[Architect là gì] Cơ hội việc làm kiến trúc sư hấp dẫn hiện nay
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 13-05-2024
Ngay từ khi còn nhỏ với chương trình học tiếng anh chúng ta đã biết về Architect là gì, một vị trí kiến trúc sư tài giỏi nhanh nhạy. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt và hiểu một cách chi tiết về Architect thì không hẳn bất cứ ai cũng nắm vững. Vậy nên, thông qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu cùng với viecday365.com về vị trí Architect này trong xã hội sẽ ra sao nha, đặc biệt là sự chú ý về cơ hội việc làm đem lại.
1. Cùng nắm bắt xem Architect là gì trong xã hội hiện nay
Bất kỳ ai có niềm đam mê nghệ thuật cùng việc nắm trong tay khả năng về hội họa tốt thì sự lựa chọn theo đuổi trở thành một kiến trúc sư sẽ không quá là xa lạ. Tuy nhiên, để thực hiện được ước mơ đó thì đâu chỉ dựa quá cao về % tài năng mà còn cần nắm bắt được về lĩnh vực bạn theo đuổi là gì? Công việc hàng ngày thực hiện ra sao để có thể trở thành một Architect giỏi cống hiến hết mình.
Architect không đơn thuần là từ đơn chỉ về một vị trí mà sâu trong đó là sự kết hợp ngay từ khi bắt đầu hình thành. Architect hay chính là kiến trúc sư được xuất phát từ architect ustrong trong tiếng Latin và arkhitekton trong tại tiếng Hy Lạp. Thông qua một sự kết hợp về arkhi cho thợ chính, thợ cả và tekton cho người thợ nề, thợ mộc đã tạo nên một sự sáng tạo mới mẻ, sắp xếp hợp lý.
Bởi vậy mà chúng ta có thể hiểu được rằng Architect chính là những người phụ trách kiến tạo, thiết kế tạo nên các công trình dự án cũng như thay đổi và tái phát triển lại với sự mới lạ, đẹp mắt hơn. Thông qua chuyên môn được đào tạo trong lĩnh vực cả về xây dựng lân kỹ năng hội họa của chính mình để từ đó có thể thực hiện nhiệm vụ cho việc thiết kế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm đi kèm các chức năng cần thiết với sự an toàn, bền vững theo thời gian cùng cái nhìn thẩm mỹ. Do đó nếu như bạn mong muốn bản thân có thể theo đuổi công việc, trúng tuyển tuyệt đối cho cuộc phỏng vấn thì sẽ cần chuẩn bị rất nhiều vượt qua các đối thủ cạnh mình.
Nhìn chung, kiến trúc sư sẽ luôn là người đảm nhận thiết kế mặt bằng, cấu trúc không gian cũng như sự dự đoán phát triển cho bất kỳ công trình nào. Từ cấu trúc của nhà ở dân dụng, khu chung cư đông đúc cho tới các trung tâm lớn hay văn phòng nhỏ,...đảm bảo không chỉ về mặt bên ngoài mà còn là sự an toàn từ bên trong, đem lại sự tiết kiệm và tương ứng theo chính nhu cầu sử dụng của con người.
Hơn nữa dù một Architect sẽ tham gia toàn bộ các quá trình cho việc điều chỉnh kế hoạch cho mọi yếu tố tác động tới công trình nhưng họ lại hoạt động như một phần của nhóm thiết kế tổng thể. Phần lớn thời gian sẽ dành cho môi trường làm việc văn phòng còn về mặt thực tế thì lại là sự kết hợp với các chuyên gia về xây dựng. Họ gặp gỡ khách hàng nhiều hơn, đề ra các kế hoạch thông qua sự tính tính toán cụ thể, phụ trách tới các giấy tờ cấp phép cho xây dựng. Đôi khi họ mới ghé thăm công trình để có thể kiểm tra tiến độ và đảm bảo cho kế hoạch được hoàn thành. Vậy nên một kiến trúc sư tài năng là khi luôn có đầu óc về thẩm mỹ đem lại được vẻ đẹp hoàn hảo mới mẻ dành cho tác phẩm tạo ra.
2. Architect thực chất là làm những công việc cụ thể gì?
Bạn có biết rằng tại sao kiến trúc lại được cho là quan trọng đối với xã hội chúng ta đang sống hay không? Rất dễ hiểu bởi vì kiến trúc chính là nghệ thuật cung cấp cho chúng ta môi trường vật chất tốt nhất để sinh sống và phát triển. Họ là những con người biểu thị cho sức mạnh của toàn xã hội nắm bắt tiến bộ công nghệ nhanh nhất để tạo nên những giá trị mong muốn khác nhau theo từng thời điểm nhất định.
Một vị trí giống như chiếc gương phản sáng vậy, được đào tạo chuyên sâu thiết kế xây dựng nên công trình đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Kiến trúc sư biến đổi tất cả các nhu cầu thành hình ảnh và đồ họa để tạo dựng nên thông qua các nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Thực hiện quy trình chung để tạo nên một công trình xây dựng, có thể hoạch định dự án cũng như thiết kế tốt.
+ Chủ động cho việc đấu thầu dự án cũng như triển khai việc thi công xây dựng đạt được các kết quả mong muốn thúc đẩy cho quá trình nghiệm thu chất lượng tiến tới bàn giao nhanh chóng.
+ Hợp tác công việc với chính các kỹ sư khác cùng chuyên gia trong lĩnh vực để có thể xây dựng và tạo nên sản phẩm hợp lý nhất qua quá trình đóng góp.
Xem thêm: [Hiểu] Về mô tả công việc Solution Architect - Nắm bắt thành công
3. Điều kiện và cơ hội dành cho vị trí Architect
3.1. Môi trường làm việc linh hoạt
Điều kiện làm việc của một kiến trúc sư sẽ thường gắn liền với văn phòng cho các nhiệm vụ về tư vấn, thiết kế và tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh của mình. Một nơi được cho là đầy đủ về sự tiện nghi tiện lợi cùng các thiết bị phù hợp cho việc thiết kế chuyên môn của chính công tác được giao phó. Công trường cùng là nơi làm việc nhưng đó chỉ được coi là một địa điểm gắn bó khi mà nhiệm vụ thực tế khảo sát được đề ra hay cần thiết cho việc điều hành dự án nâng cao hơn về tiến độ và chất lượng đạt được.
Hai chuyên môn luôn được gắn bó với nhau bởi khi sản phẩm được sáng tạo ra thì việc thực hiện giám sát thực tế để thấy được kết quả đạt được là cần thiết. Tuy rằng, đi thực tế sẽ là công việc với nhiều sự vất vả hơn nhưng lại sự thú vị và nhiều kinh nghiêm hơn cho các bản thiết kế về sau.
Hơn nữa khi bạn lựa chọn lĩnh vực này là bạn đã chấp nhận về sự áp lực công việc đem lại, những đêm thức trắng để hoàn thành thiết kế, nhiều ngày suy nghĩ cho ý tưởng dù là sự “cạn kiệt” vẫn cần “vắt” ra. Cùng đó là sự làm việc độc lập hoặc linh hoạt kết hợp với các đồng nghiệp của mình để hoàn thành được thiết kế cũng là sự tất yếu và cần tới.
3.2. Các công việc mà bạn có thể đảm nhận liên quan tới Architect
* Architectural and Engineering
Được biết đến là vị trí trưởng phòng kiến trúc và kỹ thuật thì đây sẽ là vị trí dành cho các ứng viên có đầy đủ năng lực và kỹ năng chuyên nghiệp hơn cho sự quản lý. Trách nhiệm công việc sẽ được đặt lên cao hơn cho việc tạo lập kế hoạch, điều phối các hoạt động, chỉ đạo bảo đảm cho kết quả đạt được là cao nhất cho bộ phận.
* Civil Engineer
Đây được cho là một vị trí hấp dẫn thu hút đông đảo các kiến trúc sư nhất bởi công tác dân sự của họ sẽ chuyên về thiết kế, xây dựng và giám sát các dự án hệ thống hạ tầng khu vực công và tư nhân. Tiếp xúc được với nhiều hệ thống hơn từ đường, tòa nhà, cầu, hệ thống cấp và xử lý, sân bay,...điều này cũng là khá tố dành cho họ.
Không giống như việc đảm nhận công tác quy hoạch thì thiết kế cơ sở lại đề cao năng lực cá nhân hơn từ đó các công trình có sự sáng tạo, tạo nên nét riêng biệt về “gu” thẩm mỹ của từng cá nhân thiết kế. Các Civil Engineer căn cứ theo đúng nhu cầu của người sử dụng để thông qua đó vẽ ra các sơ đồ với không gian tương xứng cùng việc lựa chọn khung đỡ phù hợp.
Nếu bạn lựa chọn vị trí này bạn sẽ luôn cần tới sự liên tưởng về các ý tưởng mới tạo nên sự đan xen khác nhau về vẽ ra mặt đứng của công trình. Từ đó có thể lựa chọn về hình khối, chọn vật liệu xây dựng để hình dùng ra hình tượng tương lai hoàn thành của sự thiết kế đó, một phối cảnh hoàn hảo được tạo thành.
* Vị trí construction and Building Inspector
Vị trí đảm nhận công tác cho việc thực hiện thanh tra xây dựng để thông qua nhiệm vụ đảm bảo được việc xây dựng được tiến hành theo đúng kế hoạch. Sản phẩm tạo ra được đúng với các thông số kỹ thuật, không có sự sai sót hay vấn đề gì ảnh hưởng tới chất lượng khi cung ứng dịch vụ sản phẩm.
Do đó nếu bạn thật sự mong muốn thì hãy lựa chọn cho bản thân ứng tuyển vị trí này. Đem lại cho bản thân nhiều kỹ năng hơn, tạo nên các mối quan hệ rộng mở cùng cơ hội thăng tiến ổn định.
Tìm việc làm kiến trúc sư mới ra trường
4. Gợi ý giúp bạn trở thành một architect thành công
4.1. Nắm chắc về các kỹ năng cho chính mình
Một kiến trúc sư thành công và chuyên nghiệp bạn sẽ cần trau dồi cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm khác nhau để từ đó có thể có cơ hội lựa chọn nhiều vị trí hơn cũng như đem lại mức lương hấp dẫn cho chính mình.
+ Sự sáng tạo để đem lại cho bản thân nhiều thiết kế mới hơn với sự đa dạng cho các cấu trúc công trình.
+ Tính trực quan cho thiết kế sẽ giúp bạn biết cách thể hiện mô hình, kế hoạch cho khách hàng cũng như đối tác dễ dàng hơn không ngừng nâng cao về tay nghề cho chính bản thân. Cạnh đó đây cũng là cách để bạn nhận được sự tin tưởng từ đối tác và nâng cao về các chiến lược kinh doanh đem lại lợi nhuận.
+ Cách giao tiếp bằng lời nói được chú trọng hơn bởi qua đó giúp bạn mô tả ý tưởng, giúp mọi người nắm bắt được kế hoạch. Tạo nên sự liên kết hoạt động đặc biệt về đồng nghiệp để tăng cao hơn về hiệu quả đạt được.
+ Luôn biết lắng nghe tiếp nhận sự tích cực để truyền đạt thông tin mang tính tích cực hơn, hiểu được cả những điều mà người khác đang muốn truyền đạt là gì.
+ Kỹ năng thiết kế và am hiểu về việc tạo các bản vẽ là điều thiết yếu mà mỗi kiến trúc sư cần tới để thông qua giờ làm việc hàng ngày tạo nên thiết kế đồ 2D, 3D theo đúng như công việc được giao.
+ Hiểu vấn đề nhanh hơn để có thể đưa ra các biện pháp giải quyết khi có sự cố phát sinh cho dự án xây dựng công trình, giúp công việc trơn tru không xảy ra bất kỳ sự gián đoạn nào.
Xem thêm: Bản mô tả công việc kiến trúc sư đầy đủ và mới nhất cho ứng viên
4.2. Sự lựa chọn tìm việc thông minh hơn
Dù có tất cả các yếu tố để thành công nhưng bạn lại không biết cách để tìm kiếm cho bản thân một công việc tốt thì đương nhiên thất nghiệp vẫn sẽ bủa vây quanh bạn. Không chỉ là thất nghiệp ngắn hạn mà sự thất nghiệp đó còn có thể là dài hạn vô cùng. Bởi vậy, để có thể nắm chắc được cơ hội việc làm architect trong tay thì bạn đừng bỏ lỡ website viecday365.com, trung gian kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng hoàn hảo nhất.
Có thể nói tự sự xếp đầu về sự tiện ích đem lại, đánh bật được các website đình đám trước đó rất lâu. Giúp cho ứng viên có thể tìm kiếm kết quả mong muốn với thời gian được cho là ngắn hạn, công cụ xác thực phân chia theo từng lĩnh vực ngành nghề bạn cần hướng tới. Chưa tính tới việc website còn cung cấp việc làm trên 63 tỉnh thành, cho phép người dùng tạo hồ sơ ứng tuyển trực tuyến nhanh hơn,...
Mong rằng với tất cả các thông tin trên đây của viecday365.com cung cấp cho bạn đọc sau khi tìm hiểu chi tiết sẽ giúp bạn hiểu được Architect là gì. Cùng như từ đó sẽ là gợi ý dành cho bạn về việc lựa chọn làm việc cho vị trí kiến trúc sư.