Bạn đã biết câu trả lời cho ngành Giáo dục thể chất ra làm gì?
Theo dõi viecday365 tạiNgành Giáo dục thể chất không phải là một ngành mới, ngành này cũng không hot như những ngành khác. Nhưng nó vẫn chưa bao giờ bị bỏ quên, khi có rất nhiều ứng viên vẫn đang tìm kiếm những câu hỏi xung quanh vấn đề này. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành và trả lời được câu hỏi: Học ngành Giáo dục thể chất ra làm gì. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau.
1. Ngành Giáo dục thể chất là gì?
Giáo dục thể chất là môn tập chung dạy học sinh những kiến thức chuyên và kỹ năng vận động thực hành những môn vận động. Để phát triển các tố chất của con người, giúp con người xác định được khả năng thích nghi vận động của mình, nó được chia thành phần riêng biệt đó chính là dạy động tác và giáo dục các tố chất vận động.
Học ngành Giáo dục thể chất sẽ có tấm bằng cử nhân với những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp.
2. Thông tin cần biết về ngành Giáo dục thể chất
2.1. Các khối thi vào ngành Giáo dục Thể chất
Mã ngành Giáo dục Thể chất: 7140206
Các môn xét tuyển ngành Giáo dục Thể chất là:
T01: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT
T03: Ngữ văn, Địa, Năng khiếu TDTT
T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT
T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
2.2. Những trường đào tạo ngành Giáo dục thể chất
Để tham gia và theo học các trường đại học ngành Giáo dục Thể chất bạn có thể tham khảo điểm thi vào ngành của các trường đại học sau đây, để lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với năng lực bản thân từ kinh phí đến kiến thức. Theo chương trình đào tạo của các trường thông thường sẽ mất từ 3,4 năm để hoàn thành chương trình. Chính vì vậy mà ứng viên cần chọn những trường có vị trí địa lý phù hợp với điều kiện của bản thân để có đủ kinh phí và thuận lợi cho vấn đề học tập sau này.
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
- Đại học Tây Bắc
Khu vực miền Trung:
- Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế
- Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
- Đại học Vinh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM
- Đại học Quy Nhơn
Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp: Ngành giáo dục Quốc phòng An Ninh ra làm gì?
2.3. Mức điểm vào ngành Giáo dục thể chất là bao nhiêu
Những bạn ứng viên đang có nhu cầu thi tuyển vào ngành Giáo dục thể chất thì điều bạn cần quan tâm nhất đó chính là mức điểm trúng tuyển của từng trường, điểm sàn vào ngành Giáo dục thể chất là bao nhiêu. Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về điểm sàn của ngành hãy cùng tham khảo để biết được khả năng mình có đạt được không để lựa chọn trường và ngành cho phù hợp.
Dựa vào kì thi quốc gia, các trường tổ chức xét tuyển, điểm vào trường ngành này dao động trong khoảng từ 17 điểm đến 22 điểm.
Với mức điểm sàn này sẽ giúp cho ứng viên có được những lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Với những bạn có năng lực khá thì lựa chọn trường có điểm sàn thấp để khả năng đầu vào trường cao, còn với những bạn có khả năng và kiến thức thì lựa chọn những trường có số điểm cao hơn.
Điểm sàn vào trường chỉ là bước khởi đầu để nhà trường lựa chọn học viên nó không phải là đích. Để có được những trái ngọt bạn cần phải rèn luyện và học tập 4 năm trong nhà trường. Để tích lũy kiến thức và kỹ năng để từ đó có được những kiến thức bổ ích rất phục vụ cho quá trình làm việc sau này.
3. Ngành Giáo dục thể chất được học gì?
Với nhiều bạn trẻ khi chưa tham gia học ngày giáo dục thể chất thì luôn nghĩ học ngành giáo dục thể chất là sẽ học những thể dục thể thao vận động. Nếu có suy nghĩ vậy thì chưa đúng về ngành này. Để giúp các bạn trẻ hiểu hơn về Ngành Giáo dục thể chất hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới đây.
Học Ngành Giáo dục thể chất theo chương trình đào tạo của các trường đại học, học viên những năm đầu sẽ được đào tạo những môn căn bản. những môn về kiến thức đại cương, lý luận chính trị, khoa học tự nhiên - Xã hội – Nhân văn, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng – An ninh. Đây là những môn học bắt buộc mà khi mới vào trường sinh viên năm nhất, hai sẽ được đào tạo.
Chương trình đào tạo tiếp theo là những kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như kiến thức nghiệp vụ sư phạm, kiến thức cơ sở ngành và năm cuối là học về kiến thức chuyên ngành. Để có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn, học viên cần phải đi thực tập và làm bài thi tốt nghiệp. Đây là chương trình đào tạo Ngành Giáo dục thể chất được được các trường đại học áp dụng vào chương trình đào tạo.
Các trường không chỉ đào tạo kiến thức chuyên ngành mà còn đào tạo những kiến thức xã hội, kiến thức thực tế, những kỹ năng mềm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tự tin với kiến thức của bản thân và có những kỹ năng tốt nhất để phục vụ cho công việc của mình.
Xem thêm: Giải đáp phát triển thể chất là gì và ý nghĩa của quá trình này
4. Mức lương ngành Giáo dục thể chất là bao nhiêu
Hiện tại thì chưa có thông tin thống kê chính xác về mức lương của ngành này là bao nhiêu. Nhưng nhìn chung mức lương của ngành được đánh giá là ổn định, với một số vị trí công việc đặc biệt cần nhiều kỹ năng và kiến thức thì mức lương khá cao.
Ví dụ như người làm huấn luyện viên có mức lương 30 – 40 triệu đồng/ tháng. Nhưng cũng có những vị trí có mức lương khiêm tốn hơn như giáo viên mới ra trường mức lương trong khoảng từ 5 – 7 triệu/ tháng.
Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội
5. Học ngành Giáo dục thể chất ra làm gì?
Trước một quyết định theo học một ngành nghề nào đó thì đại đa số các bạn trẻ và phụ huynh luôn đặt ra câu hỏi là học ngành đó ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao. Dưới đây là những vị trí công việc người học ngành Giáo dục thể chất có thể ứng tuyển để làm.
Thưa giáo viên: Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất, quý thầy/cô có thể xin vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc cấp tiểu học để giảng dạy môn thể chất. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí này còn thiếu nhiều, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, số lượng giáo viên còn thiếu nhiều.
Giảng viên: đây là vị trí chuyên giảng dạy chuyên ngành giáo dục thể chất tại các trường cao đẳng, trường đại học. Bạn có thể ứng tuyển ở tất cả các trường đại học, cao đẳng những trường đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho bộ môn này.
Nghiên cứu: nếu không thích công việc dạy học bạn có thể tham gia nghiên cứu, nghiên cứu các vấn đề thuộc ngành giáo dục.
Cán bộ: Tham gia vào việc quản lý giáo dục thể chất, hoặc tham gia vào các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ.
- Bạn cũng có thể làm việc tại các trung tâm thể dục thể thao, các câu lạc bộ hay làm huấn luyện viên... rất nhiều vị trí.
Như vậy chúng ta có thế thấy được người học ngành Giáo dục thể chất có rất nhiều cơ hội việc làm và những việc làm này cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều vị trí khác nhau. Chính vì vậy mà ngành này hiên nay thu hút rất nhiều bạn tìm hiểu và tham gia học tập. Để lựa chọn đúng ngành nghề cho bản thân mình, các bạn trẻ cần hiểu mình có tố chất gì, tố chất đó có giúp cho ngành học của mình hay không. Dưới đây là tố chất cần có của ngành Giáo dục thể chất.
Xem thêm: Các quy định liên quan về việc cấp chứng chỉ giáo dục thể chất
6. Tố chất cần có khi theo học ngành Giáo dục thể chất
Ngành Giáo dục thể chất là ngành khá quen thuộc với chúng ta, khi nói đến ngành này chắc hẳn ai cũng có những hiểu biết nhất định về ngành và đặc biệt biết được những tố chất cần có của ngành. Dưới đây là những tố chất mà người học ngành Giáo dục thể chất cần có.
- Yêu thích các hoạt động thể dục thể thao, có sức khỏe tốt
- có khả năng truyền đạt và giảng dạy
- Là người yêu nghề, có tâm với nghề, có đạo đức tốt, lối sống trong sạch lành mạnh.
- Thương yêu học sinh và có trách nhiệm trong công việc, trung thực, giản dị
- Có ý thức chủ động trong học tập và bồi dưỡng kiến thức nâng cao.
- Là người có tốt chất về thể dục thể thao, ngoài hình chuẩn là một lợi thế .
Có rất nhiều yếu tố để làm nên thành công của một nghề. Những yếu tố này sẽ giúp cho việc học tập và làm việc của những người theo ngành Giáo dục thể chất dễ dàng hơn. Thành công với nghề và gắn kết với nghề. Sau khi đã tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng bạn có thể tham gia ứng tuyển và tìm kiếm việc làm theo cách sau.
7. Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất tìm việc ở đâu
Với những sinh viên mới tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất thì tìm kiếm việc làm là một điều mới mẻ và chưa có kinh nghiệm. Nội dung này sẽ giúp các bạn trẻ tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm hơn.
Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất bạn có thể tìm kiếm công việc qua sự giới thiệu của người quen hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm qua các trang tuyển dụng. Để tìm việc ngành Giáo dục thể chất bạn có thể truy cập vào trang viecday365.com sau đó nhập thông tin ngành nghề bạn đang muốn tìm kiếm cùng với đó là tỉnh thành mong muốn làm việc. Hệ thống sẽ gửi về cho bạn rất nhiều thông tin có liên quan đến ngành nghề mà bạn đang tìm kiếm. Với cách làm đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra trang còn có rất nhiều mẫu CV xin việc cho các ứng viên lựa chọn ở tất cả các ngành nghề và không thể thiếu đó ngành Giáo dục thể chất. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn một CV xin việc phù hợp gửi đến nhà tuyển dụng để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn có thể có được những thông tin và định hướng đúng nhất về ngành Giáo dục thể chất để có được những quyết định đúng cho lựa chọn của mình. Chúc các bạn thành công và tìm được đúng nghề nghề ngôi trường phù hợp với bản thân.
3537 0