Ngành Giáo dục chính trị ra làm gì? Cơ hội việc làm siêu hấp dẫn!
Theo dõi viecday365 tạiLà một trong những ngành học thiên về tính “hàn lâm”, Giáo dục chính trị luôn có một sức hút mãnh liệt trong mắt các bạn trẻ. Ngày nay, khi xã hội phát triển theo chiều hướng công nghệ hóa, nhiều ngành học đa năng hơn ra đời. Nhưng có thể khẳng định, ngành Giáo dục chính trị là một trong những lĩnh vực học thuật không thể thiếu của xã hội và đất nước nói chung. Bài viết sau đây của viecday365.com sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như triển vọng về việc làm của nó ở tương lai!
1. Sức hút của ngành Giáo dục chính trị
Quyết định chọn một ngành học để theo đuổi, không phải là vấn đề một sớm một chiều có thể giải quyết. Một số người mất một vài năm để xác định những gì họ cần phát triển, một số khác cũng có thể mất cả đời nhưng vẫn khắc khoải trong hành trình tìm kiếm sứ mệnh và niềm yêu thích của chính mình. Sự nghiệp của mỗi chúng ta, hầu hết được tạo dựng từng bước. Đầu tiên, là quyết định chọn ngành học, sau đó là chọn trường học, và cuối cùng là chọn nghề nghiệp cho chính bản thân mình.
Thực vậy, nếu như ngay bước đầu bạn không thể xác định được những gì mình cần theo đuổi và bồi dưỡng, chắc hẳn những bước sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu đặt Giáo dục chính trị trong bối cảnh một loạt các ngành học mới mẻ và hiện đại ra đời, bạn có đủ tự tin rằng, mình sẽ chọn ngành học này? Vì lý do gì? Vì đam mê, vì yêu thích hay vì nhu cầu nghề nghiệp của xã hội? Bất cứ lý do của bạn là gì đi chăng nữa, trước khi chọn ngành học, hãy tìm hiểu kỹ về nó nhé.
Hãy hiểu theo cách đơn giản, tất cả những hoạt động có mối liên hệ mật thiết đến các mối quan hệ giữa quốc tế, dân tộc, giai cấp, giữa các phân tầng trong cộng đồng xã hội, mà điểm trọng tâm là việc xác định quyền lực thuộc về ai? Tổ chức nào? Làm cách nào để Nhà nước có thể sử dụng, duy trì và phát huy sức mạnh của mình? Tổ chức được hoạt động dưới hình thức cụ thể ra sao, làm nhiệm vụ gì? Đó chính là khái niệm khi nói về chính trị.
Thông qua khái niệm trên, bạn đọc có thể hiểu Giáo dục chính trị là ngành học được xem như một phần của khoa học chính trị. Là khía cạnh thể hiện tư tưởng của tổ chức Đảng cộng sản, đó là giáo dục có mối tương quan, lấy trực tiếp từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM, đường lối, cương lĩnh chính trị của ĐCS. Mục tiêu của Giáo dục chính trị là xây dựng được cơ bản thế giới quan, phương pháp luận KH, niềm tin, sự vững vàng trong tư tưởng, bản lĩnh hoạt động cho toàn bộ nhân dân, các thành viên của tổ chức Đảng để phục vụ cho yêu cầu phát triển và hoàn thiện mọi mặt của đất nước.
2. Sinh viên học được gì ở ngành Giáo dục chính trị?
Có thể nói, ngành Giáo dục chính trị là một trong những ngành học mặc dù mang tính hàn lâm, lý thuyết, nhưng lại nhận được sự quan tâm đông đảo từ các bạn trẻ ngày nay. Nhìn chung, như đúng tên gọi của ngành học này, sinh viên khi tham gia học tập sẽ được truyền tải hệ thống tri thức từ cơ bản cho đến nâng cao, liên quan mật thiết đến các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, giáo dục công dân,...
Xét theo mục đích của ngành học, sinh viên Giáo dục chính trị sẽ được đào tạo bài bản như sau:
+ Thứ nhất, về học thuật chuyên môn: Học ngành Giáo dục chính trị, người học sẽ được đào tạo và bồi dưỡng để trở thành tân cử nhân Giáo dục chính trị trong tương lai. Đặc biệt sẽ có nền tảng cứng về kiến thức, có cơ sở về nghiệp vụ sư phạm, để dạy môn học GDCD tốt ở cấp độ Trung học phổ thông. Hoặc có thể làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục cấp cao hơn như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các môn đại cương về chính trị. Hoặc có đầy đủ khả năng để trở thành chuyên viên, cán bộ tuyên giáo, đào tạo, giảng dạy chính trị tại các trung tâm lý luận, trung tâm bồi dưỡng Đảng,...
+ Thứ hai, về phẩm chất đạo đức: Là sinh viên Giáo dục chính trị, bạn sẽ được tôi luyện về phẩm chất, về đạo đức và thái độ. Để trở thành nhà giáo tiêu chuẩn trong môi trường giáo dục XHCN, có nhận thức về xã hội - chính trị tốt, có tác phong của một người nhà giáo yêu nghề, yêu trường, yêu học trò. Hơn hết, là người có trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến sức mình cho những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước phân công.
+ Thứ hai, về kỹ năng: Sinh viên Giáo dục chính trị hầu hết đều sở hữu hệ thống kỹ năng mềm hoàn hảo. Họ được tiếp xúc và được cung cấp các tri thức từ những những cá nhân trong ngành xuất sắc. Từ đó có thể biết cách trang bị, áp dụng linh hoạt và hiệu quả trong quá trình làm việc sau này.
Ngành Giáo dục thể chất ra làm gì?
3. Ngành Giáo dục chính trị và cơ hội việc làm
Khi cuộc sống và bối cảnh xã hội đã từng bước “thoát nghèo”, những giá trị và thành tựu hiện đại từ khoa học công nghệ, những chính sách chú trọng về kinh tế, thương mại mang tính hội nhập toàn cầu. Điều đó kéo theo nhiều vấn đề tồn tại lớn trong cộng đồng ngày nay. Nhận thức suy thoái, thờ ơ với chính trị, chủ nghĩa cá nhân bùng nổ, phản động,... và nhiều hơn thế nữa. Kéo theo hàng loạt hệ lụy và tồn đọng mà không chỉ ngày một ngày hai có thể giải quyết.
Chính vì thế, xã hội, Nhà nước và tổ chức Đảng nói chung luôn cần đến những cá nhân được đào tạo từ ngành Giáo dục chính trị. Là những người đại diện cho một tổ chức duy nhất, là tiếng nói của Nhà nước, của nhân dân,... để góp phần lan tỏa tư tưởng, nhận thức và sự giác ngộ cho mọi người. Như vậy, có thể thấy được cơ hội và triển vọng nghề nghiệp của ngành Giáo dục chính trị là không hề nhỏ. Sinh viên Giáo dục chính trị sau khi tốt nghiệp có thể tham gia nhiều hoạt động nghề nghiệp khác nhau, tại nhiều địa điểm công tác khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ qua phần nội dung sau:
3.1. Giảng viên tại các cơ sở giáo dục
Nếu đam mê của bạn vừa là công tác chính trị, vừa là giảng viên sư phạm. Thì học ngành Giáo dục chính trị chính là cái nôi khởi đầu tốt đẹp nhất. Sau khi hoàn thành hết chương trình đào tạo, với các sinh viên có kết quả học tập ở mức Khá trở lên, đều bình đẳng trong cơ hội trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục khắp cả nước.
Bạn có thể cầm tấm bằng cử nhân Giáo dục chính trị trong tay, ứng tuyển vào làm việc như một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân tại các cơ sở giáo dục cấp THCS, THPT tại các xã, huyện, thành phố,... Ngoài sự lựa chọn có phần an toàn này, bạn còn có thể làm giảng viên của các bộ môn liên quan đến chuyên ngành lý luận chính trị, Giáo dục chính trị, Triết học,.... tại các cơ sở giáo dục cấp độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
Nhìn chung, với những ai định hướng theo nghề nghiệp này, thường phải là các cá nhân có sự đam mê nhất định với nghề. Mặt khác, vừa giỏi chuyên môn, vừa thông thạo nghiệp vụ, để có thể trực tiếp truyền tải các tri thức, giảng dạy những học thuyết tuyệt vời mà bạn đã từng trải qua, tiếp nối cho các thế hệ mai sau vững vàng hơn nữa.
3.2. Chuyên viên đào tạo tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị
Nếu chưa đủ tiềm lực hoặc không muốn trở thành một giảng viên trong các trường học, bạn có thể rẽ ngang làm công việc tương tự. Trở thành các chuyên viên chính trị, phụ trách công tác đào tạo tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các lớp cảm tình Đảng hay các lớp học triển khai nghị quyết, quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Khác với việc làm giảng viên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trường học. Khi trở thành chuyên viên đào tạo tại các trung tâm chính trị, đối tượng học viên của bạn sẽ không giới hạn về độ tuổi, họ có thể cũng là các em sinh viên, nhưng cũng có thể là giảng viên, giáo viên hay các cán bộ “lão làng” khác. Để trở thành chuyên viên đào tạo, ngoài tấm bằng cử nhân Giáo dục chính trị “sáng”, bạn còn phải thành thạo trong nghiệp vụ sư phạm, có kỹ năng giao tiếp, tác phong chuẩn mực và thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp của mình.
3.3. Chuyên viên, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước
Chẳng quá bất ngờ khi nói rằng sinh viên ngành Giáo dục chính trị có thể làm việc dưới chức danh chuyên viên, cán bộ tại các đơn vị, cơ sở, cơ quan thuộc sự quản lý trực tiếp từ Nhà nước. Theo tìm hiểu của viecday365.com, đây cũng là một trong những định hướng thường được các bạn sinh viên sau khi ra trường theo đuổi nhất.
Đa phần cơ quan hành chính sự nghiệp hay các tổ chức Nhà nước các cấp từ cao đến thấp cũng đều sở hữu những người từng có học thuật là ngành Giáo dục chính trị. Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị có thể nộp đơn xin thực tập tại các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực như Bộ, Sở, Vụ và các ban ngành như Giáo dục, chính trị, tuyên truyền, nội vụ, ngoại vụ,....
Để đi theo định hướng này, người học ngay từ ban đầu phải xác định đúng đắn con đường đã chọn. Để từ đó có thể phấn đấu nhằm cho ra kết quả học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động mang tính đoàn thể tại trường, sở hữu nhiều giải thưởng dành cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác hoạt động ngoại khóa,....
Xem thêm: Trình độ chính trị là gì? Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch
3.4. Phóng viên, nhà báo, biên tập viên
Cuối cùng, mọi sinh viên Giáo dục chính trị đều có triển vọng và cơ hội để trở thành những nhà báo, phóng viên hay biên tập viên, bình luận viên tại các đơn vị truyền thông, đài truyền hình, trung tâm tin tức, báo chí của các cấp địa phương, trung ương hay tư nhân,....
Bạn có thể đã nhìn thấy các MC hay biên tập viên trên các chương trình Thời sự, An ninh quốc gia, Giáo dục công dân,... trên tivi chứ? Đúng vậy, bạn cũng sẽ có cơ hội trở thành các gương mặt như vậy nếu như bạn học ngành Giáo dục chính trị và biết vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn.
Việc làm báo chí - truyền hình
4. Thông tin các trường đào tạo, điểm chuẩn và khối thi
Vì tầm quan trọng của ngành Giáo dục chính trị trong thời nay, đặc biệt là ở nước ta. Ngành học này đang được khá nhiều cơ sở giáo dục đưa vào chương trình đào tạo. Bạn có thể tham khảo một số trường có chất lượng giảng dạy hàng đầu như: Phía Bắc có ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Hoa Lư; Phía Trung có ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Vinh, ĐH Quảng Bình, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Hà Tĩnh; phía Nam có ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Quy Nhơn, ĐH An Giang, ĐH Cần Thơ;
Chủ yếu thi theo các tổ hợp môn khối D và C, những bạn học tốt các môn chuyên ban xã hội đều thích hợp để thi tuyển ngành học này. Với mức điểm chuẩn trung bình trong khoảng từ 17 - 25 điểm.
Hy vọng những thông tin về ngành Giáo dục chính trị đã được viecday365.com chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên con đường chọn ngành của mình!
8784 0