Cách viết sở thích trong CV ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Theo dõi viecday365 tạiSở thích trong CV là một mục thực chất không bắt buộc phải có trong cách làm CV online, do đó khá nhiều ứng viên thường bỏ qua mục này bởi nghĩ nó không quan trọng và không ảnh hưởng đến kết quả trong quá trình xin việc làm. Tuy nhiên, thực tế đây lại là yếu tố cần thiết giúp bạn có thể dễ dàng chinh phục các nhà tuyển dụng và mang đến cơ hội việc làm cho mình. Vậy viết sở thích trong CV như thế nào để có thể khiến các nhà tuyển dụng “mê đắm” ngay từ ánh nhìn đầu tiên?
1. Tầm quan trọng của mục sở thích trong CV xin việc
Sở thích trong CV thực tế là một mục không bắt buộc và nếu như một ứng viên không có sở thích gì nổi trội thì cũng có thể bỏ qua và không nhất thiết đưa vào CV xin việc và hiện nay có rất nhiều mẫu CV online đã không có mục này. Cũng chính vì vậy mà các mẫu CV của các ứng viên trở nên nhạt nhòa và thiếu hấp dẫn trong mắt các nhà tuyển dụng. Vậy mục sở thích trong CV có vai trò như thế nào trong quá trình xin việc làm của các ứng viên hiện nay?
Bất kỳ ai cũng có những sở thích cho riêng mình và nếu như biết tận dụng điều đó một cách đúng đắn nhất thì chắc chắn sẽ giúp mang lại những lợi thế vô cùng tốt khi đi xin việc cũng như trong đời sống hàng ngày. Cụ thể đó chính là:
- Ghi sở thích trong CV sẽ giúp cho các ứng viên có thể thể hiện được rõ những kỹ năng của bản thân có liên quan đến vị trí mà mình đang ứng tuyển vào doanh nghiệp.
- Sở thích cá nhân trong CV là yếu tố giúp cho mẫu CV của ứng viên được nổi bật và thu hút hơn so với các ứng viên khác.
- Việc đưa các sở thích trong CV sẽ giúp cho mẫu CV xin việc của bạn mang một màu sắc riêng và thể hiện được cá tính riêng của bản thân trước nhà tuyển dụng.
- Sở thích ghi trong CV cũng giúp bạn trình bày được những kế hoạch của bản thân mình đối với công việc và với doanh nghiệp trong tương lai.
- Ngoài ra, sở thích CV cũng giúp cung cấp đến cho ứng viên những gợi ý thú vị để có thể trao đổi với nhà tuyển dụng một cách thoải mái và vui vẻ hơn trong buổi phỏng vấn.
Các nhà tuyển dụng có thể dựa vào những sở thích của ứng viên và lựa chọn ra được những đặc điểm phù hợp nhất với vị trí mà họ đang tuyển dụng cũng như đánh giá xem ứng viên đó có thể thích ứng được với văn hóa của doanh nghiệp hay không? Bởi thực tế họ đang tìm kiếm cho doanh nghiệp mình những ứng viên không chỉ có kinh nghiệm tốt, kỹ năng chuyên môn cao mà còn muốn được làm việc chung với những người có cùng quan điểm và tư tưởng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Và sở thích được xem chính là một phương pháp hiệu quả giúp cho họ có thể lựa chọn được ứng viên sáng giá và xuất sắc nhất cho công ty của mình. Các ứng viên nếu muốn thể hiện được sở thích một cách thu hút và ấn tượng nhất thì cũng cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ về doanh nghiệp, từ đó đưa những sở thích phù hợp nhất vào CV của mình.
2. Mục sở thích nên đặt ở đâu trong CV xin việc?
Mẫu CV ấn tượng của bạn chắc chắn sẽ rất hoàn hảo nếu như thể hiện được những sở thích cá nhân một cách thu hút và lôi cuốn trong đó. Tuy nhiên, đây không phải là mục quan trọng nhất và bạn tuyệt đối không nên ưu tiên lên trước các nội dung khác như mục tiêu và định hướng nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp,... Bạn cần phải đảm bảo được rằng mục sở thích cần phải được đặt ở phía cuối của CV xin việc và thể hiện được rõ nét nhất tính cách của mình, sự hiểu biết về nền văn hóa của doanh nghiệp chứ không phải là mô tả chi tiết về trình độ của mình.
Hiện nay, có rất nhiều ứng viên loay hoay không biết phải viết mục sở thích trong CV mới có thể thu hút và chinh phục được các nhà tuyển dụng. Vậy thì vấn đề đầu tiên mà các ứng viên cần phải nhớ chính là những lợi ích mà bản thân hướng tới cần phải phù hợp cũng như liên kết được với trình độ của mình và sở thích đối với công việc một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tự đưa ra một số câu hỏi có liên quan để liên hệ được với chính mình và đưa sở thích vào CV một cách phù hợp nhất:
- Bạn có những sở thích gì đặc biệt?
- Bạn đam mê lớn nhất điều gì?
- Trong thời gian rảnh rỗi bạn thường làm những công việc gì?
- Bạn thường thực hành và áp dụng những kỹ năng nào vào công việc và cuộc sống?
- Hiện tại bạn có đang theo đuổi một điều gì mới lạ không?
Từ những điều đó, bạn cần phải lựa chọn cho mình những sở thích liên quan nhất đến công việc cũng như văn hóa của doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển, cụ thể là:
- Bạn cần phải dành thời gian để nghiên cứu thật kỹ về mô tả của công việc và những đặc điểm mà doanh nghiệp đó đề cập đến trong thông tin tuyển dụng.
- Hãy tìm hiểu thêm về văn hóa và phần giới thiệu công ty trên chính website của họ.
- Hãy nắm bắt thông tin xem doanh nghiệp đó đã từng có những hoạt động nổi bật gì trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay mạng xã hội.
Điều đặc biệt mà các bạn cần lưu ý chính là hãy lựa chọn 1 – 2 sở thích nổi bật nhất mà bạn thấy phù hợp và có thể tạo được sự khác biệt, mang lại ấn tượng cho các nhà tuyển dụng. Hơn nữa hãy đảm bảo rằng những sở thích đó đủ sức mạnh để làm tăng thêm giá trị cho CV xin việc của bạn và giúp bạn tăng cơ hội có được việc làm trong tương lai.
3. Những đối tượng nào cần phải đưa sở thích vào CV xin việc?
Các nhà tuyển dụng hiện nay thường quan tâm khá nhiều đến những chi tiết và thông tin bổ sung và họ cũng khó có thể nhớ được quá nhiều vấn đề ở từng mẫu CV của các ứng viên gửi về. Chính vì vậy mà việc tạo ra một điểm nhấn đặc biệt nào đó sẽ giúp cho CV của bạn chiếm được lợi thế và khiến nhà tuyển dụng “mê đắm” ngay từ những ánh nhìn đầu tiên. Vậy những đối tượng nào cần phải đưa mục sở thích vào trong CV xin việc?
- Những ứng viên còn đang là sinh viên thì nên đưa mục sở thích cá nhân vào CV xin việc.
- Những ứng viên mới tốt nghiệp cũng nên đưa sở thích vào CV xin việc.
- Những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục sở thích sẽ giúp tạo được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp nhất định thì bạn lại không nên đưa mục sở thích vào trong CV, đó là:
- Những ứng viên muốn lược bớt một số nội dung trong CV xin việc.
- Những ứng viên không biết phải mô tả và trình bày sở thích cá nhân như thế nào trong CV xin việc.
- Những ứng viên thực sự không có sở thích gì đặc biệt.
4. Cách viết mục sở thích trong CV xin việc ghi điểm với nhà tuyển dụng
Điều quan trọng nhất đối với mục sở thích trong CV tiếng Anh hay mẫu cv xin việc tiếng việt chính là thay vì chỉ liệt kê các sở thích theo cách thông thường thì nên trình bày như một bản mô tả để có thể cho các nhà tuyển dụng tháy được ý muốn của mình. Bạn hãy thể hiện thật cụ thể và chi tiết đam mê lớn nhất của mình, đồng thời nhấn mạnh được vì sao mình lại có những niềm đam mê đó. Hãy bỏ qua cách liệt kê theo danh sách thông thường và nhàm chán như là thích đi du lịch, thích xem phim, mua sắm,... mà hãy miêu tả thật cụ thể, rõ ràng nhất những sở thích tạo được sự thu hút như là thích được đào tạo các đội bóng đá, thích nghiên cứu cũng như tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội,... Tất cả những điều đó chắn chắn sẽ mang lại lợi thế và giá trị cao cho CV của bạn khi đi xin việc.
Mặc dù cần mô tả cụ thể nhưng hãy lưu ý là trình bày mục sở thích một cách ngắn gọn, súc tích và cô đọng nhất có thể, quan trọng nhất là cần phải đi đúng vào trọng tâm của vấn đề mà bạn muốn thể hiện. Bởi sở thích của bạn cho dù có hay và hấp dẫn đến đâu cũng không nên viết quá dài dòng, các nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc kỹ từng mục và quan tâm từng sở thích của bạn và chắc chắn sẽ khiến họ mất hứng thú, thậm chí không muốn tiếp tục đọc nữa. Do đó, các ứng viên cần nghĩ đến những sở thích đặc biệt và tích cực nhất mà các nhà tuyển dụng có thể sẽ quan tâm. Hãy thể hiện những sở thích đó làm sao để nhà tuyển dụng đọc là có cảm hứng và tò mò muốn ngay lập tức được gặp bạn trong vòng phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với bạn. Sở thích trong CV cần cho nhà tuyển dụng thấy được tham vọng lớn lao của bạn cũng như trách nhiệm đối với công việc như thế nào. Điều này có thể coi là một nguồn lực vô cùng quan trọng để giúp CV của bạn có thể thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng ngay từ lúc đầu.
5. Nên ghi sở thích gì trong CV giúp bạn tăng khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng?
5.1. Sở thích về các môn thể thao
Tại các doanh nghiệp hiện nay, việc làm việc theo nhóm là yêu cầu cần thiết và quan trọng trong bất kỳ công việc nào. Và một trong những yếu tố giúp thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như thể hiện được sự năng động, linh hoạt, tích cực,... chính là tham gia vào luyện tập các môn thể thao mà mình yêu thích. Ngoài ra, có đam mê về thể thao cũng giúp thể hiện bạn là một người có sức khỏe tốt, nhiều năng lượng và điều đó giúp ích rất nhiều trong công việc, giúp mang lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với những bạn có sở thích về chạy bộ, đi xe đạp hay bơi lội,... thì thường là những người khá kiên trì và có khả năng kiểm soát được bản thân cũng như duy trì được vấn đề sức khỏe lâu dài. Và chắc chắn khi làm việc những người này cũng sẽ thể hiện rất tốt và hoàn thành xuất sắc nhất những công việc được cấp trên giao. Đây chắc chắn sẽ là những ứng viên được nhà tuyển dụng quan tâm và có cơ hội được lựa chọn.
5.2. Sở thích về các môn mạo hiểm
Thực tế cho thấy những người sống và có sở thích, đam mê về mấy trò mạo hiểm là những người khá kỷ luật và dám đương đầu, vượt qua mọi thử thách và những giới hạn của bản thân mình. Những người này chắc chắn sẽ không ngại khó, ngại khổ và luôn thẳng thắn để đối diện với những điều mình làm chưa tốt hay chưa biết và có thể sẵn sàng học tập, tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân mình. Đây được coi là một đức tính tốt và các nhà tuyển dụng rất cần đến ở các nhân viên của mình. Những ứng viên như vậy sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.
5.3. Đam mê về viết lách
Bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp và đang muốn tìm cho mình một công việc liên quan đến lĩnh vực content, marketing, truyền thông,... và bạn có đam mê, khả năng viết lách, yêu thích văn chương? Vậy thì tại sao lại không thể hiện điều đó cho các nhà tuyển dụng thấy được ở trong mục mẫu CV ngành marketing. Bạn có thể chứng minh khả năng đó bằng các bài blog mà mình từng viết và hãy đảm bảo rằng các bài blog luôn được cập nhật thường xuyên. Những ứng viên có sở thích viết lách thường sống khá tình cảm và suy nghĩ sâu sắc. Do vậy những điều này có thể sẽ giúp ứng viên có thể tạo được ấn tượng mạnh đối với các nhà tuyển dụng cũng như tăng cơ hội được lựa chọn vào vòng phỏng vấn.
5.4. Sở thích về những lĩnh vực sáng tạo
Những sở thích đặc biệt và mang tính sáng tạo như chụp ảnh, vẽ tranh hay nấu ăn là những yếu tố khá quan trọng và cô cùng hữu ích đối với các ứng viên muốn xin vào làm tại các vị trí yêu cầu phải có sự sáng tạo như thiết kế, quảng cáo,... Do đó, nếu như bạn là người có niềm đam mê về những điều đó thì hãy trình bày vào CV để nhà tuyển dụng thấy được và tăng cơ hội được lựa chọn vào vòng phỏng vấn. Đặc biệt, nếu bạn đam mê về những công việc liên quan đến video thì chắc chắn những sở thích này sẽ là một lợi thế giúp ghi điểm rất tốt trong mắt nhà tuyển dụng cho các vị trí sản xuất phim, marketing,...
5.5. Sở thích về các hoạt động tình nguyện
Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về sở thích tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nếu của bạn để thông qua đó họ có thể hiểu rõ hơn về tính cách và con người của bạn. Từ đó có đánh giá và cái nhìn chính xác nhất về mức độ phù hợp của bạn đối với công việc và với doanh nghiệp của họ như thế nào. Bởi nếu một người có niềm yêu thích tham gia vào các hoạt động cộng đồng thì chắc chắn trong công việc cũng sẽ rất nhiệt tình, hăng hái và mang lại hiệu quả cao. Đây chính là điều mà nhà tuyển dụng vẫn luôn quan tâm, tìm kiếm ở các ứng viên.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của viecday365.com, các bạn đã hiểu và nắm rõ về cách viết sở thích trong CV xin việc, từ đó tạo cho mình một mẫu CV hoàn hảo nhất giúp nhà tuyển dụng “mê đắm” và tăng cơ hội được lựa chọn nhé!
8827 0