Nghi can là gì? Phân biệt giữa nghi can và bị can, bị cáo
Theo dõi viecday365 tạiTrong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta đã nghe thấy xuất hiện đâu đó, hoặc ai đó nói về thật ngữ “nghi can”, hoặc xuất hiện nhiều trên ti vi phải không nào. Dù nghe nhiều nhưng không mấy ai thực sự hiểu rõ bản chất của nghi can là gì cũng như không biết được khi nào thì gọi là nghi can? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ trình bày về khái niệm nghi can là gì và phân biệt giữa nghi can, nghi phạm, bị can và bị cáo để các bạn có thể hiểu rõ ràng về những thuật ngữ này, tránh có sự nhầm lẫn xảy ra.
1. Khái niệm nghi can là gì ?
Pháp luật Việt Nam có rất nhiều thuật ngữ, những thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hình một vấn đề nào đó. Trong số những thuật ngữ đó, bài viết này đề cập tới thuật ngữ nghi can và trình bày những thông tin liên quan đến nghi can giúp các bạn hiểu rõ ràng hơn về nghi can, đồng thời giải đáp những thắc mắc của các bạn đối với nghi can.
Khái niệm nghi can là gì?
“Nghi can” chính là thuật ngữ được dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên người này mới chỉ được xác định ở dạng nghi vấn mà cơ quan pháp luật chưa có đầy đủ chứng cứ và cơ sở để kết luận hay khẳng định chính xác người đó có phải là hung thủ hay không. Ngoài ra, nghi can cũng được hiểu là người đang bị nghi ngờ là có sự liên quan đến vụ án hình sự và thuộc vào trường hợp chưa bị bắt vì chưa đủ chứng cứ để kết tội họ.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
Ví dụ, trong một vụ án giết người nghiêm trọng xảy ra, cảnh sát hình sự sẽ không giới hạn ở bất cứ một người cụ thể nào duy nhất liên quan đến vụ án, bởi vụ án này sẽ có rất nhiều đối tượng có sự khả nghi và được đưa vào diện nghi vấn, hoặc những người bị người khác tố giác trong quá trình công an/cảnh sát hình sự lấy lời khai. Lúc này chưa có căn cứ xác thực đủ khả năng để khẳng định người đó là kẻ thực hiện hành vi giết người thì kẻ đó được gọi là nghi can.
Tìm hiểu thêm: Công an thi khối nào
Người nghi can này từ đó được đưa vào tầm ngắm để theo dõi, quan sát hoặc bị bắt về trụ sở cảnh sát để tiến hành điều tra, trong quá trình điều tra mà công an đã tìm được căn cứ rõ ràng khẳng định người này chính là hung thủ trong vụ án thì bên cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố và người nghi can này trở thành bị can.
Như thế, khi một ai đó bị nghi là người có hành vi tội phạm giết người nhưng chưa có bằng chứng cụ thể thì người đó mới chỉ là nghi can. Cơ quan điều tra có thẩm quyền cần thực hiện nghiệp vụ và công tác điều tra để có thể xác định rõ ràng liệu người nghi can đó có chính xác là hung thủ hay không mới có thể kết tội họ, không nên vội vàng đưa ra kết luận tránh những sai sót tai hại trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, trong Hiến pháp và pháp luật về tố tụng và điều tra hình sự của Việt Nam, kể cả đối với dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự đã được sửa đổi, bổ sung không tồn tại các thuật ngữ pháp lý nghi can, nghi phạm.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
2. Quyền và nghĩa vụ của nghi can
Sau khi hiểu rõ về khái niệm của nghi can là gì thì chúng ta cũng cần hiểu và biết về quyền và nghĩa vụ của nghi can là gì? Bất cứ người nào bị cho vào diện nghi can cũng cần nắm được quyền cũng như nghĩa vụ của bản thân để phục vụ cho quá trình điều tra của các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền trong vụ án được được điều tra làm rõ.
Vụ án khi đang trong giai đoạn tiền tố tụng, cơ quan điều tra cũng sẽ tiến hành xác minh sự việc, công tác điều tra này diễn ra không khác gì khi nghi can và vụ án đã được khởi tố rồi. Cơ quan điều tra sẽ thực hiện những hoạt động cơ bản nhưng quan trọng như là thực hiện tiến hành việc lấy lời khai từ nghi can, yêu cầu nghi can cung cấp những tài liệu, chứng cứ giám định để đối chất.
Đó là nghĩa vụ của người bị cho là nghi can, tuy nhiên các nghi can có quyền được mời luật sư riêng của mình nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi trước khi bị khởi tố (Theo bộ luật hình sự hiện nay đã có quy định). Khi nghi can bị triệu tập đến làm việc với các cán bộ tại cơ quan điều tra thì sẽ được phép mời luật sư của mình đến cùng. Nghi can đó được coi là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nên theo Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2024, họ có quyền được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; được thông báo giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình; được trình bày ý kiến, lời khai; đưa ra các chứng cứ chứng minh mình có mức độ liên quan như thế nào đối với vụ án và trình bày ý kiến về tài liệu đồ vật có liên quan tới vụ án, yêu cầu người có thẩm quyền đánh giá lại vấn đề; tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; được thông báo kết quả giải quyết tố giác; được khiếu nại quyết định hành vi tố tụng cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Nghĩa vụ của nghi can là phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác và kiến nghị.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
3. So sánh, phân biệt giữa nghi can, nghi phạm, bị can và bị cáo
Để có thể so sánh, phân biệt rõ ràng giữa nghi can, nghi phạm, bị can và bị cáo thì trước hết chúng ta cần hiểu được khái niệm của từng thuật ngữ rồi từ đó mới có thể phân biệt được giữa các thuật ngữ tên gọi này.
3.1. Phân biệt bị can và các thuật ngữ qua khái niệm
Đầu tiên, nghi can được hiểu là người bị cho vào diện nghi vấn có liên quan đến vụ án hình sự nhưng do cơ quan điều tra chưa có chứng cứ cụ thể nên chưa thể khẳng định được người đó có phải là tội phạm thực hiện hành vi đó hay không, người này chưa bị bắt.
Sau đó, người đối tượng được xác định là người nghi ngờ liên quan đến một vụ án, có các dấu hiệu của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và đã có lệnh bắt.
Tiếp đến, bị can là người bị được xác định là có liên quan và thực hiện hành vi phạm tội, bị khởi tối về mặt hình sự.
Cuối cùng, bị cáo chính là người đã bị Tòa án đưa ra để xét xử tại tòa án nơi mà người phạm tội sẽ bị xét xử.
Xem thêm: Nghiệp vụ cảnh sát là gì?
3.2. Phân biệt thông qua quyền và nghĩa vụ
3.2.1. Về quyền
Đối với bị can:
- Bị can có quyền được biết bản thân vị khởi tối vì tội gì
- Bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của bản thân từ các cán bộ cơ quan có thẩm quyền.
- Bị can có quyền được trình bày lời khai biện minh cho bản thân đối với vấn đề của vụ án.
- Bị can có quyền đưa ra những tài liệu và các đồ vật và các yêu cầu của bản thân đối với cơ quan có thẩm quyền.
- Bị can có quyền đề nghị thay đổi thay đổi người giám định, thay đổi người tiến hành tố tụng, thay đổi người phiên dịch theo quy định.
- Bị can có quyền tự bào chữa cho mình hoặc là thuê luật sư bào chữa cho mình.
- Bị can có quyền được nhận quyết định khởi tố từ cơ quan điều tra khi đã có quyết định khởi tố; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; thay đổi hoặc là hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
- Bị can có quyền khiếu nại các quyết định, những hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi những hành vi đó không đúng với quy định.
Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì?
Đối với bị cáo:
- Bị cáo có quyền được nhận các quyết định như sau: quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng hoặc thay đổi, hoặc là hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ vụ án; các quyết định của Tòa án...
- Bị cáo có quyền được được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình.
- Bị cáo có quyền được đề nghị cơ quan có thẩm quyền, tòa án thay đổi người tiến hành tố tụng, đề nghị thay đổi người giám định, hoặc thay người phiên dịch theo quy định của pháp luật.
- Bị cáo có quyền được tự bào chữa cho hành vi của mình hoặc là thuê luật sư bào chữa cho hành vi của mình.
- Bị cáo có quyền được trình bày ý kiến cá nhân đối với các vấn đề của vụ án, tranh luận tại phiên tòa.
- Bị cáo có quyền được nói lời cuối cùng trước khi nghị án.
- Bị cáo có quyền được kháng cáo đối với bản án và quyết định của Toà án.
- Bị cáo có quyền được khiếu nại đối với các quyết định, những hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành thực hiện việc tố tụng khi mà các vấn đề chưa sáng tỏ, kết tội không rõ ràng minh bạch đối với bị cáo.
Xem thêm: Mô tả công việc thẩm phán
3.2.2. Về nghĩa vụ
Đối với bị can: Bị can cần phải có mặt đúng thời gian theo giấy hẹn triệu tập của cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát nhân dân. Nếu bị can vắng mặt mà không báo cáo lý do chính đáng với cán bộ của cơ quan điều tra có thẩm quyền thì sẽ có thể bị áp giải về cơ quan, nếu bị can bỏ trốn thì sẽ bị cơ quan điều tra tiến hành truy nã.
Đối với bị cáo: Bị cáo cần phải có mặt theo đúng với thời gian được ghi trong giấy hẹn của Tòa án nhân dân, nếu bị cáo vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp giải hoặc truy nã khi bỏ trốn.
Trên đây là khái niệm nghi can là gì? Phân biệt giữa nghi can và nghi phạm, bị can, bị cáo giúp các bạn hiểu rõ ràng về từng đối tượng đang vướng phải các vấn đề về hình sự. Nắm được các thuật ngữ này và phân biệt chúng sẽ giúp các bạn dễ dàng nhận biết được các loại hình tội phạm.
3642 0