhiều. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có vị trí vững chãi hơn trên thị trường.
1.2.3. Chất lượng cảm nhận
Đây chính là yếu tố chỉ về những đánh giá, cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp. Khách hàng muốn chất lượng sản phẩm hay dịch vụ phải xứng đáng với số tiền mà họ đã bỏ ra để mua. Thương hiệu có được nâng tầm giá trị hay không phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ hài lòng khi sử dụng sản phẩm của khách hàng.
1.2.4. Sự trung thành với thương hiệu
Mục đích của việc đánh giá cảm nhận sản phẩm chính là hướng đến sự quay trở lại của khách hàng. Một khi khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm thì chắc chắn sẽ quay trở lại mua hàng thêm nhiều lần nữa, thậm chí còn giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng. Có thể nói không có sự Marketing nào hiệu quả hơn việc marketing qua những khách hàng của mình, nó sẽ có sức lan tỏa rất lớn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có một lượng khách hàng trung thành, đảm bảo doanh thu và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
2. Làm thế nào để đo lường được giá trị thương hiệu - Brand Value?
Brand Value là một giá trị vô hình, không thể cầm nắm đong đếm, vậy tại sao chúng ta có bảng xếp hạng giá trị thương hiệu trên thế giới? Hay làm cách nào để người ta biết thương hiệu đó đang tăng hay giảm giá trị? Cùng tìm hiểu cách đo lường giá trị thương hiệu dưới đây.
2.1. Giá trị vô hình của thương hiệu và giá trị hữu hình của tài sản tiền tệ
Trên thực tế ta thấy, người tiêu dùng hiện nay chấp nhận bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để chi trả cho các sản phẩm dịch vụ của một thương hiệu có tiếng tăm. Mặc dù có thể sản phẩm thoạt nhìn không có sự khác biệt to lớn đối với các sản phẩm cùng loại, và giá của các sản phẩm này cũng cao hơn rất nhiều so với giá bình quân. Thậm chí, các sản phẩm đó không có tính hữu dụng trong cuộc sống mà chỉ đơn giản để trưng bày, trang trí.
Người ta đã từng ra một bài khảo sát yêu cầu khách hàng định giá cho một chiếc xe hơi, điều đặc biệt là tất cả hình ảnh đều cùng một chiếc xe, chỉ thay đổi logo trên chiếc xe đó. Và không nằm ngoài dự đoán chiếc xe có logo của thương hiệu có tiếng như Mercedes, Roll royce sẽ được định giá cao hơn đối với các thương hiệu còn lại.
Việc phân tách giá trị thương hiệu và giá trị vô hình mà sản phẩm đem lại cho khách hàng là điều rất khó khăn khi mà trên thực tế, đa số khách hàng sẽ không lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mang lại lợi ích cho họ mà không đi kèm với tên thương hiệu.
Xem thêm: Hiểu brand loyalty là gì? Cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
2.2. Lợi thế thương mại - Goodwill
Nhiều người còn hay nhầm lẫn về lợi thế thương mại với lợi thế về giá trị thương hiệu, nghĩ rằng lợi thế thương mại chính là dựa vào lòng trung thành của khách hàng. Doanh nghiệp nào có nhiều khách hàng trung thành hơn thì sẽ có lợi thế, tuy nhiên không phải vậy. Trên khía cạnh tài chính, lợi thế thương mại bao gồm nhiều thứ vượt xa hơn là lòng trung thành của khách hàng.
Lợi thế thương mại ở đây chính là đội ngũ nhân sự ở trong công ty (bao gồm tất cả cấp bậc như quản lý, nhà nghiên cứu, người lao động,....) có bằng cấp như thế nào, được đào tạo bài bản như thế nào. Tiếp theo là bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp khiến sản phẩm của mình trở nên khác biệt, hay hợp đồng phân phối độc quyền của nhà cung cấp uy tín, bằng sáng chế,... Tất cả những yếu tố này đều đem lại giá trị nhất định cho doanh nghiệp, vượt xa những gì mà tài sản hữu hình có thể đem lại, góp phần không nhỏ trong việc đo lường giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
2.3. Định giá thương hiệu
Nhiều năm trở lại đây, chúng ta có thể tìm thấy các bảng xếp hạng thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu. Một trong những bảng xếp hạng có uy tín và được công nhận phổ biến nhất là bảng xếp hạng top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh do Interbrand tổ chức.
Tổ chức này căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá thương hiệu như chiến lược quản trị thương hiệu tổng quan, chi phí Marketing cho đến các vấn đề tài chính khác như nhận diện bảng cân đối kế toán, hiệu quả nhượng quyền, kết quả hoạt động M&A,... và sắp xếp thứ tự từ đắt nhất trở xuống.
Tuy nhiên điều này cũng gây ra những ý kiến trái chiều. Bởi một phần do các doanh nghiệp ngày càng công nhận thương hiệu như một tài sản có giá trị, có thể cân đo đong đếm và đưa vào bảng cân đối kế toán. Như vậy sẽ gây ra một sự chênh lệch khá lớn và gây ra tranh cãi xoay quanh vấn đề này.
Nói tóm lại, thương hiệu không phải là một loại tài sản vô hình đặc biệt, cũng không phải là một phần trong lợi thế thương mại (goodwill). Thương hiệu có thể xây dựng rất khó nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Còn nhớ thương hiệu nước khoáng có ga Perrier đã từng biến mất chỉ trong vòng vài ngày do gặp sơ suất trong khâu sản xuất, bởi vậy không thể gộp chung giá trị thương hiệu với bất cứ tài sản nào để có thể đưa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Bài viết trên viecday365.com đã cung cấp cho bạn một số thông tin về Brand Value - giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có thêm hiểu biết về thuật ngữ chuyên ngành đắt giá vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh này.
348 0