Giá trị nhân đạo là gì? Tìm hiểu các khía cạnh giá trị nhân đạo
Theo dõi viecday365 tạiMột tác phẩm văn học hay thì sẽ có những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo riêng được tác giả truyền tải thông qua cốt truyện của tác phẩm. Để hiểu được giá trị nhân đạo được thể hiện thì cần phải phân tích qua nhiều khía cạnh khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết các khía cạnh trong giá trị nhân đạo thông qua bài viết bên dưới!
1. Giá trị nhân đạo là gì?
Giá trị nhân đạo là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong văn học nhằm mục đích thể hiện giá trị cơ bản của tác phẩm. Thông qua các chi tiết trong tác phẩm, nhà văn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc qua nỗi khổ, niềm đau của con người, những số phận trớ trêu, bạc phận, hoàn cảnh sống khó khăn hay những niềm đau mà con người phải đối diện. Qua đó, tác giả còn muốn đề cao những nét đẹp trong tâm hồn cùng với sự trân trọng tạo niềm tin cho con người có thể vực dậy và mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Xem thêm: Mang thai hộ - ranh giới mong manh giữa nhân đạo và phi nhân đạo
2. Những khía cạnh được đề cập trong giá trị nhân đạo
Thông thường trong một tác phẩm văn học, tác giả khi muốn truyền tải về giá trị nhân đạo thì sẽ có những câu chuyện, chi tiết cụ thể để phản ảnh hướng suy nghĩ của họ thông qua đó. Một số khía cạnh thường được đề cập trong văn học về giá trị nhân đạo đó là:
2.1. Giá trị nhân đạo thể hiện qua việc tố cáo xã hội
Để làm nổi bật lên vấn đề này thông thường các tác phẩm sẽ tập trung vào một hoặc nhiều nhân vật có hoàn cảnh chung rất bi thương, đau khổ và vất vả. Từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong truyện tác giả cũng muốn thể hiện quan điểm của chính mình theo phương diện tố cáo, lên án, phê phán các thế lực xấu đặc biệt là tầng lớp thống trị, những kẻ chuyên cậy mạnh ức hiếp người dân yếu đuối nhằm chà đạp lên cuộc sống của họ, nghịch thiên đạo lý phá hoại giá trị con người.
Ví dụ như điển hình phải kể đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ có nội dung về một cuộc ghen tuông bình thường giống như bao gia đình nhưng thông qua đó nhà văn đã tố cáo xã hội sâu sắc về sự bất công đối với người phụ nữ thời phong kiến.
Xã hội phong kiến không đảm bảo được quyền con người, tạo ra những sự độc đoán, trong nam khinh nữ là nguyên nhân dẫn đến sự bất công cũng như bất hạnh cho người phụ nữ dẫn đến cái chết không đáng đó.
Thông qua những câu chuyện bình thường trong đời sống tưởng tạo cảm giác chân thực cho người đọc, tác giả đã thể hiện sự bất công và phản ánh xã hội sâu sắc vì làm mất đi quyền con người mà đáng lẽ họ đáng được có.
2.2. Giá trị nhân đạo được thể hiện qua lời ca ngợi
Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn sẽ không tiếc lời khen ngợi về những truyền thống tốt hay hay nhân phẩm của con người hoặc một tầng lớp cụ thể trong xã hội. Nhà văn muốn tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn bị vùi lấp bởi hoàn cảnh, xã hội dù cho bị các tầng lớp thống trị tra tấn và đàn áp thì con người cũng có những vẻ đẹp riêng.
Để có cái nhìn rõ hơn về lời ca ngợi trong văn học thì ta có thể nhìn vào 2 tác phẩm truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) và tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Cả 2 tác phẩm đều có ý nghĩa khen ngợi vẻ đẹp anh hùng cách mạng.
Cả hai tác giả Nguyễn Thi và Nguyễn Trung Thành đều là những người từng trải qua trực tiếp các cuộc kháng chiến, vậy nên thông qua hai mẩu truyện ngắn này ta đều thấy được họ mang những hơi thở, nhiệt huyết thông qua các hình tượng nhân vật sinh động thể hiện trong các cuộc chiến đấu. Hai tác phẩm này đều được ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khi bọn đế quốc đang có ý định xâm lược miền Nam nước ta, cả dân tộc đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập tự do cũng như quyền sống của chính mình.
Áp bối cảnh lịch sử thực tế vào trong tác phẩm, nhà văn đã khiến cho người đọc nhận được sâu sắc tinh thần yêu nước, đấu tranh vì quyền sống con người đồng thời cơ ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua chất sử thi đậm đà.
Xem thêm: Văn hóa là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoàn hảo
2.3. Giá trị nhân đạo được thể hiện qua sự bênh vực và thương cảm
Dù cho hoàn cảnh sống có khó khăn, chèn ép những con người lương thiện, tốt đẹp vào bức đường cùng thì họ vẫn mang trong mình những vẻ đẹp tiềm ẩn, giá trị riêng. Nhà văn không hề tỏ ý phê phán, trách móc mà thể hiện sự chua xót, thương cảm cho những số phận con người bị dồn ép đi vào con đường tội lỗi.
Thông qua các chi tiết và tình huống cụ thể trong truyện, nhà văn thường xây dựng thêm những nhân vật phụ với mục đích bảo vệ, che chở là chỗ dựa cho những nhân vật xấu số giúp họ vượt qua thăng trầm của cuộc sống mà vực dậy, vươn lên trở về đúng với bản chất của chính con người mình cũng như thể hiện khát vọng và ước mơ được làm lại cuộc đời, một cuộc sống mới tươi đẹp hơn.
Cũng như trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ, tác giả không ngừng ca ngợi về vẻ đẹp và phẩm chất của người con gái Vũ nương công dung ngôn hạnh nhưng lại có một cái kết thảm cho số phận đầy bất hạnh đó. Nhà văn bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc cho toàn thể người phụ nữ thời phong kiến thông qua một tình huống và nhân vật cụ thể là Vũ Nương.
Chính số phận hẩm hiu đã ép cố phải gieo mình tự tử xuống con sông Hoàng Giang, khi không thể chịu được những lời vu khống, bức bách do chính người chồng Trường Sinh tạo ra cô đã chọn cái chết để khiến bản thân được nhẹ nhàng hơn. Không chỉ có tác giả mà ngay cả người đọc cũng cảm thấy chua xót cho người con gái này, Nguyễn Dữ muốn thông qua tác phẩm bênh vực tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội, họ có quyền được thể hiện tiếng nói của mình.
Xem thêm: Việc làm kỹ thuật viên xây dựng
2.4. Giá trị nhân đạo được thể hiện qua sự dẫn lỗi cho nhân vật đi đúng đường
Tùy thuộc vào ý đồ của từng tác giả muốn truyền tải cho người đọc có thể được thể hiện rõ ràng trong câu chuyện hoặc muốn người đọc phải tự phán đoán và nhận thức thông qua các tình huống họ đưa ra trong tác phẩm.
Trong một số tác phẩm, nhà văn sẽ xây dựng những tình huống viễn tưởng tạo niềm tin, chỉ dẫn mở một lối thoát cho nhân vật cho dù điều đó gần như sẽ không bao giờ xảy ra trong thực tại. Thông qua những chi tiết đó nhà văn muốn định hướng cho người đọc về lối đi đúng đắn khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Nhắc đến tác phẩm dân gian huyền thoại Chí Phèo chắc ai cũng đã quen thuộc với nhân vật này. Nhà văn Nam Cao thông qua nhân vật Chí phèo vừa lên tiếng phê phán xã hội vì đã áp đặt cái nhìn của mình lên người khác, khiến cho Chí Phèo trở nên bất cần, bị tha hóa.
Chính Thị Nở xuất hiện như một vầng sáng khiến cho Chí có mong muốn được làm lại cuộc đời, tình yêu của Thị Nở làm bừng tỉnh Chí Phèo khiến hắn nhận thức và muốn sống cuộc sống mới. Sợi dây dẫn đường duy nhất đó cũng đã bị chặt đứt bởi chính định kiến của xã hội, bản chất Chí Phèo không xấu nhưng dòng đời xô đẩy khiến hắn trở nên như vậy.
Cho đến khi tìm được tia sáng của cuộc đời thì không ai cho hắn có cơ hội làm lại cuộc đời và rồi phải lựa chọn cái chết. Một cái kết bi thảm nhưng giúp người đọc cảm nhận được sự độc ác của xã hội nửa phong kiến.
Thông qua những khía cạnh trên ta có thể thấy giá trị nhân đạo được các nhà văn đề cao trong tác phẩm cũng như trong việc truyền tải cho người đọc bằng những tình huống cụ thể. Để tìm hiểu thêm về những kiến thức liên quan đến văn học truy cập website viecday365.com
1262 0