Hướng dẫn viết mẫu cv xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường
Theo dõi viecday365 tạiKhi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về di chuyển đi lại để lưu thông hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng. Ngành nghề kỹ sư xây dựng cầu đường cũng nhờ thế mà thu hút thêm nhiều nhân lực, mức độ cạnh tranh đầu vào trong ngành cũng tăng cao. Vậy nên bạn cần chuẩn bị cho mình những mẫu cv xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường thật đặc sắc thì mới có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và gia tăng khả năng trúng tuyển.
1. Các mục trong CV xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường
Giống như những bản CV xin việc khác thì bản CV xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường cũng sẽ gồm 4 mục chính cụ thể là: Phần thông tin cá nhân, Phần mục tiêu nghề nghiệp, Phần trình độ học vấn và những chứng chỉ có liên quan
Ngoài ra tùy thuộc vào những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng và các vị trí công việc khác nhau mà bạn có thể thêm vào trong CV xin việc các mục khác như sở thích,...
Bạn và người tuyển dụng chưa có mối liên kết hay quen biết gì nhau thế nên CV xin việc chính là công cụ kết nối, cũng là cái để bạn thể hiện với nhà tuyển dụng về bản thân bạn, những kinh nghiệm mà bạn có, kỹ năng chuyên môn bạn đạt được để gây ấn tượng ban đầu thật tốt với họ, cho họ thấy rằng bạn xứng đáng với vị trí công việc đó.
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng
2. Trình bày CV xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường
2.1. Trình bày phần thông tin cá nhân trong CV xin việc
Đây là phần đầu thiên thu hút sự chú ý từ phía nhà tuyển dụng, họ sẽ biết được bạn là ai, tên tuổi của bạn như nào, các thông tin liên hệ nếu cần thiết. Trong phần này bạn cần nêu ngắn gọn và thật chính xác các thông tin như Tên, Tuổi, Ngày tháng năm sinh, địa chỉ email và số điện thoại liên hệ hoặc địa chỉ nơi sống.
Sau khi điền xong hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng các thông tin đã ghi đó tránh những trường hợp không đáng có xảy ra như sai tên hoặc sai thông tin liên hệ từ đó khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận, không có tính chuyên nghiệp và khả năng bạn tạch ngay từ vòng CV luôn là rất cao.
2.2. Trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc
Đây là phần đặc biệt quan trọng bởi nó thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một người có tầm nhìn, có mục tiêu và ý chí phần đầu trong công việc. Bên cạnh đó khi viết phần này bạn nên viết các mục tiêu hướng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp bạn đang muốn ứng tuyển để họ thấy được rằng bạn có nhu cầu và mong muốn gắn bó, cống hiến với doanh nghiệp trong tương lai.
Khi điền phần này bạn nên nêu ra những mục tiêu về nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn một cách đầy đủ nhưng vẫn ngắn gọn nhất. Bạn nên tránh các mục tiêu quá khủng khiếp như dẫn đầu thế giới hoặc thống trị thị trường mà hãy viết mục tiêu sát với thực tế và khả năng mà bản thân bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp.
Với mỗi phần mục tiêu bạn nên đưa kèm theo những ví dụ hoặc con số thống kê cụ thể để tăng độ xác thực và cho thấy rằng bạn đã có nghiên cứu chứ không phải một gã tay mơ nói bừa một thứ gì đó.
Ví dụ như là Trong ngắn ít nhất 1 năm tôi có thể học hỏi và trau dồi kiến thức để hoàn thành tốt các công việc được giao, đảm bảo độ chính xác và uy tín qua các công trình mà mình tham gia. Trong thời gian 3-5 năm tiếp theo tôi sẽ phấn đấu thật nhiều, học thêm các kỹ năng và kiến thức khác để có thể trở thành quản lý trưởng của các dự án xây dựng.
Tham khảo: CV tiếng Anh ngành xây dựng
2.3. Trình bày phần Học vấn và chứng chỉ trong CV xin việc
Làm công việc kỹ sư xây dựng đòi hỏi về độ chính xác và trình độ chuyên môn vô cùng cao vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công trình, đến hiệu quả công việc, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến cả tính mạng con người cho nên chỉ cần một sai sót nhỏ thì không có chuyện giải thích nhầm lẫn hay lãng quên mà sẽ phải trả giá rất lớn.
Cho nên khi điền phần này bạn hãy điền thật chính xác và trung thực các trình độ học vấn mà mình đạt được. Cụ thể hãy trình bày tên trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp mà bạn đã tốt nghiệp, các ngành học bạn đã tốt nghiệp, loại bằng mà bạn đạt được. Kèm theo đó là quãng thời gian bạn theo học tại ngôi trường với chuyên ngành đó.
Không chỉ vậy, nếu bạn đã có những chứng chỉ liên quan đến công việc xây dựng như đạt giải thưởng về các ý tưởng sáng tạo, hoặc các dự án đã đạt giải thưởng nào đó thì cũng nên khoe khéo vào trong CV xin việc cho nhà tuyển dụng trầm trồ. Hãy trình bày tên của chứng chỉ, giải thưởng kèm theo số liệu, quãng thời gian, đơn vị trao giải để gia tăng độ uy tín của bạn.
Qua đây nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn với con mắt khác, như vậy là bạn đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với họ rồi đó, lúc này khả năng bạn ngồi được vào chiếc ghế tại vị trí bạn mong muốn là rất cao.
2.4. Trình bày phần Kỹ năng và Kinh nghiệm trong CV xin việc
Xã hội ngày càng phát triển và hội nhập chính vì vậy dù ở bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ đòi hỏi các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục. Đặc biệt là trong ngành xây dựng cầu đường này thì lại càng cần phải có kỹ năng đó. Bởi vì khi bạn có một phát kiến sáng tạo, độc đáo nhưng khi trình bày với sếp, với đối tác bạn lại trình bày một cách ậm ừ, thiếu sự mạch lạc và rõ ràng thì chắc chắn mức độ uy tín của bạn sẽ giảm theo và dự án của bạn cũng sẽ chìm vào quên lãng ngay sau đó.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần sở hữu kiến thức chuyên môn, đây được coi là điều kiện tối thiểu để tồn tại trong mọi ngành nghề trong xã hội hiện nay. Hãy liệt kê một số kỹ năng như có khả năng sáng tạo, xây dựng các dự án cầu đường, có kỹ năng nắm kiểm soát về nguyên vật liệu, có kỹ năng quan sát tiến độ công trình,....
Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm kỹ năng về ngoại ngữ bởi hiện nay rất nhiều các công ty đối tác nước ngoài rót vốn vào đầu tư tại Việt Nam. Việc bạn giỏi về ngoại ngữ có thể giúp bạn trao đổi với đối tác dễ dàng và thuận tiện hơn, từ đó mức độ thăng tiến của bạn cũng sẽ tăng lên.
Xem thêm: Việc làm xây dựng cầu đường
2.5. Trình bày một số thông tin khác trong CV xin việc
Ngoài các thông tin quan trọng nêu trên thì bạn có thể bổ sung thêm các thông tin liên quan khác có ích cho công việc như sở thích hoặc điểm mạnh điểm yếu.
Khi trình bày về sở thích trong cv thì nên nêu ra các sở thích có ích cho công việc của bạn như yêu thích đọc sách, tìm hiểu và các kỹ thuật thiết kế, lập kế hoạch, ngoài ra còn thích đi du lịch nghiên cứu các công trình kiến trúc, tham gia các hoạt động ngoại khóa,...
Điểm mạnh của bản thân thì bạn nên chọn ra một vài điểm mạnh chính có liên quan đến công việc, không nên quá phô trương khiến cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người khoe khoang và tự tin thái quá. Có thể nêu điểm mạnh là ham học hỏi, tiếp thu nhanh, nhạy bén với các con số, có khả năng sáng tạo,...
Điểm yếu của bản thân thì bạn nên nêu một vài điểm yếu khách quan, đừng lôi điểm yếu quá như hay quên hoặc hay ngủ gật thì chả nhà tuyển dụng nào thèm tuyển nhân viên kiểu như bạn đâu. Đùa chút thôi, chứ ở phần này hãy nêu điểm yếu xong thì đi kèm ngay theo cách khắc phục vấn đề đó để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có cố gắng chứ không phải kiểu người chậm ì một chỗ không chịu thay đổi hoặc ngoan cố.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ kinh nghiệm viết mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường chuẩn chỉnh nhất, chắc chắn sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Qua đó bạn có thể chắc chắn ngồi vào chiếc ghế tại vị trí công việc mà bạn hằng ao ước với mức lương bạn vẫn hay nằm mơ thấy.
1876 0