Tự ti là gì? Sự tự ti đang tấn công cuộc sống của bạn ra sao?
Theo dõi viecday365 tạiTrong mỗi chúng ta đều chứa đựng những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì thế mà mỗi một cá nhân sẽ có những sở trường riêng mà mình có thể phát huy. Tuy nhiên, chính sự tự ti đang gây ra những rào cản khiến cho bản thân chúng ta không thể bộc lộ được tài năng của mình. Vậy, tự ti là gì? Sự tự ti đang tạo ra những chướng ngại vật nào trong cuộc sống của chúng ta? Và làm cách nào để sự tự ti có thể biến mất? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn chính xác hơn về tự ti.
1. Khái niệm tự ti là gì?
Tự ti là một thuật ngữ để chỉ việc một người tự đánh giá thấp về chính bản thân mình và không có đủ sự tự tin để thể hiện, bộc lộ bản thân. Nói chính xác hơn thì tự tin là hành động tự quở trách và coi thường bản thân, luôn cho rằng mình thấp kém hơn so với người khác và điều này khiến cho họ tự thu mình lại trong vỏ bọc mà bản thân tạo ra.
Tự ti là một trạng thái cao hơn rất rất nhiều của sự khiêm tốn. Đây có thể được xem như một vấn đề ở tâm lý bởi người tự ti thường mặc cảm về chính mình, không bao giờ dám đứng ra tranh luận hay thể hiện cái tôi của mình trước đám đông hay người khác.
Xem thêm: Việc làm tư vấn tâm lý
Ngại giao tiếp, ngại thể hiện và ngại hành động,...tất cả đều là những dấu hiệu bên ngoài của những người tự ti. Với việc xuất phát từ chính suy nghĩ của bản thân là mình “bất tài vô dụng” chính vì thế mà những người tự ti thường trở nên rất thụ động trong mọi vấn đề. Và để lâu dài, việc cố gắng hay mong muốn được thể hiện bản thân của họ ngày càng mất đi. Điều này chính là sự cản trở lớn nhất trong hành trình đi tới thành công cũng như khẳng định năng lực của bản thân.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bất cứ ai cũng mong muốn nắm lấy cơ hội cho mình để được chứng tỏ bản thân thì vẫn tồn tại những con người chứa đầy sự tự ti, mặc cảm bên trong mình.
Cô bé ấy cực kỳ có tài năng, một giọng hát trời ban, thế nhưng, với thân hình mập mạp này, cô bé đó chưa bao giờ dám cất giọng hát trước mặt mọi người. Cậu bé này cực kỳ thông minh, đặc biệt là với môn Toán, thế nhưng, việc suốt ngày lắng nghe những lời chê bai từ người lớn khiến cậu không còn muốn chứng tỏ bản thân hơn nữa. cậu sống đúng với những gì mà người ta vẫn hay nói về mình, “là thằng vô học, không cha không mẹ”, “thằng không có giáo dục”,... Cô gái này thực sự rất xinh, lại còn học giỏi, có thể nói là một tương lai sáng lạn đang chờ phía trước. Thế nhưng vụ hỏa hoạn đã khiến cho một bên mặt của cô có một vết sẹo lớn. Từ đó, chắc còn ai thấy cô ấy cười hay ra ngoài với mọi người nữa.
Sự ti khiến cho chúng ta trở nên rụt rè hơn, ngăn cản sự phát triển của bản thân và khiến cho chúng ta trở nên thụt lùi trước sự đi lên của những người khác và sự phát triển của xã hội. Đến một lúc ngẩng lên, bạn sẽ thấy có rất nhiều người đang ở phía trước mình, nhưng sau đó thì liệu còn có ai ở đằng sau hay không? Chắc có lẽ cũng sẽ chỉ là những người tự ti như bạn hoặc là những người đứng bên ngoài của sự phát triển.
Nếu như tự tin là một yếu tố mang tính tích cực thì tự ti lại khiến cho người ta hướng đến những điều tiêu cực nhiều hơn. Chỉ khác nhau một chữ cái, thế nhưng giá trị tạo ra lại có sự cách biệt rất lớn. Tất nhiên, tự ti cũng sẽ có những mức độ tương ứng với các nấc thang khác nhau. Có những người chỉ tự ti ở một lĩnh vực nhất định, khi họ chưa hiểu rõ và quen thuộc. Tuy nhiên, sẽ có những người tự ti một cách hoàn toàn. Mọi thứ với họ đều quá tầm với và họ cảm thấy an toàn với chiếc vỏ ốc của sự tự ti mà mình tạo ra.
Một bức tường lớn và kiên cố được tạo nên từ sự tự ti đang trở thành một rào cản ngăn cách bạn chạm đến những thành công cũng như những giá trị lớn lao mà bản thân có thể tạo ra. Bạn lựa chọn trở thành công chúa tiên với chiếc vỏ ốc hay trở thành một chiến binh sẵn sàng vượt lên trên mọi thử thách để tạo ra các giá trị?
Xem thêm: Những điều cần biết để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý
2. Bức tranh cuộc sống của những người tự ti
Để hiểu rõ hơn về người tự ti cũng như những tác hại mà tự ti đang tạo ra thì bạn nên nhìn vào cuộc sống của những người tự tin. Những điều sẽ xảy ra khi bạn là một người tự ti. Bạn đã nghĩ đến điều này hay chưa?
Giả dụ, bạn là người tự ti ở mức tương đối. Tức là bạn không hoàn toàn mất đi sự tự tin, bạn chỉ không dám thể hiện mình ở những lĩnh vực hay những chỗ mà bạn không quen thuộc mà thôi.
Bạn là một người yêu nghệ thuật, chính vì thế mà bạn thích những điều gì đó bay bổng và có sự hiểu biết sâu sắc về hội họa hay các vấn đề thuộc lĩnh vực này. Và tất nhiên, kẻ thù của bạn sẽ là những con số và những gì liên quan tới tự nhiên. Sẽ ra sao khi bạn tham gia cuộc nói chuyện của những người chuyên về tự nhiên? Ngồi im và không nói gì sẽ là một sự lựa chọn mà bạn hướng đến.
Chính tâm lý sợ các con số và tự nhiên khiến bạn biết được mình không có thế mạnh ở lĩnh vực đó. Do vậy mà bạn luôn cảm thấy tự ti khi phải nói chuyện và gặp gỡ những người giỏi ở lĩnh vực này. Vì thế xu hướng của bạn là lẩn trốn, im lặng và mọi thứ lặng lẽ nhất có thể. Điều này cứ thế đeo bám bạn mãi mãi, bạn thu gọn tất cả các mối quan hệ trong một vòng tròn an toàn ở những lĩnh vực mà bản thân tự tin. Đây chính là sự cản trở lớn trong việc bạn phát triển các mối quan hệ cũng như phát triển khả năng của bản thân khi bạn từ chối mọi dự án hay công việc có sự liên quan?
Xem thêm: Sự tự tin là gì? Nâng cao tự tin để vươn tới thành công
Ở trường hợp này, ít nhất, bạn vẫn có sự tự tin ở thế mạnh của mình. Tức là mức độ vẫn ở mức có thể thay đổi nếu như bạn nhận được một động lực lớn. Tuy nhiên, nếu như tự ti hoàn toàn thì sẽ như thế nào?
Là một người tự ti, với xu hướng mặc cảm mọi thứ về bản thân, bạn sẽ thấy ai cũng hơn mình. Bởi vì không xinh đẹp, nên bạn không bao giờ dám nói chuyện với người khác, cũng không bao giờ dám nhờ ai đó giúp đỡ mình. Bạn lựa chọn một góc khuất ở trong phòng họp để ngồi, người khác sai gì thì bạn sẽ làm việc đó, cấp trên hỏi gì thì bạn sẽ trả lời vậy. Không có một sự đề xuất ý kiến cũng không hề có một lời bày tỏ sự phản đối.
Thậm chí, bạn cố tình đi sớm hơn mọi người và về muộn nhất có thể chỉ để không phải gặp gỡ hay tiếp xúc với ai. Sự tự ti ngăn cản bạn thể hiện tài năng ca hát của mình, ngăn cản bạn thể hiện năng lực trong công việc. Vì thế mà bạn lùi dần trong chiếc vỏ ốc của bản thân. Bạn cảm thấy an toàn và thoải mái khi không phải tiếp xúc với bất cứ ai cả.
Một cuộc sống một mình, chấp nhận và mặc định sự yếu kém của bản thân, luôn thu mình trong chiếc vỏ mà bản thân tạo ra. Đó chính là cuộc sống của những người tự ti, những người xem thường giá trị bản thân, từ chối và tự ngăn cản chính mình phát triển.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn tâm lý
3. Tự ti từ đâu mà đến?
Là một dấu hiệu tâm lý, chính vì thế mà tự ti xuất phát từ chính suy nghĩ, tâm lý của bạn. Và câu hỏi được đưa ra là điều gì đã dẫn đến sự hình thành của tâm lý tự ti?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tâm lý tự ti ở những người tự ti. Đầu tiên có thể là do chính bản thân thiếu đi sự tự tin và khả năng tự chủ. Tức là nhìn người khác và nhìn vào mình rồi cảm thấy yếu kém. Tuy nhiên, lại không hề có ý thức phấn đấu mà trở nên thụt lùi hơn trong suy nghĩ.
Ngoài nguyên nhân mang tính chủ quan thì nguyên nhân khách quan chính là những người xung quanh và hoàn cảnh. Bạn có giọng hát hay và ước mơ làm ca sĩ, bạn nói với mọi người. Thế nhưng, điều bạn nhận được là những tiếng cười là lời nói trêu ghẹo “béo thế mà cũng đòi làm ca sĩ”, hay “đen như than cũng muốn làm ca sĩ”,... Chính những điều này đã khiến bạn tổn thương và bạn bắt đầu nhìn đến ngoại hình của mình. Bạn không thích vóc dáng mập ú và làn da đen này. Từ đấy, bạn cũng không còn hát một lần nào nữa, ước mơ làm ca sĩ cũng lụi tàn dần sau đó.
Chính những lời nói, yếu tố tác động từ bên ngoài đã tạo nên những sự biến động trong tâm lý của mỗi cá nhân. Và điều này sẽ nảy sinh ra những vấn đề tiêu cực đến tâm lý và cụ thể chính là sự tự ti. Sự đánh giá, nhìn nhận của người khác khiến cho chúng ta bắt đầu để ý hơn, tự mặc cảm và thấy mình trở nên yếu kém hơn.
Bản thân chúng ta và cả những người khác nữa đều có thể trở thành nguyên nhân của sự tự ti ở chính mình và người khác. Sự tự ti không tự nhiên mà có, nó chỉ là sự lan tỏa thông qua cái cách mà chúng ta thể hiện và đối xử với nhau mà thôi.
4. Làm thế nào để rũ bỏ sự tự ti?
Sự tự ti không tốt cho sức khỏe của bạn. sức khỏe về tinh thần và thể chất đều không tốt. Đặc biệt là nó còn cản trở sự thành công của chính bạn. Vì thế, việc rũ bỏ sự tự ti là rất cần thiết.
Để đánh bay được sự tự ti, bạn nên:
- Luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực
Mọi vấn đề đều sẽ có sự đánh giá và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Thay vì nhìn vào những điều tiêu cực thì bạn nên có sự đánh giá khách quan hơn, nghĩ tới chiều hướng tốt đẹp hơn. Như vậy mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn với chính bản thân bạn.
- Hãy nghĩ tới những điều mà bạn đã thành công
Ít nhất trong chúng ta, ai cũng có cho mình một điểm mạnh. Và tất nhiên, cũng đã có những thành tích nhất định với điều đó. Hãy nghĩ tới những thành công mà bạn có được để làm động lực cho chính mình.
- Nhìn nhận những mặt tích cực của mình
Bạn sẽ tự tin hơn nếu như tìm được điểm tựa cho chính mình từ chính bản thân mình. Vì thế, hãy ngồi lại và lấy giấy bút ra, ghi hết tất cả những phẩm chất tích cực của bản thân, những điều mà bạn yêu quý ở chính mình. Sau đó hãy lập kế hoạch để phát huy những điều này và hướng tới việc cởi mở hơn trong các mối quan hệ và giao tiếp.
Tự ti sẽ là rào cản vươn tới thành công của bạn. Và việc rũ bỏ nó sẽ thực sự là rất cần thiết nếu như bạn muốn có một cuộc sống giá trị hơn. tất nhiên, việc này là quyết định ở chính bạn, cho phép sự tự ti chi phối hay mạnh mẽ vươn lên và giành giật lấy thành công cho mình?
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về tự ti là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhìn nhận chính xác nhất về sự tự ti.
9278 0