Văn hóa là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoàn hảo
Theo dõi viecday365 tạiMột học danh nhân người Pháp đã có định nghĩa về văn hóa thế này “Văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Trong đó, văn được ông mô tả là vẻ đẹp, sức hút, hóa là sự nhuốm màu, sự tiến bộ được phát huy và truyền lại đến muôn đời. Đối lập với văn hóa là sự thô bỉ, xấu xa. Là khoa học tổng hợp và bao trọn những giá trị được gạn lọc từ hàng ngàn đời. Văn hóa làm nên sắc màu, chất độc đáo, bản sắc của một quốc gia dân tộc. Thế nhưng, nhưng có bao giờ bạn tự đưa ra cho mình định nghĩa văn hóa là gì? Văn hóa khởi sinh khi nào? Và có ý nghĩa như thế nào?
1. Bạn đã hiểu văn hóa là gì chưa?
Những ngày thơ bé, mỗi lần ngước lên những tấm bằng khen “Gia đình văn hóa” được đóng khung và treo trang trọng trên bức tường vôi trắng rồi nghe ông nội rủ rỉ về văn hóa, văn hóa gia đình, về cách ứng xử mẫu mực...dù không hiểu văn hóa là gì, thế nhưng tôi cảm nhận được sự tự hào của ông khi nhìn vào tấm bằng khen ấy như thế nào. Sau này, bước chân vào một ngành học xã hội - Báo chí, đòi hỏi sự am hiểu, thâm nhập sâu về định nghĩa này, một lần nữa, văn hóa là gì - câu hỏi từ thuở ấu thơ lại trào lên khiến tôi không ngừng lục lọi và tìm kiếm một khái niệm ưng ý nhất về nó trong cả biển định nghĩa được dung nạp và chắt lọc từ hàng loạt ý kiến của những doanh nhân và nhà nghiên cứu.
Theo hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn tính đến thời điểm hiện tại có đến hơn 164 định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều phản ánh bản chất, khía cạnh tác động, cảm quan về văn hóa ở những vùng miền khác nhau trên hành tinh này. Xét trên góc độ khoa học, văn hóa được khởi nguồn từ một thuật ngữ La tinh có tên gọi là “Cultus” để ám chỉ sự gieo trồng - nền văn minh đồng tiên trong lịch sử loài người nhưng đồng thời cũng thể hiện cho sự nuôi lớn, dung dưỡng cho tâm hồn con người trong thời buổi bắt đầu có rung cảm, trân trọng về những giá trị do mình tạo ra về trên khía cạnh vật chất và tinh thần.
Trong khi đó, theo nhà nhân loại học người Anh tên Edward Burnett Tylor, văn hóa là gì được hiệu là một tổng thể phức hợp gồm những kiến thức, đức tín, nghệ thuật, đạo đức...và toàn bộ những tri thức, khả năng nào nhân loại có thể học tập và trau dồi với tư cách là một thành viên trong xã hội. Quan điểm này có thể chính xác ở khía cạnh mô tả, tuy nhiên, sư chung chung và trừu tượng của nó được “phản pháo” bởi nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà xã hội học nổi tiếng đến Đại học Yale, Đại học Harvard trên nhiều góc độ bao gồm: nguồn gốc, chuẩn mực, tâm lý học.
William Isaac Thomas đã thừa nhận trên phương diện chuẩn mực khi cho rằng, văn hóa chính là những giá trị vật chất và xã hội bao gồm các tập tục, thiết chế, nguyên tắc ứng xử của con người. Pitirim Alexandrovich Sorokin, nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard gần như khép lại định nghĩa về văn hóa bằng cách hiểu tổng quát nhất. Ông cho rằng, văn hóa là tổng thể những gì được tạo ra hay cải biến nhờ những hoạt động của con người”. Tư tưởng này, được tiếp thu và phát triển bởi Unesco như một thước đo trong quá trình xác định và công nhận những giá trị văn hóa của quốc gia. Theo định nghĩa này “Văn hóa là những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức xúc cảm của một nhóm người trong xã hội”. Đó là hàng loạt những hệ thống giá trị được trau dồi, kế thừa và phát huy theo những thăng trầm của lịch sử.
Theo nhận định này, những di sản văn hóa thế giới, những địa điểm du lịch hút khách của Việt Nam như Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế đến không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đến những danh nhân kiệt xuất như lãnh tụ Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…là những nhân tố cấu thành nền văn hóa Việt. Dù rằng, định nghĩa này vẫn vấp phải không ít những ý kiến trái chiều cho rằng thu hẹp quy mô tác động của nền văn hóa...song từ đây, chúng ta có thể rút ra một cách hiểu chung về văn hóa. Đó là toàn bộ những giá trị, những sản phẩm do con người sáng tạo ra. Văn hóa là cội nguồn, là bản chất để khu biệt giữa quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác bởi sự độc đáo, màu sắc riêng biệt.
Trong bức tranh sôi động của đa dạng những nền văn hóa và tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế “Giao lưu, tiếp biến văn hóa” trở thành cơ hội nhưng cũng là thách thức cho mỗi quốc gia trong vấn đề “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Vấn đề về gìn giữ, kế thừa và phát huy thế mạnh của nền văn hóa...trở thành sứ mệnh của từng con người trong mỗi quốc gia, dân tộc, của bạn và tôi. Nhưng sứ mệnh đó, không yêu cầu chúng ta phải làm những gì quá sức hay to lớn, mà đơn giản như trau dồi, đọc sách về lịch sử, văn học mỗi ngày, giữ thái độ ứng xử đúng mực hay tham quan, tiếp cận những di sản văn hóa lâu đời.
Văn hóa, bản sắc Việt Nam là dòng chảy bất tận trong mỗi trái tim người Việt, là những giá trị được gạn lọc và đánh đổi bằng máu và nước mắt của nhân dân.
Song tiến trình phát triển của thứ văn hóa được định nghĩa chính gốc ấy lại gắn liền với những hoạt động đời thường của con người trên nhiều phương diện. Chẳng phải chúng ta vẫn nói đến văn hóa đọc sách, văn hóa ứng xử đó sao. Và bây giờ đây, hòa vào bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu, còn một loại văn hóa khác mà tất cả những người đi làm lâu năm, người bắt đầu đi làm hay sắp sửa đi bước chân vào môi trường công sở nên biết để có cách ứng xử hợp đó. Đó là văn hóa doanh nghiệp? Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? và vai trò của nó thực chất quan trọng như thế nào?
2. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vì sao nói văn hóa là linh hồn của doanh nghiệp?
Bước chân vào một doanh nghiệp tầm cỡ lần đầu tiên cho một buổi phỏng vấn nghiêm túc hay chỉ là lần gặp gỡ, tham quan, tôi tin rằng, điều đầu tiên mà bất kỳ một chuyên viên nhân sự nào muốn truyền đến bạn đó là văn hóa của doanh nghiệp của họ như thế nào. Giáo sư James L. Heskett kinh doanh trong Logistics từng nói: “Văn hóa quyết định đến 20 -30 % hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp”. Nhưng tuyệt nhiên, thứ gọi là văn hóa doanh nghiệp đó, không đơn thuần dừng ở những căn phòng thư giãn sang trọng , những bữa ăn miễn phí mà công ty cung cấp, những câu slogan trước những giờ làm...Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị văn hóa chuẩn mực, các quan niệm tập quán ăn sâu...vào hoạt động của doanh nghiệp đó.
Nó chi phối nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong công ty.. Từ đó xác định và theo đuổi những mục tiêu trong doanh nghiệp. Làm nên đặc trưng văn hóa doanh nghiệp khá giống với văn hóa nói chung đó là tính riêng, tính khác biệt. Nó có thể được đề xuất bởi những người lãnh đạo đứng đầu công ty, những được xây dựng và duy trì, phát huy của cả tập thể. Nó là sản phẩm của tất cả những thành viên trong doanh nghiệp, là toàn bộ những hệ thống giá trị được thừa nhận, chia sẻ, đề cao bởi tất cả mọi người. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp tạo nên những ấn tượng khác biệt nhất giữa các doanh nghiệp và được xem là truyền thống quý giá của thương hiệu.
Thường thì, văn hóa doanh nghiệp được giới doanh nhân cụ thể hóa bởi sự kết hợp đầy đủ của một số hệ giá trị cốt lõi sau đây: Tầm nhìn của doanh nghiệp, sứ mệnh của doanh nghiệp, triết kinh doanh, hành vi, thái độ ứng xử của nhân viên trong doanh nghiệp đó. Nhiều người cho rằng, văn hóa doanh nghiệp chỉ xuất hiện trọng những doanh nghiệp tầm cỡ. Nhưng điều này không đúng thực tế. Bởi lẽ, việc xây dựng văn hóa giống như việc đặt nền tảng, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nó dìu doanh nghiệp đi đúng hướng và tạo ra những lợi thế cạnh tranh và hút khách hàng.
Có lẽ bạn không biết, dù IBM, Digital Electrics từng đứng trong tốp những thương hiệu công nghề số 1 về chất lượng. Nhưng họ đã sớm bị soán ngôi bởi các thương hiệu như Toyota, Nissan, LG - Những tập đoàn đã trải qua một cuộc đại cách mạng về văn hóa doanh nghiệp và sự chuyên nghiệp.
Chúng ta dễ thấy, nếu phần cơ sở vật chất, nguồn vốn, những trang thiết bị phần “thịt” của doanh nghiệp thì văn hóa là thành tố cấu thành phần “hồn”. Văn hóa chính là tài sản vô hình. Nó tạo nên sức mạnh lớn của doanh nghiệp trong việc đảm bảo những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức đạt đúng deadline và có chất lượng bởi sự tuân thủ nghiêm túc thực hiện theo đúng định hướng chiến lược. Ngoài công việc, các sự kiện kết nối các thành viên trong công ty như du lịch, teambuilding có vai trò to lớn trong việc củng cố sự đoàn kết, gắn bó, thấu hiểu nhau.
Một dân tộc quốc gia chỉ có thể yên bình và phát triển được nếu có cơ sở luật pháp tốt và những quy chuẩn xã hội về văn hóa. Và doanh nghiệp cũng hoạt động trên nguyên tắc này. Nội quy kết hợp với những giá trị mà doanh nghiệp mang lại để tạo nên màu sắc của doanh nghiệp đó được mỗi cá nhân tự giác thực hiện. Nó không những tạo nên tính chuyên nghiệp mà còn tạo cho nhân viên nhận thấy được trách nhiệm của mình với tập thể, sự tự hào. Từ đó, đốc thúc tinh thần làm việc đỉnh cao. Nếu không có văn hóa doanh nghiệp, ngay cả những người lãnh đạo sành sỏi cũng không thể biết cách để điều hành doanh nghiệp của mình làm sao cho thống nhất, hợp ý mình.
Vì vậy, có thể nói, văn hóa doanh nghiệp chính là chất keo dính kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, giúp xây dựng doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra một cách bài bản, khoa học và khu biệt, nổi bật so với những thương hiệu trong ngành.
Vậy, đâu là quy trình để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
3. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Theo các chuyên gia kinh tế của trường đại học Harvard, để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo cho sự duy trì, bền vững và tạo ra hiệu quả thực tế với doanh nghiệp, chúng ta có thể tham khảo quy trình xây dựng sau đây:
3.1. Đặt nền tảng văn hóa doanh nghiệp
Nhiệm vụ này phụ thuộc vào tầm nhìn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và thiên hướng phát triển của doanh nghiệp mà họ mong muốn hướng đến. Bước đặt nền tảng này tốt hơn hết bắt đầu đi từ khâu xác định hình mẫu công ty mong muốn hướng đến và bàn bạc và thảo luận với những doanh nghiệp khác trong việc tạo dựng ra những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp bởi một số câu hỏi nổi bật như:
+ Công ty sẽ được khách hàng, đối tác biết đến như thế nào
+ Mục tiêu kinh doanh của công ty như thế nào?
+ Bạn muốn nhân viên tiếp cận nền văn hóa đó ở góc độ nào? Sự tự hào, khuyến khích nhân viên hay đơn giản chỉ tạo ra môi trường làm việc lành mạnh có sự cân bằng giữa những giá trị về tinh thần và công việc?
3.2. Chọn lọc những nhân viên đề cao những giá trị văn hóa
Hầu hết những doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng tuyển dụng nhân viên giỏi về năng lực nghề nghiệp và kỹ năng. Song tuy nhiên, một nhân tố cực kỳ quan trọng mà không ít chuyên viên tuyển dụng thời kỳ đầu bỏ qua đó là chính là xác định xem nhân viên đó có thực sự có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không, họ có ý thức xây dựng, hợp tác với mọi người xung quanh để phát triển văn hóa công ty hay không. Trong trường hợp tuyển dụng những gương mặt tài năng song không có ý thức hợp tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó rất dễ bị phá vỡ tính thống nhất.
Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội
3.3. Đưa ra những cách hiểu về giá trị của công ty một cách thống nhất và đưa nó vào áp dụng trong thực tiễn
Văn hóa là cực kỳ quan trọng và là nhân tố đóng vai trò thành bại của doanh nghiệp, bởi nó liên tục được phát huy và xây dựng thêm bởi nhân viên. Thế nhưng, để đảm bảo được tính đồng bộ của tất cả các thành viên, các chuyên viên nhân sự - những người am hiểu về văn hóa nhất, phải là người “định nghĩa”, training cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp về ý nghĩa, giá trị, cách thức hiện văn hóa đó một cách rõ ràng.
3.4. Đánh giá quá trình thực hiện và điều chỉnh văn hóa công ty ở hướng tiến bộ
Văn hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa nói chung đều là những giá trị được chắt lọc. Nó được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ kia, song chỉ giữa lại những giá trị tốt nhất và phù hợp với thời điểm nhất định. Do vậy, khi thời thế thay đổi, những giá không thực sự phù hợp sẽ được thay mới bởi những giá trị tốt hơn, tiến bộ hơn. Điều này, bắt buộc lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận nhân sự phải “thức thời” và tiến hành điều chỉnh hợp lý.
Mong rằng, những kiến giải của viecday365.com trên đây xoay quanh chủ đề văn hóa là gì cũng như văn hóa doanh nghiệp sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn!
1347 0