Năng lực bản thân là gì? Các cách để phát hiện năng lực bản thân
Theo dõi viecday365 tạiNgười ta nhắc khá nhiều đến từ năng lực bản thân khi đi phỏng vấn tuyển dụng vào một việc làm nào đó. Và cũng không ít các trường hợp nghỉ việc giữa chừng vì “không có năng lực” hay được ngồi lên một vị trí cao trong thời gian nhanh chóng vì chứng minh được năng lực của mình. Điều này cho thấy năng lực bản thân chiếm một vai trò quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người. Nhưng có không ít người đã bị rơi vào tình trạng mông lung vì không biết được năng lực bản thân là gì. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu và gỡ rối những điều này trong bài viết hôm nay.
1. Khái niệm về năng lực bản thân là gì?
Có một câu chuyện ở văn phòng nọ như thế này: A tốt nghiệp với tấm bằng khá ở một trường kinh tế hàng đầu ở Hà Nội. Nhưng trong thời gian thử việc ở một công ty, A bị đánh rớt vì “năng lực không phù hợp”. Thực tế là những thành quả mà A có được trong thời gian đi học là do chính anh ấy tự mình phấn đấu. Công ty cũng không hề phủ nhận sự cố gắng và nỗ lực của anh, song bản thân A và cả những người đã làm việc cùng, hướng dẫn cho anh trong thời gian thực tập đều nhận ra A không có đủ năng lực để theo đuổi công việc này. Ở thời điểm đó, A rất rối bời vì mất 4 năm để học đại học những kết quả lại không thể làm công việc đó. A không biết năng lực của bản thân là gì, và điều này đã khiến A bị rơi vào tình trạng khủng hoảng trước cánh cửa sự nghiệp vừa mở ra.
Câu chuyện trên quả thực không khó để bắt gặp bên ngoài cuộc sống, bạn bè, đồng nghiệp hay chính bản thân chúng ta. Người ta vẫn thường nhầm lẫn rằng năng lực bản thân chính là cái gì chúng ta cảm thấy quen thuộc và chúng ta nghĩ chúng ta làm được. Tuy nhiên thực chất đó là những gì mà chúng ta làm tốt nhất, bao gồm cả kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, đạo đức thậm chí là cả đam mê để theo đuổi một nghề nghiệp nào đó. Rõ ràng cái mà A thiếu ở đây không phải là kiến thức bởi A đã có 4 năm để học và chứng minh được sự tiếp thu kiến thức của mình. Song điều quan trọng là A không có kỹ năng để làm điều đó và một niềm đam mê để thực hiện.
Nói đến đây nhiều người nhầm lẫn năng lực và năng khiếu. Thực chất năng khiếu là những gì mà các bạn có sẵn từ khi sinh ra và nó thường để nói đến sở trường, sở thích hay tài năng khác biệt nào đó với người bình thường. Trái lại, năng lực lại hoàn toàn có thể luyện tập từ con số 0 và bất kỳ cũng có năng lực riêng của bản thân mình, nó được chia đều cho tất cả chứ không chỉ đặc biệt ở riêng ai. Năng lực bản thân thường hướng đến sự thể hiện trong công việc, sự nghiệp bản thân.
2. Biểu hiện của một người có năng lực bản thân
Đối với tình huống về A, không phải không có lý do mà công ty đánh giá A thiếu năng lực. Bởi năng lực bản thân của từng người dù có khác nhau nhưng đều có chung những biểu hiện dưới đây. Mà thông qua những điều này, người theo dõi quá trình làm việc của bạn có thể nhận ra bạn có năng lực để đảm nhiệm vị trí công việc này hay không.
2.1. Áp dụng được kiến thức vào thực tiễn công việc
Như chúng ta đã nói ở trên, tiền đề của năng lực có thể manh nha có từ trước song nó cần sự luyện tập và bồi đắp để thực sự trở thành năng lực bản thân. Bằng cách mỗi người sẽ học các kiến thức, lý thuyết về một công việc nào đó, có thể là thông qua việc đi học đại học, học hỏi từ người khác hoặc tự học. Tuy nhiên đó chỉ là bản lề cho sự thể hiện năng lực của bản thân về sau. Điểm khác nhau giữa một con quạ và một người có năng lực đó là con quạ chỉ biết lặp lại nó được dạy, trong khi đó người có năng lực thực sự sẽ áp dụng thuần thục những gì đã học được vào trong thực tiễn công việc.
2.2. Có sự sáng tạo trong quá trình làm việc
Chúng ta đang sống trong thời kỳ tự động hóa, máy móc có thể dần thay thế con người trong một số công việc đơn giản. Vậy nên doanh nghiệp sẽ không trả tiền để thuê một người dập khuôn và máy móc làm việc cho mình. Đó là những người không có năng lực, họ không thể tìm thấy những lối đi mới, những điểm hay ho và phát triển hơn. Ngược lại người có năng lực bản thân trong công việc đó sẽ thể hiện được sự sáng tạo của mình trong quá trình làm việc. Sáng tạo từ suy nghĩ, logic cho đến cách thức làm việc chủ động. Tất cả điều đó toát lên năng lực của một người.
2.3. Mức độ hoàn thành tốt công việc chiếm ưu thế
Một điều dễ dàng nhận thấy nhất ở một người có năng lực bản thân đó là tỉ lệ hoàn thành công việc của họ luôn chiếm phần lớn. Điều này cũng là tất yếu từ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức của một người được áp dụng tốt trong công việc. Ở đây hoàn thành công việc phải kèm theo đó là đúng thời hạn và chất lượng tốt. Chúng ta không ngoại trừ một số công việc muốn hoàn thành tốt thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố may mắn. Song may mắn không thể lần nào cũng có, vì vậy tất cả phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của mỗi người. Khi ai đó khó thực hiện một công việc đã là chuyên môn thì chứng tỏ họ không hề có năng lực.
2.4. Thời gian để làm việc chuyên môn không quá lâu
Sự thể hiện của cuối cùng cũng là dấu hiệu để một người lãnh đạo có thể nhìn nhận được năng lực nhân viên của mình đó chính là dựa vào thời gian mà người đó hoàn thành công việc. Có rất nhiều người mặc dù vẫn hoàn thành được công việc được giao, nhưng thời gian để làm điều đó thường rất lâu trong khi hiệu quả thì khó thấy rõ hoặc chỉ ở mức an toàn. Trong khi đó hoàn toàn là một công việc đúng chuyên môn của anh ta/cô ta. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung của cả nhóm, và bản thân chính người nhân viên ấy cũng bị áp lực vì công việc. Vậy thì đương nhiên, họ chính là những người không đủ năng lực chuyên môn.
3. Các cách để phát hiện năng lực bản thân
Với những người như trường hợp của A đã kể từ đâu, vậy câu hỏi đặt ra là làm sao biết được năng lực bản thân của mình là gì. Thực sự nếu chính bản thân bạn không thể biết được điều đó thì tương lai và sự nghiệp của bạn khó lòng mà thành công. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn 5 cách giúp bạn thoát khỏi cơn “rối trí” ấy và tìm được năng lực bản thân thực sự của mình.
3.1. Làm bài kiểm tra tính cách
Kiểm tra tính cách là một cách khách quan để hiểu những gì làm cho bạn đánh dấu. Một khi bạn biết bạn thuộc loại nào, bạn có thể bắt đầu thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều dạng test sẵn trên mạng để bạn có thể tìm ra năng lực của mình. Sử dụng điều này sẽ giúp bạn nắm được lợi thế của bản thân mình, từ đó áp dụng vào cuộc phỏng vấn việc làm, chứng minh được năng lực của mình với nhà tuyển dụng. Cũng không ít các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng các bài test phát hiện năng lực này trong quá trình tuyển dụng ứng viên.
3.2. Tìm những gì làm cho bạn cảm thấy tự tin
Năng lực luôn đi kèm trong đó là sự hứng khởi khi làm việc. Vậy nên khi bạn không biết năng lực bản thân là gì, hãy nghĩ lại những gì đã làm bạn cảm thấy tự tin và thoải mái khi làm. Khi chúng ta bị lôi cuốn vào một cảm giác thoải mái tài năng bên trong của chúng ta sẽ lên tiếng. Lưu ý khi bạn cảm thấy tự tin nhất, bản thân bạn mới có tiền đề để sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho bản thân mình. Điều này chính là dựa vào sự thể hiện của người không có năng lực khi ai đó luôn cảm thấy áp lực về một công việc.
3.3. Hỏi bạn bè những phẩm chất tốt nhất và tồi tệ nhất của bạn
Bạn bè chính là những người khách quan nhất sẽ giúp bạn đánh giá bạn làm tốt hoặc không làm tốt điều gì. Có thể những điều họ nói ra sẽ thật tàn nhẫn với bạn song đó là cách tốt để bạn biết được năng lực bản thân của mình là gì. Có thể đó là những việc vặt nào đó mà bạn từng giúp đỡ bạn bè mình, hãy những thói quen, sự thể hiện của bạn trong mỗi cuộc vui, buổi trò chuyện. Bản thân họ sẽ cảm thấy hài lòng hoặc không hài lòng với một điều gì đó mà bạn đã từng làm. Nhờ vậy, bạn cũng biết được năng lực mà bạn nghĩ bạn sở hữu có được người khác thừa nhận hay không.
3.4. Hỏi gia đình bạn những gì bạn yêu thích khi còn nhỏ
Đôi khi những người biết chúng ta lâu nhất là những người hiểu chúng ta nhất. Hỏi gia đình bạn những gì bạn từng làm khi còn bé - có thể bạn luôn chơi một mình, với bạn bè, dựng chuyện, viết, vẽ, diễn cảnh, chơi bóng chày, đọc sách. Nhiều khả năng đây là những điều bạn vẫn yêu thích ngày nay, nhưng một số điều chúng ta dễ dàng quên đi khi chúng ta trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm, trưởng thành, nghiêm túc. Lấy những hồi ức này làm gợi ý để bạn tìm kiếm năng lực chuyên môn của mình. Ngoài ra thì việc sử dụng tài năng của bạn trong giải trí giúp bộ não của bạn có cơ hội chơi, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực khác của cuộc sống.
3.5. Tìm kiếm tài năng ở người khác.
Đôi khi, được truyền cảm hứng từ những người khác cũng khiến chúng ta nhận ra chúng ta giỏi và có năng lực ở lĩnh vực gì. Nếu bạn đang theo đuổi nghề viết văn và bạn đọc một cái gì đó hoàn toàn kết nối với tâm hồn của bạn, thì đó có thể chính là năng lực bản thân của bạn. Ngược lại, nếu bạn thấy tài năng ở người khác và cảm thấy ghen tị (đừng lo lắng, tất cả chúng ta đều làm điều này), bạn cũng có thể sử dụng điều này cho lợi thế của mình. Yêu cầu người này tư vấn cho bạn, cho bạn lời khuyên hoặc đơn giản là trò chuyện để truyền cảm hứng. Hãy mạnh dạn tiếp cận và tìm hiểu tài năng ở người khác, nó sẽ mở ra những cơ hội và kết nối đồng thời giúp bạn xác định chính năng lực của mình.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về năng lực bản thân là gì. Từ đó cũng có thể là kim chỉ nam xác định và chỉ hướng cho bạn tìm thấy năng lực của chính mình.
13441 0