Sales Contract là gì? Tất tần tật về Sales Contract
Theo dõi viecday365 tạiĐối với dân Sales chuyên nghiệp, không ai là không biết đến những loại hợp đồng giao dịch cần ký kết để mang về lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Sales Contract thực chất chỉ là một thuật nghĩa chuyên ngành mà đối với nhiều người nó còn khá mới mẻ và không nằm trong tầm hiểu biết của họ. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả những điều liên quan đến Sales Contract mà không phải ai cũng biết nhé.
1. Sales Contract là gì? Giới thiệu chung về Sales Contract
Sales Contract là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chuyên ngành tiếp thị kinh doanh, bán hàng. Thực chất Sales Contract được tách ra từ hai yếu tố biệt lập đó là “sales” và “contract”.
Sales: is the department that sells a company’s products. Có nghĩa là một bộ phận bán hàng, bán các sản phẩm của công ty.
Contract: to make a legal agreement with someone to do work or to have work done for you/ a legal document that states and explains a formal agreement between two different people or groups, or the agreement itself. Có nghĩa là cái được tạo ra như một cam kết hợp pháp với một người để làm hoặc để thực hiện xong cho bạn/ một tài liệu hợp pháp để thông báo và giải thích một cam kết chính thức giữa hai người khác nhau hoặc các nhóm hoặc bản thân cam kết đó.
Như vậy, Sales Contract là từ được cấu tạo từ hai danh từ đơn trong tiếng Anh mang ý nghĩa chuyên về lĩnh vực bán hàng hay còn gọi là một bộ phận trong phòng Sales Marketing. Nó là bản hợp đồng thỏa thuận các điều khoản và cam kết ràng buộc hợp pháp và có tính pháp lý về các giao dịch bán hàng giữa người mua và người bán.
Sales Contract vô cùng cần thiết cho quá trình chốt đơn bán hàng với các loại giao dịch lớn của các công ty và doanh nghiệp. Đặc biệt là với các đối tác lớn trong nước và quốc tế.
Các thoả thuận của hợp đồng bán hàng chính thức sẽ sử dụng ngôn ngữ trang trọng để trình bày chi tiết các điều khoản cần thiết của một giao dịch, hàng hoá hoặc những loại tài sản có giá trị được trình bày cụ thể trong hợp đồng. Sales Contract là một bản hợp đồng nhằm trao đổi các điều khoản để thanh toán và thực hiện theo đúng cam kết đó trong tương lai. Kết quả của quá trình ký kết hợp đồng bán hàng là những hợp đồng này sẽ được lưu trữ cho mục đích pháp lý và hồ sơ có liên quan đến giao dịch. Nó nhằm xác nhận các điều kiện của thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng mua bán bao gồm: người bán, người mua, hàng hóa hoặc dịch vụ và các điều khoản quan trọng khác.
Xem thêm: Việc làm tiếp thị quảng cáo
2. Lợi ích của việc sử dụng Sales Contract
Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng mua bán là rất lớn và rất có giá trị đối với từng cá nhân nói riêng và đại bộ phận doanh nghiệp nói chung.
Chính vì vậy, mà người ta luôn có những các so sánh hóm hỉnh như truyền miệng và giấy trắng mực đen. Những thứ thuộc về truyền miệng thì thường mang tính chất lời nói gió bay, không ai là người đảm bảo và xác nhận cho những điều đó. Những loại hợp đồng truyền miệng chỉ có tính chất là hiệu lực trong một số trường hợp rất nhỏ và cụ thể. Còn đối với hợp đồng mua bán thì chúng được quy định rõ ràng bởi các điều khoản và quyền, nghĩa vụ của các hai bên đối với trách nhiệm thi hành hợp đồng. Hợp đồng mua bán có tính chất ảnh hưởng đến hậu quả về kinh tế của một tổ chức khi vi phạm một trong các điều khoản của hợp đồng.
Nói một cách đơn giản thì hợp đồng mua bán nhằm đảm bảo rằng các giao dịch sẽ diễn ra theo cách mà được cả hai bên chấp nhận dựa trên những điều khoản có sẵn và chúng cho phép doanh nghiệp/tổ chức bảo vệ quyền lợi của chính mình. Những quy định này sẽ được trình bày cụ thể trong các điều khoản bán hàng cung cấp giữa hai bên các biện pháp nhằm bảo vệ người mua và người bán nếu một trong các bên liên quan không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy rằng, hợp đồng mua bán (Sales Contract) là một trong những hợp đồng quan trọng tăng tính ràng buộc về mặt pháp lý cho bất cứ một cam kết hay giao dịch quan trọng có tầm cỡ nào.
Xem thêm: Việc làm kế toán bán hàng
3. Những điều khoản và yếu tố cần thiết của Sales Contract
3.1. Xác định các bên liên quan
Cần phân biệt đúng về hợp đồng bán hàng và hoá đơn bán hàng để đảm bảo rằng bạn đang không đánh đồng hai khái niệm này với nhau.
Sales Contract và hoá đơn bán hàng có mục đích tương đối giống nhau tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất của chúng đó là về mức độ chi tiết. Trong khi Sales Contract là loại hợp đồng cụ thể về các điều khoản, kế hoạch thanh toán, bảo hành, phân nhánh pháp lý thì hoá đơn bán hàng chỉ đơn giản là một biểu mẫu được biểu thị các nội dung về chuyển giao tài sản giữa người bán và người nhận. Thực tế cho thấy, hoá đơn bán hàng đôi khi lại là một trong những chứng từ liên quan bổ sung thông tin cho Sales Contract rõ ràng và chi tiết hơn.
Những đối tác có liên quan trong hợp đồng mua bán thường được xác định trong hầu hết các trường hợp giao dịch, điều này có nghĩa tương tự như hai hoặc nhiều bên tham gia chính trong hợp đồng đó, tức là người mua và người bán.
Hợp đồng mua bán sẽ chỉ định chính xác mỗi bên là ai. Ví dụ như hợp đồng mua bán giữa một bên là các nhân tổ chức A với một bên là cá nhân tổ chức B thì giao dịch thực tế khi ký kết hợp đồng sẽ do đại diện của mỗi bên đứng ra ký kết. Trong trường hợp này, người đại diện cho công ty cần xác nhận đúng vai trò pháp lý của mình trong giao dịch và bất cứ thông tin liên quan nào như địa chỉ hay số điện thoại cũng cần được ghi chi tiết.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất
3.2. Mô tả về dịch vụ hàng hoá
Đây chính là khía cạnh quan trọng nhất của một bản hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán sẽ chỉ rõ bản chất của giao dịch là gì. Ví dụ như trong tình huống bán xe, chiếc xe đó sẽ được mô tả chi tiết. Sau đó cách thức chi trả sẽ được nêu rõ là khoản thanh toán và hình thức thanh toán như thế nào. Mô tả về giao dịch bao gồm các yếu tố về khung thời gian thực hiện và ký kết giao dịch, thời gian hàng hoá dự kiến sẽ được giao, phương thức giao hàng, thông số kỹ thuật và các kế hoạch dài hạn khác.
Mô tả chi tiết và rõ ràng hơn về ký hiệu và số hiệu giao dịch, tên sản phẩm, kiểu dáng kích thước, trọng lượng, màu sắc, định lượng, …
3.3. Kế hoạch trả và phương án dự phòng
Khoản thanh toán thường là điều khoản được thương lượng và mang ra đàm phán nhiều nhất trong tất cả các giao dịch và hợp đồng mua bán. Đó là lý do tại sao nó nên được trình bày dưới dạng văn bản. Ngoài giá của hợp đồng thì còn bao gồm các điều chỉnh cần thiết như đặt cọc, hợp đồng mua bán cần nêu rõ các yếu tố sau đây:
Cách thức và khi nào thì người mua sẽ nhận được hoá đơn và ký kết hợp đồng; Tiến trình thanh toán; Các phương thức thanh toán được chấp thuận và những hình thức thanh toán trả góp hay trả một lần.
Trong trường hợp người mua không thanh toán ngay từ lần đầu tiên thì hãy đưa ra một phiếu kỳ hạn để gia hạn hợp đồng.
Hợp đồng mua bán cũng cần có những điều khoản dự phòng mà các bên đồng ý. Dự phòng tức là đề cập đến những tình huống có thể xảy ra mà hợp đồng này có thể giải quyết. Ví dụ như vấn đề bảo hành là một điều cần thiết cho quá trình bán sản phẩm và là tình huống bất thường có thể giải quyết. Nó cung cấp những thông tin chi tiết trong trường hợp sản phẩm bị lỗi hoặc vỡ. Điều khoản dự phòng cũng nhằm đảm bảo cho những trường hợp bất trắc mà người mua không thanh toán đúng theo thỏa thuận cho người bán.
Bảo hành là một loại bảo hiểm đặc biệt có hiệu lực pháp lý đảm bảo với người mua rằng hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp sẽ đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy. Nó là bản tuyên bố và khẳng định của người bán về đặc tính và chất lượng của hàng hoá và người bán cũng sẽ đồng thời đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng bất cứ khi nào người mua mua hàng của người bán.
Xem thêm: Giám đốc dự án là gì? Tìm hiểu vai trò của giám đốc dự án
3.4. Tình trạng của Sales Contract
Sales Contract nhằm đảm bảo cho việc quy định về thời hạn và quyền tài phán của nó. Hợp đồng có thể nêu rõ các thoả thuận về ràng buộc ở mức nào, mỗi bên có quyền truy đòi gì khi các điều khoản hợp đồng của họ bị xâm phạm. Thông thường hợp đồng mua bán cũng bao gồm những nội dung về thủ tục thay đổi hợp đồng chẳng hạn như điều khoản yêu cầu mỗi bên phải trình thỏa thuận bằng văn bản để thay đổi hợp đồng.
Tình trạng của Sales Contract cần được đảm bảo bởi các bên có liên quan đến hợp đồng đặc biệt là khi đang trong quá trình ký kết hoặc thực thi các cam kết của hợp đồng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Sales Contract cũng như những nhân tố cần thiết của một bản hợp đồng mua bán. Nếu bạn đang có những thắc mắc hoặc cần tìm hiểu thông tin về Sales và những điều kiện liên quan đến nghề Sales thì đây chính là bài viết bạn nên tham khảo.
1909 0