Đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho ngành Lịch sử ra làm gì?

Theo dõi viecday365 tại
Lê Minh Phượng tác giả viecday365.com Tác giả: Lê Minh Phượng

Ngày đăng: 23-04-2024

Để biết được ngành lịch sử ra làm gì chúng ta sẽ phải khám phá sâu hơn những thông tin về ngành nghề này. Đây là một ngành học chuyên đào tạo những cử nhân làm nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề đã từng diễn ra ở quá khứ. Việc tìm hiểu này phục vụ cho nhiệm vụ phân tích, đưa ra các kiến thức về bài học kinh nghiệm để phục vụ hiệu quả cho đời sống con người.

Việc làm du lịch

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Vậy theo đuổi ngành lịch sử có gì hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp dành cho người học như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ ràng trong nội dung bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Những hiểu biết cơ bản nhất về ngành Lịch sử

Ngành lịch sử có nhiệm vụ chính là trang bị một cách đầy đủ cho người học về cả một tiến trình theo thời gian của lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới. Bên cạnh đó còn trang bị cả những kiến thức khoa học lịch sử, những phương pháp tiến hành nghiên cứu quá trình lịch sử để nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp cho xã hội những nhân lực đủ tài trí phục vụ cho mọi hoạt động đời sống, nhất là những lĩnh vực có liên quan và cần áp dụng kiến thức lịch sử.

Tìm hiểu chung về ngành Lịch sử
Tìm hiểu chung về ngành Lịch sử

Nội dung của chương trình đào tạo ngành Lịch sử mang đến cho người học những luồng kiến thức chuyên sâu về sử học. Đó là: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng, Lịch sử thế giới,… Dù là học về quá khứ với những sự kiến đã từng diễn ra thực tế song nội dung học của ngành Lịch sử vẫn  luôn được chú trọng đổi mới để nhằm khơi gợi mạnh mẽ niềm say mê, sự hứng thú trong tiếp nhận của người học, nhất là trong bối cảnh mới của đất nước, những nét hiện đại có thể sẽ lấn át và dần thay thế lịch sử.

Nhìn một cách tổng quát thì khi theo học ngành Lịch sử, sinh viên không chỉ được trang bị một khối kiến thức khổng lồ về sử học để có cái nhìn toàn diện đối với lịch sử nước nhà mà còn được rèn luyện các phương pháp hiệu quả trong việc áp dụng vào đời sống cũng như công việc. Những kiến thức sử học vừa được hình thành, bồi đắp thông    qua lý thuyết lại vừa được cung cấp từ chính thực tế đời sống thông qua những hành trình thực tế đến tham quan tìm hiểu tại các di tích lịch sử xa xưa.

Việc làm báo chí - truyền hình

2. Tìm hiểu chi tiết về chương trình đào tạo của ngành Lịch sử

Lịch sử là phạm trù rộng lớn, các kiến thức thuộc ngành này đều thể hiện tất cả các giá trị đã từng xảy ra trong quá khứ mang tính trọng đại cho nên để đảm bảo cho người học được trang bị đầy đủ kiến thức sử học thì chương trình đào tạo của ngành khá đa dạng.

Kiến thức ngành Lịch sử
Kiến thức ngành Lịch sử

Dưới đây sẽ là nội dung chi tiết của chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ.docx

3. Những khối được tổ chức thi - xét tuyển chuyên ngành Lịch sử

Các khối thi tuyển ngành Lịch sử
Các khối thi tuyển ngành Lịch sử

Mã ngành của chuyên ngành Lịch sử là 7229010. Có rất nhiều khối và tổ hợp bộ môn xét tuyển vào ngành học này. Trong đó, các khối ngành cụ thể như sau:

C00: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Địa

C03: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Sử

C04: Thi tổ hơp bộ môn Văn – Toán – Địa

C19: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Giáo dục công dân

D01: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Anh

D02: Thi tổ hợp bộ môn  Văn – Toán – Ngoại ngữ Tiếng Nga

D03: Thi tổ hợp bộ môn (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)

D04: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Tiếng Trung

D05: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Tiếng Đức

D06: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Tiếng Nhật

D14: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Tiếng Anh

D78: Thi tổ hợp bộ môn  Văn – Anh – Khoa học xã hội

D79: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Tiếng Đức – Khoa học xã hội

D80: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Tiếng Nga – Khoa học xã hội

D81: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Tiếng Nhật – Khoa học xã hội

D82: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Tiếng Pháp – Khoa học xã hội

D83: Thi tổ hợp bộ môn Văn – Tiếng Anh – Khoa học xã hội

4. Những ngôi trường tổ chức giảng dạy chuyên ngành Lịch sử

Bạn có thể theo học ngành Lịch sử tại những ngôi trường được liệt kê dưới đây:

- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

- Đại học Quảng Nam

- Đại học Khoa học – Đại học Huế

- Đại học Quy Nhơn

- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trường đào tạo ngành Lịch sử
Trường đào tạo ngành Lịch sử

Như vậy, ngành học này được đào tạo ở rất nhiều trường phủ rộng trong cả nước. Bạn có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp với vị trí của bạn hay thuận theo niềm đam mê bạn từng ao ước. Và cũng có thể căn cứ vào mức điểm chuẩn có thể đáp ứng được. Vậy việc chọn trường nào trước tiên cần căn cứ vào khả năng, trình độ kiến thức của bạn đến đâu và ngôi trường nào có thể đáp ứng được điều đó. Tra cứu thông tin điểm chuẩn của các trường đại học có xét tuyển ngành Lịch sử sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp và nơi học tập.

5. Tra cứu mức điểm chuẩn của ngành Lịch sử

Mỗi một trường đào tạo sẽ đưa ra mức điểm chuẩn riêng và có thể thay đổi theo từng năm đối với hoạt động chiêu sinh ngành Lịch sử, mục đích là để phù hợp với chỉ tiêu, yêu cầu chất lượng của từng trường. Học sinh có thể căn cứ vào mức điểm chuẩn này để lựa chọn thi tuyển vào một ngôi trường có mức điểm phù hợp với năng lực học vấn và sở thích của cá nhân. Sau đây là thông tin điểm chuẩn được cập nhật mới nhất ở các trường đại học có đào tạo ngành Lịch sử.

Điểm chuẩn của ngành Lịch sử
Điểm chuẩn của ngành Lịch sử

- Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy điểm chuẩn 8.2 điểm dựa vào xét học bạ đối với các khối C00, C03, D14, C19. Các khối khác xét theo kết quả thi tuyển tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Mức điểm chuẩn sẽ khác nhau tùy từng khối. Cụ thể: Khối C00 lấy điểm chuẩn là 30.25 điểm, khối C03 lấy 28.25 điểm, khối D14 và R23 lấy chung mức điểm là 29.25, khối C19 lấy 30.25 điểm.

- Đối với những khối  ngành D01, C14, xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia với mức điểm chuẩn dao động 14 -16.5 điểm.

- Các khối thi D02, D03, D04, D05, D06, D78, D79, D80, D81, D82, D83 lấy mức điểm chuẩn là 18 điểm dựa vào kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia.

- Ngành Lịch sử lấy mức điểm chuẩn cao nhất khoảng 23.25 điểm dựa vào kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, tại trường Đại học Quy Nhơn.

Mức điểm chuẩn trên có thể thay đổi theo từng năm tuy nhiên sự biến động không nhiều. Bạn có thể dựa vào kết quả được cung cấp để dự đoán mức điểm chuẩn cho kỳ thi sắp tới.

Ngành Văn học ra làm gì?

6. Học ngành Lịch sử ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử, các bạn đã được trang bị, rèn luyện đầy đủ các kỹ năng đa dạng như kỹ năng tổ chức, phê bình, quản lý, tư duy,… kết hợp với thế mạnh trong chuyên môn lẫn sự giàu có về mặt kinh nghiệm. Lúc đó bạn sẽ có thể tham gia làm việc tại rất nhiều đơn vị, cơ sở việc làm khác nhau, và có nhiều vị trí việc làm để chọn lựa sao cho phù hợp. Sau đây chính là những vị trí việc làm hấp dẫn mà những kiến thức của ngành Lịch sử có thể mang đến cho bạn.

- Các cương vị chuyên môn trong hệ thống nhà nước: bạn có thể áp dụng kiến thức lịch sử đã học vào công tác tại các viện, trung tâm quốc gia. Tại những cơ quan – đoàn thể có bộ phận nghiên cứu về kiến thức lịch sử.

- Người giảng dạy môn sử nhiều ngôi trường thuộc tất cả các hệ từ tiểu học đến Cao học trên toàn cả nước.

Việc làm giáo dục - đào tạo

- Làm hoạt động quản lý: quản lý ở các bảo tảng, nhân viên quản lý tư liệu sử, quản lý khu di tích ở trung ương và các khu vực địa phương trên địa bàn toàn quốc.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Lịch sử
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Lịch sử

- Trở thành một nhà văn, nhà sử học hoặc biên tập viên tại nhiều cơ quan như đài truyền hình, cơ quan báo, tại các công ty xuất bản và phát hành sách; tham gia sáng tác thơ, viết truyện cho các nhà xuất bản.

- Trở thành hướng dẫn viên du lịch làm việc ở nhiều nơi như bảo tàng lịch sử, các khu di tích nổi tiếng, bảo tàng, các làng cổ,…

- Làm nhà lưu trữ chuyên tìm và lưu trữ nguồn tài liệu về sử học để cung cấp cho những người có nhu cầu tìm kiếm chúng. Với vai trò này, người lưu trữ tài liệu sử có thể làm việc tại các ngôi trường Đại học, Cao dẳng, Viện Bảo tàng, thậm chí làm trong các cơ quan Chính phủ và nhiều tổ chức khác.

Đây là ngành nghề cho phép người học có thể tìm việc ở hai khu vực: các đơn vị sự nghiệp thuộc Nhà nước và các đơn vị doanh nghiệp tư nhân. Tùy vào từng khu vực mà người lao động được chi trả mức lương phù hợp. Đối với khu vực Nhà nước, mức lương của người hoạt động trong ngành Lịch sử sẽ được tính theo bậc lương. Còn ở trong các doanh nghiệp tư nhân thì mức lương được chi trả cho người lao động dựa vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, khả năng, vị trí đảm nhận và cụ thể đơn vị làm việc.

Có rất nhiều tin tuyển dụng việc làm ngành Lịch sử được đăng tải trên trang web viecday365.com. Bạn có thể tìm việc nhanh chóng tại đây và sử dụng nhiều tính năng để ứng tuyển thành công vị trí phù hợp. viecday365.com cho phép người tìm việc có thể dễ dàng tìm việc thông qua tác vụ tìm kiếm việc làm theo ngành nghề, dễ dàng tiếp cận nhà tuyển dụng nhờ chức năng ứng tuyển online và nhanh chóng thu hút cảm tình của họ thông qua hàng loạt công cụ hỗ trợ như CV xin việc chuyên nghiệp, hấp dẫn; đơn xin việc, thư xin việc dễ hiểu, đảm bảo tiêu chuẩn mà một nhà tuyển dụng cần ở ứng viên ngành Lịch sử.

CV xin việc

Như vậy, các thông tin về ngành Lịch sử ở trên đây đã cho chúng ta biết được rõ câu trả lời cho thắc mắc ngành Lịch sử ra làm gì. Hy vọng bạn đọc quan tâm và đang có nhu cầu tìm việc làm có thể nhanh chóng tìm thấy một vị trí ưng ý nhờ sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ chuyên viên đến từ website viecday365.com. Chúc bạn ứng tuyển việc làm ngành Lịch sử thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3229 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT