Tổng hợp tất tần tật những thông tin mới nhất về 2D là gì
Theo dõi viecday365 tạiVới thời kỳ hiện nay để bắt gặp một bức tranh không hề còn khó khăn như ngày xưa, bây giờ chúng được xuất hiện khắp mọi nơi. Đó được gọi là những bức hình 2D. Vậy 2D là gì? Nếu bạn còn chưa biết đến khái niệm này hãy cùng tham khảo qua những phần dưới đây!
1. Khái quát về thiết kế 2D
1.1. Khái niệm thiết kế 2D
Thiết kế đồ họa trong trí tưởng tượng của chúng ta thường nghĩ ngay tới những hình ảnh sinh động, những bản thiết kế đa sắc màu, thậm chí cao siêu hơn là những công việc liên quan đến việc xử lý hình ảnh động, hay sự cắt ghép dịch chuyển của video.
Đề cập đến việc thiết kế 2D cũng giống như nhắc đến nhân vật lĩnh vực đồ họa. Đúng như vậy bởi thiết kế 2D tuy không là một thiết kế phức tạp và hiện đại nhất nhưng nó thực sự là một dạng thiết kế gắn liền và được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Như chúng ta vẫn thường thấy đấy những hình ảnh xuất hiên trên những tờ báo, tờ rơi, bao bì hay các banner, logo,… đó đều là những ấn phẩm của thiết kế hình ảnh 2D. Theo đó chúng ta có thể thấy được thiết kế 2D này không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta, nó đóng góp 1 vai trò rất lớn trong cuộc sống đa sắc màu của chúng ta. Nếu như bạn đang làm việc trong ngành nghề lĩnh vực truyền thông quảng cáo thì chắc hẳn bạn đã hiểu được sự cần thiết của kỹ thuật xử lý đồ họa này rồi.
Vậy thiết kế 2D là gì, như thế nào? Thiết kế 2D được biết chính là quá trình tạo ra những hình ảnh hai chiều hay các hình ảnh diện phẳng cho các ứng dụng như bản vẽ cơ khí, kiến trúc, game, kỹ thuật điện hay bản phác thảo,… Các bản thiết kế chi tiết thông thường sẽ dùng kỹ thuật 2D để vẽ, chúng cho ta biết được chiều cao, chiều dài và chiều rộng luôn khi nhìn vào bản vẽ để có thể đáp ứng nhanh nhất cho những mục đích xây dựng. Những bản vẽ phác thảo, hay bản vẽ kỹ năng cá nhân thường sẽ là các bản vẽ thiết kế 2D được thiết kế đan xen lẫn nhau. Kỹ thuật này hiện đã được tích hợp vào trong các ứng dụng hỗ trợ thiết kế chuyên dụng như là Photoshop, Paint,..
1.2. Khái niệm về nhân viên thiết kế đồ họa
Nhân viên thiết kế đồ họa 2D là người có nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan đến việc vẽ các hình ảnh, bản thảo 2D được sử dụng trong những bản vẽ kỹ thuật điện, bản vẽ cơ khí, trong video hoạt hình, videogame, bản vẽ kiến trúc, bản vẽ trang phục. Trong lĩnh vực ngành nghề này người thiết kế phải áp dụng những kỹ năng vẽ, kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ vẽ trên máy tính để có thể hoàn thành công việc của mình một cách chuyên nghiệp nhất.
Công việc của họ thường là sẽ bao gồm cả việc gặp gỡ khách hàng để xác định nhu cầu mục tiêu của họ để từ đó có thể xác định được tiêu chuẩn thiết kế, vẽ hình ảnh, phác thảo bố cục thiết kế, trao đổi với những người họa sĩ, nhiếp ảnh gia. Nhưng một số khác sẽ làm việc độc lập, còn lại thì sẽ làm những công việc liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, các vấn đề ở cơ quan đô thị, công ty phát triển đồ họa, nhà máy điện, nhà phát triển video hay studio hoạt hình.
2. Những yêu cầu đòi hỏi của ngành nghề thiết kế
Bạn đã có khi nào thắc mắc liệu bây giờ mà mình theo đuổi con đường thiết kế đồ họa thì mình cần trang bị những gì cho bản thân không? Thông thường muốn trở thành nhà thiết kế vẽ kỹ thuật, bạn sẽ cần phải có cho mình sự liên kết về việc thiết kế cũng như sự thành thạo về việc vẽ trên máy tính.
Ở những vị trí cao hơn thì nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu đòi hỏi bạn cần có cho mình tấm bằng cử nhân thiết kế trở lên. Đối với những nhà chuyên gia trong ngành chuyên môn hơn như là về thiết kế cầu, vẽ kỹ thuật thì nhà tuyển dụng sẽ có thêm một vài yêu cầu tuyển dụng khắt khe hơn với các yêu cầu về có khóa học bổ sung thì mới có thể đảm nhận được công việc.
Những khóa học bổ sung mà có liên quan đến chuyên ngành này có những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe một chút bao gồm các nguyên tắc về thiết kế, nghệ thuật phòng thu, kỹ thuật in, thiết kế trang web, sản xuất đồ họa,… Những khóa học này ngay bây giờ là sinh viên chúng ta nên tận dụng khoảng thời gian này để có thể tham gia, bởi đây là yêu cầu mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu cần đến. không riêng gì những khóa học bổ sung như vậy, chúng ta cũng cần trau dồi luyện tập cho mình những kỹ năng mềm cần thiết nhé.
3. Một số yêu cầu cho ngành nghề thiết kế 2D
Để có thể trở nên thành công trong lĩnh vực này bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như sau:
Thứ nhất là khả năng hội họa ( khả năng vẽ) cũng như những kiến thức chuyên môn về việc thiết kế trên máy tính và khả năng thành thạo về các phần mềm vẽ như Photoshop, AutoCAD
Thứ hai là khả năng nhìn nhận vật thể một cách cân bằng, đối xứng và biết cách sắp xếp bố cục trong thiết kế các bản vẽ.
Thứ ba, có khả năng chịu được áp lực công việc, khả năng hoàn thành được deadline.
Thứ tư, khả năng giao tiếp: các nhà thiết kế cần trực tiếp trao đổi với khách hàng, với bên phía đối tác để có thể đưa ra được định hướng quyết định cuối cùng vừa có ích đáp ứng nhu cầu của họ vừa không bị gây ra khó dễ cho mình. Các chuyên gia thiết kế nói riêng cũng như tất cả các công việc khác nói chung thì việc lắng nghe khách hàng là việc làm thực sự cần thiết để có thể khắc phục, để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng về việc có hợp tác làm việc với chúng ta hay không.
Thứ năm, khả năng sáng tạo: đây thực sự chính yếu tố quyết định trong việc cho thấy bạn có phù hợp có khả năng làm việc trong lĩnh vực ngành nghề này không
4. Mức lương cho nhân viên thiết kế đồ họa 2D
Hiện nay nhu cầu vẫn còn thiếu rất nhiều và chưa đáp ứng được hết với nhu cầu nhân lực ngành này trên thị trường. Theo trung tâm dự báo Nhân lực và thị trường lao động thì trong năm 2024, ngành nghề này đang ở mức khát nhân sự với nhu cầu tuyển dụng lên đến 1.500.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa này.
Chính từ nhu cầu tuyển dụng cao như vậy đã khiến cho cơ hội làm việc của ngành này trở nên phong phú và mức lương từ đó cũng trở nên hấp dẫn hơn so với các ngành khác.
Nếu như là một sinh viên của những ngành khác chỉ dừng lại ở mức 5 6 triệu đồng thì với ngành nghề thiết kế này với sinh viên ra trường nếu như có đủ các yêu cầu về ngành nghề chắc chắn không khó để bạn có thể đạt được mức lương là 15 16 triệu đồng.
5. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học thiết kế 2D
Sau khi tốt nghiệp xong, một số vị trí các bạn có thể đảm nhiệm chính là:
- Chuyên viên thiết kế game
- Chuyên viên thiết kế đồ hoạ 2D
- Chuyên viên thiết kế website
- Tư vấn thiết kế truyền thông
- Tự thành lập doanh nghiệp, công ty thiết kế, dịch vụ studio
- Chuyên viên quản trị sự kiện
- Tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm
- Chuyên viên xử lý ảnh, phim,…
Tìm việc làm thiết kế đồ họa 2d
6. Phân biệt giữa 2D và 3D
Sự khác biệt này được thể hiện rõ nét nhất các bộ phim hoạt hình. Vậy phim hoạt hình 2D khác gì so với phim 3D
Chắc hẳn các bạn đã từng xem hoặc nghe thấy cụm từ "phim hoạt hình 2D" hay "phim hoạt hình 3D" rồi phải không? Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu phim hoạt hình 2D là gì, phim hoạt hình đồ họa 3D là thế nào và các ưu, nhược điểm của chúng chưa? Nếu chưa, hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé.
Phim hoạt hình 2D được xem là phương pháp sản xuất phim từ lâu, nó có từ những năm 1880. Để tạo thành phim này, các chuyên viên thiết kế gây dựng phim đã phải sử dụng chuỗi liên tiếp các hình ảnh giống nhau của một sự việc để từ đó có thể tạo ra sự chuyển động của nhân vật. Ví dụ như họa sĩ thường vẽ và tô màu từ 12 đến 24 hình cho một giây để tạo nên một bộ phim hoạt hình.
Thông thường, người họa sĩ sẽ vẽ chì mọi khung hình của phim, những bức tranh này có thể sẽ được vẽ trên các tấm nhựa trong để tránh phải vẽ lại những cảnh nền cho mỗi hình. Hàng nghìn bức tranh như vậy sẽ được chụp lại để dựng thành phim hoạt hình. Ngày nay, phần lớn phim hoạt hình 2D đều sử dụng các phần mềm đồ họa máy tính, thay bằng vẽ tay, người họa sĩ có thể sử dụng máy tính để thể hiện những hình ảnh mình muốn. Vì vậy chất lượng của phim hoạt hình 2D phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và phong cách của họa sĩ.
Phim hoạt hình 2D là vậy, còn 3D thì sao. Phim hoạt hình 3D được hiểu một cách đơn giản là việc những hình ảnh đã có sẵn được nhà thiết kế dựng nó một cách sống động có chuyển động trong tranh một cách như thật bằng sự giúp sức của phần mềm đồ họa trên máy tính. Để xem những bộ phim 3D như này bạn cần phải đeo kính đặc biệt mới có thể thưởng thức trọn vẹn những bộ phim chiếu theo công nghệ 3D. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến phim hoạt hình đồ họa 3D.
Mọi hình ảnh trong hoạt hình đồ họa 3D phải đảm bảo có ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều sâu. Như hình trên, hoạt hình 2D chỉ thể hiện Trái Đất là hình tròn nhưng phim hoạt hình đồ họa 3D cho phép ta có một khối cầu.
Ưu điểm và nhược điểm của phim hoạt hình 2D và đồ họa 3D. Những mô hình 3D có thể coi là những vật chất, những vật thực bởi bạn có thể di chuyển camera để thu hình nó từ bất cứ góc nào bạn muốn. Nhưng trong hoạt hình 2D lại không làm được như vậy. Trong hoạt hình 2D, tất cả mọi thứ đều được vẽ và thể hiện trên mặt phẳng vì vậy người quay phim không thể lựa chọn góc quay, mà chỉ có thể chụp ảnh. Bên cạnh đó, hoạt hình 3D tạo cảm giác sống động và chân thật hơn bởi nó yêu cầu những người sản xuất phải dựng hình nhân vật, ánh sáng, môi trường, chất liệu, hiệu ứng.... Vì vậy phim hoạt hình đồ họa 3D cần nhiều người cho nhiều công đoạn, nhiều khâu riêng biệt, chi phí sản xuất cao. Còn phim hoạt hình 2D lại tốn thời gian và công sức vì phải vẽ rất nhiều. Như vậy, phim hoạt hình 3D và 2D đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn kỹ thuật hoạt hình phù hợp nhất phải dựa vào yêu cầu cụ thể và điều kiện của khách hàng hay nhà sản xuất. Tuy nhiên, ngày nay hoạt hình đồ họa 3D đang ngày càng phổ biến và tân tiến hơn.
Và trên kia là tất cả những thông tin cho câu hỏi “2D là gì” bạn nên nắm rõ. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin kia sẽ giúp bạn có được câu trả lời hữu ích nhất cho mình để có thể bổ sung những kiến thức hữu ích nhất.
5808 0