Xu hướng khám và chẩn đoán bệnh từ xa - Telemedicine là gì?
Theo dõi viecday365 tạiDịch vụ khám chữa bệnh từ xa hay còn gọi là Telemedicine được rất nhiều các quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Vậy Telemedicine là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt thêm thông tin nhé.
1. Tìm hiểu xem Telemedicine là gì?
Telemedicine là một từ ghép có nguồn gốc là sự kết hợp của từ “tele” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “từ xa” còn từ “medicine” trong tiếng Latin nghĩa là “mederi” dịch ra là “điều trị”.
Một định nghĩa về Telemedicine được đông đảo mọi người cùng sử dụng nhất đó là: “Telemedicine là một hình thức cung cấp các dịch vụ nhằm chăm sóc sức khỏe khi khoảng cách là vấn đề chính, lúc đó các chuyên gia y tế chăm sóc sức khỏe sẽ sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông để có thể liên lạc trao đổi tình hình, thông tin hợp lệ của bệnh nhân để chẩn đoán và điều trị, phòng ngừa bệnh và thương tích, để nghiên cứu, đánh giá và để đào tạo liên tục về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tất cả những điều đó đều phục vụ cho một mục đích chung đó là nâng cao sức khỏe cho các cá nhân và cho cả cộng đồng".
Dựa theo định nghĩa này thì Telemedicine có thể được nhìn nhận là một sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông áp dụng vào ngành y học.
Telemedicine không chỉ dừng lại ở chẩn đoán hoặc theo dõi người bệnh từ xa mà còn là thiết bị công nghệ để có thể học tập điện tử và là dịch vụ y tế viễn thông, tư vấn từ xa qua mạng trái ngược với tư vấn trực tiếp.
Thử hình dung việc một bác sĩ ngồi trong phòng làm việc của mình nhưng vẫn có thể khám và chẩn đoán bệnh cho một bệnh nhân cách đó cả ngàn cây số. Chỉ cần một nhấn chuột là bác sĩ đã có thể nắm được toàn bộ thông tin, kết quả thăm khám, tình hình bệnh nhân như: các mẫu xét nghiệm (xét nghiệm sinh hoá, vi sinh, tế bào,...), thông tin về chẩn đoán chức năng (điện tim, điện não, hệ hô hấp,...), thông tin về hình ảnh (hình ảnh Xquang, kết quả siêu âm,...). Đó chính là công dụng tuyệt vời của Telemedicine trong việc khám chữa bệnh ngày nay.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc bác sĩ chuẩn thì cần đảm bảo có những gì?
2. Những hệ thống hữu ích của Telemedicine.
- Hệ thống giúp chẩn đoán và tư vấn từ xa: Đây là loại hình được thiết lập để bác sĩ, chuyên gia y tế có thể chẩn đoán từ xa, dữ liệu sẽ bao gồm tín hiệu và hình ảnh của bệnh có được và lưu trữ lại, sau đó được chuyển đến các bệnh viện, nơi mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích những dữ liệu đó, cuối cùng sẽ gửi lại chẩn đoán. Việc chẩn đoán từ xa có thể được thực hiện ngay cả lúc không có bác sĩ, chỉ có điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân, khi gặp trường hợp như vậy sẽ thường xảy ra ở các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa của các nước đang phát triển.
Đôi khi trong một số trường hợp chẩn đoán sơ bộ sẽ được thực hiện tại địa phương bởi sự trợ giúp của một hệ thống sẽ hỗ trợ việc ra quyết định (DSS). Đối với hình thức tư vấn từ xa, bác sĩ không chuyên khoa đó cần được tư vấn từ xa với một hoặc với nhiều các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các tình huống này sẽ xảy ra ở các khoa cấp cứu ở các bệnh viện thuộc các vùng nông thôn hoặc xảy ra ở các phòng khám chữa bệnh ban đầu, những nơi đó thường sẽ chỉ có bác sĩ thực hành khám tổng quát, không có bác sĩ chuyên khoa.
- Hệ thống theo dõi tình hình bệnh nhân từ xa: Các bệnh nhân sẽ được theo dõi tình hình sức khỏe từ xa, tình hình của bệnh nhân sẽ liên tục được chuyển đến bệnh viện và có thể được phân tích ngay tại chỗ bởi một hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS. Báo động đó được phát hiện từ xa và thông báo lại cho phía bệnh nhân. Hệ thống giảm sát đó có thể được quản lý và kiểm tra bởi các bác sĩ hoặc y tá tại địa phương.
- Hệ thống thực hiện can thiệp từ xa: Khi bệnh nhân vào phòng mổ, các bước can thiệp được thực hiện thông qua một robot được điều khiển từ xa bởi một bác sĩ trong phòng khám chính ở xa. Can thiệp từ xa này đòi hỏi các hỗ trợ tại địa phương được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc các điều dưỡng.
- Hệ thống giảng dạy, đào tạo từ xa: Các học viên là các bác sĩ, y tá và cả kỹ thuật viên sẽ được tham dự các lớp học được tổ chức giảng dạy từ các lớp học thuật từ xa và có thể tương tác, giao lưu với giáo viên.
Xem thêm: Việc làm bác sĩ tư vấn
Mô tả công việc bác sĩ răng hàm mặt
3. Những ưu và nhược điểm của việc sử dụng công nghệ thăm khám từ xa - Telemedicine.
- Ưu điểm:
+ Giúp cho việc chăm sóc và tiếp cận với bệnh nhân được nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.
+ Giúp tiết kiệm được chi phí đi lại, chi phí thăm khám,... khi có nhu cầu khám chữa sức khỏe đối với bệnh nhân.
+ Tăng mức độ tương tác, giao lưu giữa bệnh nhân với nhiều các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành và các bác sĩ chuyên môn cao.
+ Việc chăm sóc và theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân được thường xuyên và chính xác hơn.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi về trình độ đào tạo phải được nâng cao, nắm rõ các quy trình sử dụng. Các thiết bị kỹ thuật cho hệ thống để chẩn đoán bệnh phải đạt tiêu chuẩn cao và chính xác.
+ Khi muốn điều hướng các chính sách trong việc thay đổi và hoàn trả sẽ phức tạp hơn.
+ Làm giảm tương tác trực tiếp giữa bệnh nhân với bác sĩ
Xem thêm: [Tiết lộ] Bản mô tả công việc bác sĩ gia đình mới nhất
4. Những thành công và khó khăn của Telemedicine khi ứng dụng tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, Telemedicine đã được thực hiện ứng dụng trong dự án của bệnh viện Việt Đức, đã được Nhà nước cùng với Bộ Y tế phê duyệt từ những năm 2024 đến năm 2024. Dự án bệnh viện vệ tinh cho bệnh Việt Đức này có tất cả 6 bệnh viện bao gồm Việt Tiệp (Hải Phòng), Sơn Tây, Nam Định, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hóa nhằm kịp thời chẩn đoán và cứu chữa cho bệnh nhân, qua đó giảm thiểu tình trạng quá tải cho bệnh viện Việt Đức.
Vào ngày 05/05/2024, thông qua việc truyền hình trực tiếp thì bệnh viện Việt Tiệp ở Hải Phòng đã thực hiện được thành công một ca phẫu thuật nhờ sự tư vấn chuyên môn từ xa của các chuyên gia đến từ bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Đây có thể nói là bước đầu thành công của việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào chữa trị, y tế tại Việt Nam. Khi đó kỹ thuật Telemedicine đã sử dụng đường truyền mạng VNPT với các hình thức truyền dẫn khác nhau như truyền dẫn cáp quang để kết nối thiết bị mổ nội soi và camera ghi hình tại phòng mổ để chuyển về trung tâm tư vấn phẫu thuật.
Nhờ việc sử dụng Telemedicine, công cuộc khám chữa và chẩn đoán cho bệnh nhân diễn ra nhanh chóng hơn, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện, cơ hội để các nhân viên y bác sĩ ở các địa phương có thêm cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Còn đối với các bệnh viện tuyến trung ương thì đây là một phương thức, giải pháp vô cùng hữu hiệu trong việc giúp giảm tải bệnh nhân.
Bên cạnh những thành công to lớn trong việc ứng dụng Telemedicine trong việc chữa trị và chuẩn đoán bệnh thì vẫn còn những khó khăn và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam như: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn thấp và chưa được đồng bộ giữa các khu vực, vùng miền với nhau. Hiện mới chỉ có 34% các đơn vị trong ngành y tế sử dụng cục bộ LAN và 27% đơn vị có máy chủ và trong đó chỉ có ⅓ số máy chủ là đạt được yêu cầu về kỹ thuật và nhu cầu sử dụng. Đa phần các đơn vị đều thiếu hụt các máy trạm và các thiết bị ngoại vi.
Xem thêm: [Giải mã] Mô tả công việc bác sĩ phẫu thuật mới nhất 2024
Không chỉ vậy đa phần các đội ngũ cán bộ CNTT chuyên ngành y tế đều là tự tìm hiểu và tự đào tạo. Việc làm tìm kiếm và thu hút các chuyên viên, cán bộ thông tin dành cho ngành y tế gặp tương đối nhiều khó khăn vì vẫn chưa có một khoản chi riêng cho công nghệ thông tin trong mục lục ngân sách của Nhà nước. Hiện vẫn chưa có nhiều tiêu chuẩn thống nhất về quản lý và tiêu chuẩn đề ra cho kỹ thuật về CNTT, truyền thông đối với lĩnh vực y tế.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp giải đáp Telemedicine là gì? Ưu và nhược điểm của việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc khám chữa bệnh từ xa.
1142 0