Đối thủ cạnh tranh là gì? Thành phần đáng gờm của doanh nghiệp
Theo dõi viecday365 tạiTrong giai đoạn thị trường phát triển như hiện nay, doanh nghiệp nào đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, giá cả và chăm sóc khách hàng thì đó sẽ là doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài. Thế nhưng có một vấn đề đặt ra ở đây đó là những doanh nghiệp cùng đạt được các tiêu chí như vậy thì họ có phải cạnh tranh với nhau để sinh tồn hay không? Làm sao để khách hàng mua hàng của mình mà không phải là của người bán hàng khác?
Điều đó có phải là một dấu hiệu của sự cạnh tranh không? Bạn hiểu đối thủ cạnh tranh là gì? Làm rõ những thắc mắc này, hãy cùng viecday365.com khám phá chia sẻ ở bài viết bên dưới nhé.
1. Bạn hiểu đối thủ cạnh tranh là gì?
Hãy tưởng tượng, trong cùng một phân khúc thị trường, những cá nhân hay tổ chức có cùng mục tiêu, có cùng đối tượng khách hàng, có cùng sản phẩm với chức năng tương tự nhau, đặc biệt họ còn có chung giá bán,... vậy thì những doanh nghiệp này được gọi là đối thủ cạnh tranh của nhau.
Có thể nói, đối thủ cạnh tranh là thành phần bất di bất dịch trong môi trường kinh doanh, những ai quyết định lao vào cuộc chiến này thì sẽ phải đối mặt với 4 từ “ĐỐI THỦ CẠNH TRANH” mỗi giờ. Có chăng sự khác nhau chỉ là số lượng, theo đó có người kinh doanh mặt hàng phổ thông thì sẽ nhiều đối thủ cạnh tranh hơn là những đơn vị kinh doanh những mặt hàng có tính độc quyền,...
Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể là 1 cá nhân nào đó, một tổ chức doanh nghiệp mới hoặc cũ,... Dù muốn hay không thì họ vẫn luôn tồn tại và bạn buộc phải chấp nhận sự thật này.
Ở cuộc chiến kinh tế, chẳng ai là người muốn mình thất bại. Chính vì thế sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh sẽ là động lực thôi thúc họ đưa ra những chiến lược mới, hợp thời và hiệu quả hơn.
Có thể bạn đã từng nghe thấy rất nhiều thuật ngữ đối thủ cạnh tranh, thậm chí là hiểu rõ về nó thế nhưng về phân loại thì lại lơ tơ mơ. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi vì đây là thông tin bạn có thể tìm hiểu, chỉ trong tích tắc là kiến thức đã được cập nhật rồi. Giảm thiểu thời gian tìm kiếm, hãy tham khảo những thông tin bên dưới của tôi ngay bạn nhé.
Xem thêm: Là dân kinh tế, bạn đã thực sự hiểu cạnh tranh lành mạnh là gì chưa?
2. Có những loại đối thủ cạnh tranh nào?
Khi đã hiểu rõ khái niệm của đối thủ cạnh tranh thì thiết nghĩ việc nhận diện như thế nào là đối thủ cạnh tranh thì quá đơn giản với bạn rồi. Thế nhưng đôi khi không phải bạn cứ nhận diện được đối thủ của mình là ai, cần thiết hơn là việc phân loại họ để đưa ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Thông thường, sẽ có 3 loại đối thủ cạnh tranh tồn tại trên thị trường đó là đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ tiềm năng. Với mỗi đối thủ này bạn sẽ phải tìm hiểu những gì? Cùng theo dõi ngay thông tin dưới đây để cập nhật kiến thức này bạn nhé.
2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính là những doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có cùng giá bán ra thị trường và có cùng năng lực cạnh tranh như nhau.
Ví dụ: Cùng là một dòng sản phẩm nước ngọt có ga, cả Cocacola và Pepsi đều tung ra loại nước uống tương tự nhau về hình dáng, màu sắc, mức giá. Ở giai đoạn trước đây, nếu không có tem và nhãn mác thì người tiêu dùng khó có thể phân biệt đâu là nước Coca còn đâu là Pepsi.
Tương tự như vậy thì chúng ta cũng có nước uống tinh khiết của thương hiệu Lavie và Aquafina,...
Xem thêm: Việc làm cộng tác viên kinh doanh
2.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp được hiểu là những đơn vị kinh doanh mặc dù không có cùng sản phẩm nhưng lại hướng tới phân khúc thị trường giống nhau.
Ví dụ: Xe khách và máy bay. Dù không cùng một loại phương tiện di chuyển thế nhưng rõ ràng đây cũng được coi là đối thủ cạnh tranh bởi vì họ phải tìm cách để thu hút đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của mình nhiều hơn. Và một khi khách hàng đã lựa chọn đi máy bay vì nhanh hơn, thuận tiện hơn thì đương nhiên lượng người đi xe khách sẽ giảm xuống.
Hoặc chúng ta sẽ cùng so sánh giữa quạt điều hoà và điều hoà nhiệt độ để thấy rõ chúng có đang cạnh tranh nhau hay không. Đây là 2 loại sản phẩm khác nhau, chúng có thể thay thế nhau trong nhiều trường hợp cụ thể. Nếu như các hãng điều hoà không có đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và giá cả phù hợp thì chắc chắn lượng lớn khách hàng của bạn sẽ chuyển sang dùng quạt điều hoà để thay thế sản phẩm của bạn. Lý do là vì quạt điều hoà cùng có tác dụng làm mát không khí, đem lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng ngoài ra nó còn có thể di chuyển đến những nơi mà người dùng mong muốn một cách dễ dàng trong khi điều hoà thì chỉ đứng im một chỗ. Vậy rõ ràng nếu như lượng khách hàng mua quạt điều hoà thì đơn vị kinh doanh điều hoà sẽ giảm đi lượng khách đáng kể.
2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Dựa vào cái tên là ta có thể hình dung phần nào về loại đối thủ cạnh tranh này rồi. Đây chính xác là những đối thủ chưa lộ diện, ở thời điểm hiện tại thì có thể họ chưa xuất hiện nhưng trong tương lai thì có.
Vậy nên để không bị rơi vào thế bị động, tốt hơn hết là doanh nghiệp hãy cứ làm tốt vai trò của mình trong từng khoảnh khắc. Luôn có những phương án đề phòng một đối thủ đáng gờm mới sẽ xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Xem thêm: Giải thích về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì
3. Ý nghĩa của việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Một khi bạn đã nắm rõ khái niệm cũng như phân loại được những đối thủ cạnh tranh với mình một cách chuẩn xác thì đã đến lúc phải bắt tay vào công cuộc phân tích chúng rồi.
Có nhiều người không biết mục đích hay ý nghĩa của việc phân tích đối thủ cạnh tranh, vậy thì câu trả lời sẽ ở ngay sau đây, đừng bỏ qua chi tiết nào đấy nhé.
Cứ nhìn vào đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ thấy hình ảnh của mình trong đó. Đối thủ cạnh tranh giống như một tấm gương chiếu phản vậy, bạn càng hiểu rõ về nó thì càng biết mình đang sở hữu những ưu nhược điểm như thế nào.
Có nghĩa là nhìn vào ưu điểm của họ mà thấy nhược điểm của mình và ngược lại. Chính đối thủ cạnh tranh lại là động lực thúc đẩy để bạn nhận ra giá trị đúng đắn hơn về doanh nghiệp, từ đó cần biết doanh nghiệp nên sửa những cái gì để cải thiện chất lượng cũng như mọi thứ liên quan.
Ngoài ra, sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh chính là điều tích cực đối với doanh nghiệp của bạn. Nhờ có họ mà các lãnh đạo công ty rèn luyện và nâng cao được vai trò của mình hơn, những chiến thuật hay ý tưởng xuất sắc cũng vì thế mà ra đời bởi ai cũng mong muốn mình là người chiến thắng trong cuộc chiến này.
Vậy bạn nói xem, việc phân tích đối thủ cạnh tranh có phải là một điều hay ho và cần thiết hay không? Một khi đã nắm rõ được vai trò của nó, bạn cần tìm hiểu thêm về việc doanh nghiệp sẽ nghiên cứu những gì đối với đối thủ cạnh tranh của mình. Và những thông tin đó đã được chia sẻ ở bên dưới, lướt qua nội dung này để đến phần kế tiếp bạn nhé.
4. Doanh nghiệp cần nghiên cứu những gì ở đối thủ cạnh tranh?
Những tiêu chí mà doanh nghiệp cần nghiên cứu khi phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm rất nhiều. Tuy nhiên hãy chú ý tới những gợi ý sau đây để đạt được kết quả tốt nhất.
4.1. Chú ý đến những tiêu chí quan trọng
Sản phẩm chính là thứ kết nối doanh nghiệp của bạn với khách hàng, một sản phẩm có bao bì đẹp, bắt mắt cùng với những công dụng tuyệt vời chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng hơn là những sản phẩm không đạt các tiêu chí đó. Ngoài ra, điều mà bạn cần chú ý khác đó chính là nội dung thông tin trên bao bì, mọi thứ đều phải rõ ràng, chuẩn xác bao gồm cả giới thiệu cho đến cách dùng hay cách bảo quản,...
Đối với khách hàng, điều mà họ quan tâm thứ 2 khi mua sản phẩm của bạn chính là các dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như vận chuyển, các hình thức thanh toán, bảo hành,...
Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn đã lọt vào tầm ngắm, khách hàng sẽ quan tâm nhiều hơn về hình thức thanh toán, hình thức vận chuyển hay bảo hành và so sánh chúng với đối thủ cạnh tranh của bạn. Bởi vậy cần thiết phải nghiên cứu thật kỹ đối thủ về những tiêu chí này và đưa ra một chính sách phù hợp nhất.
Giá bán thì đương nhiên là phải quan tâm rồi, nếu giá bán cùng 1 mặt hàng của bạn đang chênh hơn so với sản phẩm cùng loại của đối thủ thì chắc chắn bạn là người thua cuộc rồi.
Ngoài ra cũng cần chú ý đến logo, hình ảnh sản phẩm,... bởi vì chúng cũng là một trong những yếu tố hình thành nên quyết định mua hàng của người tiêu dùng đấy nhé.
Xem thêm: [Cập nhật mới nhất] Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh
4.2. Định lượng các tiêu chí thật chuẩn xác
Các tiêu chí thuộc về định lượng gồm có số lượng, giá cả, chất lượng, hiệu quả hay năng suất,... tất cả đều phải phù hợp với lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, phải phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Nếu bất kỳ 1 trong số những tiêu chí này đều thua đối thủ vậy thì doanh nghiệp của bạn sẽ là kẻ thất bại trong cuộc chiến này.
Nếu đã là chủ doanh nghiệp thì khái niệm đối thủ cạnh tranh là gì bạn cần phải nắm rõ nhất. Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh như những gì viecday365.com chia sẻ sẽ là hữu ích nếu như bạn biết áp dụng nó để khai thác thông tin về đối thủ của mình. Chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển và luôn giữ vững được phong độ của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
2856 0