Bị can bị cáo là gì? Những thông tin cần biết về bị can, bị cáo
Theo dõi viecday365 tạiBị can, bị cáo là hai từ sử dụng phổ biến trên truyền thông về pháp luật. Tuy nhiên hai khái niệm này lại thường bị sử dụng nhầm lẫn hoặc là sai ngữ nghĩa do có nhiều sự tương đồng và mối liên quan lẫn nhau. Để làm rõ điều này, bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu bị can, bị cáo là gì.
1. Những thông tin cần biết về bị can
1.1. Khái niệm về bị can
Bị can là đối tượng đã bị khởi tố về hình sự, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối với pháp nhân, mọi hành vi tố tụng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Bị can thường gắn với các cụm từ liên quan như khởi tố bị can, truy tố bị can. Đây là hai giai đoạn trong tố tụng hình sự. Ở hai giai đoạn này, đối tượng bị cho là người đã phạm tội với những chứng cứ được xác minh từ các cơ quan chức năng được gọi là bị can.
1.2. Quyền của bị can
Khởi tố là khi có dấu hiệu của phạm tội cơ quan có thẩm quyền được trao một số đặc quyền để có thể thực hiện điều tra là bước đầu để làm rõ các vấn đề, từ đó đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên đây là bước đầu của quá trình điều tra nên thông tin chưa đầy đủ, cần có thời gian xác minh. Vì vậy, bị can có thể là đối tượng phạm tội hoặc không, khi chưa rõ ràng thì họ vẫn có những quyền cơ bản như sau:
Bị can có quyền yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp thông tin tại sao mình bị kiện. Mọi công dân điều có quyền lợi và khi bị khởi tố thì quyền lợi đó bị xâm phạm, họ có quyền được biết lí do mình bị xâm phạm quyền.
Bị can sẽ được thông báo và giải thích các quyền và nghĩa vụ từ cơ quan có chức năng. Đây là quyền của bị can nên khi cơ quan chức năng không làm đúng nhiệm vụ của mình thì bị can có quyền yêu cầu nhằm hiểu rõ những quyền của mình đưuọc sử dụng trong quá trình khởi tố để bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ cần thực hiện để tránh sự sai phạm lệch lạc trong quá trình này.
Bị can có quyền nhận các quyết định như quyết định truy tố bị cáo, quyết định sửa đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định phê chuẩn.; quyết định áp dụng, sửa đổi, hủy bỏ; kết luận điều tra; quyết định đình chỉ,... giúp bị can biết các quá trình hoạt động của cơ quan chức năng để biết mình đang nằm trong giai đoạn nào, quyền lợi đến đâu, nghĩa vụ với nhà nước như thế nào. Các quyết định này như các dấu mốc có tính pháp lý.
Bị can có quyền cung cấp bằng chứng, tài liệu, đưa ra ý kiến về các bằng chứng tài liệu đó và yêu cầu người có thẩm quyền đánh giá, xác minh. Đây là quyền của bị can nhưng cũng giúp ích cho quá trình điều tra. thay vì cơ quan có chức năng phải đi tìm và chính minh thì bị can sẽ cung cấp một số bằng chứng giúp có thêm và hoàn chỉnh tài liệu, rút gọn được công tác tìm kiếm và cũng có thể là bằng chứng có lợi để đảm bảo quyên của bị can. Đồng thời, bị can không buộc phải nhận tôi hoặc những lời khai bất lợi nhằm hạn chế tình trạng ép cung, mớm cung làm cho các bằng chứng đi sai lệch với thực tế.
Để đảm bảo tính công bằng, bị can có quyền đề xuất giám định lại nhằm chắc chắn về chứng cứ hoặc yêu cầu thay đổi người giám định dịch thuật nếu như nhận thấy điều này bất lợi cho mình.
Bị can có một quyền vô cùng quan trọng là quyền bào chưã hoặc nhờ người bào chữa. đây là quyền thể hiện tính nhân văn cũng như coi trọng thực tế hành vi. Quyền này giúp bị cán đưa ra những lí lẽ để bảo vệ mình trước những chứng cứ, lí do bất lợi mà các cơ quan chức năng tìm được. Bổ sung, sửa chữa, thay đổi những thuộc tính phiến diện của vấn đề để có cái nhìn tổng quan giữa hành vi và kết quả là tội phạm được hành thành trên thực tế.
Quyền khiếu nại các quyết định và các bước tố tụng của cơ quan hoặc người có thẩm quyền được trao cho bị can nhằm sử dugnj khi nhận thức các hoạt động này bất thường, không đúng với quy định. Và đây cũng là hình thức gây áp lực với cơ quan, người có thẩm quyền buộc họ phải làm đúng, chính xác.
Một số người cho rằng chỉ khi có chứng cứ xác minh từ cơ quan chức năng thì mới có thể khởi tố, tức là việc khởi tố của cơ quan chức năng phải dựa trên cơ sở thực tế. Vậy bị can tại sao vẫn còn nhiều quyền như vậy? Bởi lẽ, các hoạt động tố tụng, các chứng cứ được tìm thấy là do hoạt động của con người, sự hiểu biết của con người là có hạn. Việc trao cho bị can một số quyền là giúp quá trình hoạt động điều tra được đa chiều, nhiều khía cạnh và tránh sự chủ quan, phiến diện để vấn đề được nhìn nhận một cách đầy đủ. Từ đó giúp hoạt động tố tụng được đi đúng hướng, xử được đúng người đúng tội, tránh oan sai, tránh xử nhầm người nhầm tội, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân.
1.3. Nghĩa vụ của bị can
Bên cạnh quyền thì nghĩa vụ là điều bắt buộc với bị can. Bị can có một số nghĩa vụ chính sau: Bị can phải tham sự việc triệu tập từ người có thẩm quyền và chấp hành quyết định và yêu cầu của người có thẩm quyền. Việc thực hiện nghĩa vụ này đảm bảo đúng người, đúng quy trình thủ tục, thông qua đây bị can có thể thực hiện quyền lợi của mình. Đảm bảo nghĩa vụ của mình, bị can sẽ được đảm bảo các quyền lợi.
Khi cơ quan thẩm quyền triệu tập mà bị can vắng mặt thì phải báo cáo với lí do chính đáng. Việc thẩm định lí do có chính đáng hay không sẽ được cơ quan chức năng phản hồi và hẹn vào triệu tập vào thời gian khác. trường hợp vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc trở ngại do khách quan (không thể làm khác được, không có cách giải quyết hợp lý tức thời) thì bị cưỡng chế như áp giải, nếu bỏ trốn sẽ bị truy nã theo quy đinh.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
2. Những thông tin cần biết về bị cáo
2.1. Khái niệm về bị cáo
Bị cáo là đối tượng bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. nếu là pháp nhân thì việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thông qua người địa diện theo pháp luật của pháp nhân.
Bị cáo là danh từ đượng sử dụng kể từ khi có quyết định của Tòa án đối với bị can. Đây là tên gọi đối tượng của giai đoạn sau xét xử. So với bị can thì đây là giai đoạn tố tụng sau khởi tố Sau khởi tố, công tác điều tra được trao một số quyền làm nhiệm vụ từ đó tiếp tục tìm kiếm chứng cơ, bằng chứng, xác minh tính liên quan với hành vi phạm tội và mối quan hệ trực tiếp với bị can. Từ đó công tác điều tra có đầy đủ hồ sơ, vụ án để giao cho bên Tòa án nhằm đưa bị can ra xét xử để nhận hình phạm cho hành vi phạm tội của mình. So với bị can, thì bị cáo là tên gọi cho đối tượng của giai đoạn sau.
2.2. Quyền của bị cáo
Tương tự với can, bị cáo cũng có một số quyền điển hình sau nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi khi tham gia tố tụng trong gia đoạn xét xử này.
Bị cáo có quyền nhận các quyết định liên quan trức tiếp đến bản thân như quyết định đưa ra xét xử; quyết định về biện pháp cưỡng chế (áp dụng, hủy bỏ, thay đổi); các quyết định đình chỉ và quyết định khác của Tòa án. Đây là các quyết định mang tính pháp luật, áp dụng trực tiếp với bị cáo. Từ các quyết định này, các cơ quan chức năng co quyền tiến hành quyết định và sẽ xâm phạm đến quyền lợi của đối tượng. Vì vậy, họ có quyền được biết mình phải chịu hành phạt nào, có biện pháp xử lí gì.
Bị cáo có quyền tham gia phiên tòa. Phiên tòa là nơi trình bày các chứng cứ và kết tội bị cáo. Bị cáo là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất trong quá trình xét xử, họ có quyền tham gia xét xử vừa nhận sự kết tội cũng vừa giám sát hoạt động của cơ quan chức năng.
Bị cáo có quyền được biết, được giả thích về quyền và nghĩa vụ của mình. từ đó sử dụng tốt các quyền nhằm bảo vệ quyền lợi, hạn chws sự buộc tội phiến diện và tránh vi phạm không thực hiện nghĩa của mình.
Giai đoạn xét xử tiếp tục trao quyền cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, trình bày ý kiến bị cáo. Khi bị cáo thấy những thứ đó liên quan đến vụ án của mình thì có thể cung cấp bổ sung và rất có thể đây sẽ là chứng cứ thay đổi vụ án và giảm tội cho đối tượng cũng như bị cáo không phải buộc nhận tội hoặc đưa ra lời khai bất lợi cho mình. Quy định hướng tới thu thập một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất cho hồ sơ.
Quyền bào chữa là quyền quan trọng nhất của của bị cáo, có thể tự bào chữa hoặc nhờ người. Quyền này giúp bị cáo lập luận những vấn đề chưa rõ ràng trong quá trình xét xử nhằm làm sáng tỏ các vấn đề một cách minh bạch và theo chiều hướng có lợ cho bị cáo, tránh bị sai tội.
Bị cáo được trao quyền tranh luận, yêu cầu hỏi những người tham gia phiên tòa nhằm có cái nhìn đa chiều, lập luận những chỗ cho rằng cho hợp lý trong quá trình điều tra và xét xử. Tuy nhiên quyền này phải thông qua chủ tọa hoặc tự mình hỏi nếu được chủ tọa được chủ tọa đồng ý để tạo sự khách quan, hiệu quả, tránh sự định hướng lệch lạc từ bị cáo gây khó khăn cho việc xét xử.
Nói lời sau cuối trước khi nghị án và xem biên bản, yêu cầu sửa đổi khi cần thiết cũng là quyền của bị cáo để người phạm tội nhìn thấy rõ tội lỗi của mình, ăn năn hối cải cũng như chấp nhận những hành vi đã xảy ra là sai trái để sửa chữa. Và đây là bước nhận sự đồng ý từ bị cáo với các quyết định Của Tòa án.
Bị cáo có quyền khiếu nại, kháng cáo khi phát hiện ra sai sót, bằng chứng, kết tội chưa hợp lý và ảnh hưởng, bị xâm phạm đến quyền lợi chính đáng. Với quyền này, bị cáo là bên đối trọng với các cơ quan thẩm quyền nhằm buộc họ phải tiến hành đúng quy trình, thủ tục tố tụng, xét xử đúng người đúng tội.
2.3. Nghĩa vụ của bị cáo
Nghĩa vụ của bị cáo bao gồm: có mặt theo giấy triêu hồi và chấp hành quyết định, yêu cầu của tòa án. Đây là những nghĩa vụ quan trọng mà nhà nước yêu cầu với bị cáo nhằm quá trình tố tụng được tiến hành nhanh chóng, chính xác có sự tham gia của cả hai bên là nhà nước và bị cáo đảm bảo tính đúng đắn của vấn đề.
Nếu bị cáo không thực hiện nghĩa vụ sẽ bị cưỡng chế bằng các bện pháp phù hợp với từng nghĩa vụ. Trường hợp vắng mặt phải có lí do chính đáng, bất khả kháng nếu không sẽ bị áp giải hoặc truy nã nếu bỏ trốn. Việc không chấp hành quyết định của tòa án sẽ bị cưỡng chế và không được hưởng hoa hồng trong quá trình cải tạo.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
3. Phân biệt bị can và bị cáo
Hai từ này khác nhau về bản chất và thời điểm sử dụng trong tô tụng hình sự. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được đều này mà người dân thường sử dụng theo thói quen. Dẫn đến việc nhận thức về pháp lý ngộ nhận, không chính xác, sai lệch ngữ nghĩa so sánh các quy định nên xảy ra nhiều mâu thuẫn, phát ngôn bình luận không đúng đắn khiến dư luận xã hội bất bình. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số và mạng xã hội rất phát triển, thông tin đc truyền dễ dàng và nhanh chóng nên sự sai lệch ban đầu sẽ khiến định hướng dư luận đi vào một con đường không đúng đắn và sự hiểu biết xã hội lệch lạc.
Ngoài việc thông tin sai lệch thì các vấn đề liên quan đến pháp lý nói chung và đặc biệt là đối tượng chịu pháp lý cũng sẽ bị người đọc nhìn nhận một cách không đúng đắn. Điều này ảnh hưởng đến danh dự của người tham gia tố tụng hình sự và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của họ. Nên Pháp Luật và Nhà nước để đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là các cá nhân không đại diện cho cơ quan quyền lực nhà nước trong hình sự. Những danh từ này chỉ được sử dụng sau khi có quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi và theo đúng tinh thần hiến pháp khi chưa có bản án kết tội thì không ai bị coi là có tội cũng như đảm bảo sự công minh trong công tác tố tụng tránh để dư luận định hướng khi chưa có đầy đủ thông tin.
Với những lí do trên cần phân biệt khái niệm bị can và bị cáo. Hai khái niệm được sử dụng trong hai gia đoạn tố tụng khác nhau; Bị can sử dụng trong giai đoạn khởi tố, còn bị cáo sử dụng trong giai đoạn xét xử.
Quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo có nhiều quyền tương đồng nhau. tuy nhiên các quyền và nghĩa vụ lại gắn với từng giai đoạn xét xử, liên quan đến cùng một đối tượng nhưng tính chất khác nhau, cơ quan có thẩm quyền với từng đoạn là khác nhau. Ví dụ về việc có mặt theo giấy triệu tập thì bị can sẽ nhận được từ cơ quan điều tra còn với bị cáo được nhận từ Tòa án. Bị can, bị cáo trong vụ án có thể là một người nhưng từng giai đoạn thì người này có quyền và nghĩa vụ với các cơ quan thẩm quyền khác nhau.
Như vậy, bài viết giải quyết câu hỏi bị can, bị cáo là gì và có thể thấy bị can và bị cáo có nhiều điểm tương đồng trong quyền và nghĩa vụ của họ. tuy nhiên không phải là một, bài viết là sáng tỏ những điểm khác nhau cơ bản trong khác giai đoạn khác nhau, tính chất của từng giai đoạn là riêng biệt với mối quan hệ của bị can, bị cáo và các cơ quan thẩm quyền khác nhau.
1948 0