Elasticsearch là gì? Tiện ích của việc sử dụng Elasticsearch
Theo dõi viecday365 tạiĐối với dân công nghệ thông tin đặc biệt là các nhà phát triển thì không còn xa lạ gì với ứng dụng Elasticsearch. Tuy nhiên với nhiều người thì đây vẫn là thuật sự mới, để có cái nhìn cụ thể về định nghĩa và ứng dụng của Elasticsearch trong việc lập trình thì hãy đọc bài viết bên dưới của viecday365.com nhé!
1. Tổng quan thông tin về Elasticsearch
Elasticsearch là một phần mềm hỗ trợ tìm kiếm được thiết kế theo phần mềm Lucene. Công cụ này có khả năng phân tích và tìm kiếm dạng phân tán tại các giao diện web HTTP được JSON hỗ trợ dữ liệu. Elasticsearch cũng là một trong những thư viện của Javascript phát triển với định dạng nguồn mở và được định hướng thiết lập có tính năng như một server cloud theo như hệ thống chương trình RESTful.
Elasticsearch được sử dụng như một document oriented database vì chúng chưa được các dữ liệu và tiến hành tìm kiếm dữ liệu trong thời gian thật. Không chỉ hỗ trợ phân tích dữ liệu tại các chương trình như Oracle, MySQL, MsSQL, MongoDB, PostgreSQL,...mà còn cho phép người dùng tìm kiếm trực tiếp trên công cụ Elasticsearch. Phần mềm này hỗ trợ mọi loại định dạng miễn thuộc kiểu dữ liệu văn bản thì đều có thể tìm kiếm. Nhiều developer thường kết hợp sử dụng Elasticsearch và Kibana bổ trợ chức năng cho nhau tạo nên một phần mềm cực kỳ hữu ích và tiện lợi. Elasticsearch là ứng dụng tìm kiếm được sử dụng rộng rãi nhất trên Lucene.
Elasticsearch có khả năng phân tán, hiểu đơn giản là chúng được phân thành những mảnh và những mảnh này được quản lý và điều phối bởi các nút, những mảnh này không có bản copy nên cần được tái cân bằng và định hướng thực hiện nhiệm vụ một cách tự động.
Elasticsearch còn giúp cho percolating và factting để nhận thông báo trong trường hợp có dữ liệu mới khớp với những yêu cầu đăng ký bằng cách tận dụng những tính năng có sẵn của Lucene hoặc sử dụng lại những chức năng của Lucene qua Java API và Json. Bên cạnh đó, elasticsearch còn có khả năng xử lý các trỉ số thông qua gateway (một trong những tính năng của Elasticsearch).
2. Tính năng cơ bản và ưu nhược điểm của Elasticsearch
2.1. Những tính năng cơ bản của Elasticsearch
- Elasticsearch được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java nên được hỗ trợ một số tính năng chung giống các thư viện trong Java như sửa, xóa, thêm và tìm kiếm dữ liệu đối với những giao diện web HTTP (get, delete, post, put) theo dạng gửi yêu cầu cho hệ thống máy chủ.
- Một trong những lý do khiến cho Elasticsearch được sử dụng phổ biến vì có hiệu suất tìm kiếm cao do mọi dữ liệu được lưu trong hệ thống đều được hỗ trợ index. Nếu chỉ đánh index thông thường thì tính năng này lại giống với của chương trình MongoDB nhưng index của Elasticsearch được thả một cách chi tiết hơn, nâng cao khả năng và hiệu suất tìm kiếm lên nhiều lần. Nhờ tính năng thả index cũng như lưu trữ dữ liệu nên người dùng thường sử dụng Elasticsearch cho việc như tìm kiếm những văn bản thông thường, autocomplete, query like, dữ liệu cấu trúc, tìm kiếm những thông tin tổng hợp, tìm kiếm các dữ liệu lớn và tọa độ.
Xem thêm: [Tiết lộ] Phần mềm quản lý nhân viên kinh doanh mới nhất
2.2. Ưu nhược điểm của hệ thống Elasticsearch
Tuy nhiên bất kỳ chương trình nào cũng có mục đích sử dụng riêng cùng những tính năng hỗ trợ, bên cạnh những lợi ích của elasticsearch đem lại thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục
- Thế mạnh của elasticsearch:
Elasticsearch có khả năng tìm kiếm và định vị rất nhanh, tốc độ sử dụng của chương trình hỗ trợ người dùng nâng cao hiệu suất tìm kiếm.
Elasticsearch có thể hỗ trợ định dạng và tìm kiếm mọi văn bản một cách mạnh mẽ nhất, đây cũng là tiện ích bởi sự thiết lập dựa trên phần mềm Lucene.
Hỗ trợ lưu giữ mọi loại văn bản kể cả đối với những dữ liệu lớn định dạng theo JSON cũng đều có thể thả index theo cách cố định của hệ thống nên đạt hiệu quả tối đa đối với việc làm tìm kiếm.
Tính năng phát hiện định dạng cấu trúc văn bản và thả index cho các dữ liệu giúp cho các link dẫn trở nên thân thiết hơn và dễ tìm kiếm hơn.
- Hạn chế của Elasticsearch:
Bởi mục đích thiết kế ban đầu của Elasticsearch là thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tìm kiếm vậy nên những khi thực hiện các tính năng khác sẽ có mức độ hiệu quả kém hơn so với những chương trình khác. Đó là lý do các developer thường sẽ sử dụng kết hợp Elasticsearch với một chương trình khác để bổ trợ chức năng cho nhau giúp tăng hiệu suất công việc.
Các tính năng trong Elasticsearch chưa được tối ưu hóa nghĩa là đối với những hoạt động thêm, sửa, xóa dữ liệu khi được thực hiện trên nhiều văn bản cùng một lúc rất dễ gây ra lỗi và gây mất dữ liệu. Đây cũng là một hạn chế lớn của phần mềm Elasticsearch khiên cho người dùng khó có thể sử dụng nó như một database chính trong thiết lập chương trình.
Elasticsearch không tương thích với những kiểu dữ liệu được cập nhật liên tục bởi việc thả index cho dữ liệu sẽ cực kỳ tốn kém chi phí.
Xem thêm: Phần mềm quản lý thu chi
3. Cơ chế hoạt động và các thuật ngữ được sử dụng trong Elasticsearch
Cơ chế hoạt động của Elasticsearch được vận hành rất đơn giản chỉ cần đưa những dữ liệu mà người dùng sử dụng lưu trữ vào database của hệ thống rồi tất cả những dữ liệu đó được đồng bộ và tìm kiếm trên Elasticsearch. Sử dụng công cụ tìm kiếm này sẽ giúp giảm dung lượng database và được tìm kiếm với tốc độ cao.
Một số thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong ứng dụng Elasticsearch:
- Cluster: đây thì một thuật ngữ quá quen thuộc đối với các lập trình viên rồi, đó là tổng hợp toàn bộ các node của server là kho chứa toàn bộ dữ liệu sau đó tiến hành công việc thả index và tìm kiếm giữa các node cùng một lúc. Mỗi một cluster sẽ được đánh dấu bằng 1 cái tên riêng, không được để các tên cluster trùng nhau sẽ dẫn đến nhầm lẫn hệ thống ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm khi node tham gia nhầm. Trong trường hợp các cluster có cùng một định dạng giống nhau thì phải phân lại bằng cách đặt tên kèm với chức năng riêng của chúng. Ví dụ như đối với logging trong production và staging được đặt giống nhau nên cần được đặt theo cụ thể như “logging-stage” hoặc “logging-production” để phân biệt.
- Node: như đã đọc ở trên node là một server trong Cluster bao gồm những dữ liệu được lưu trong hệ thống để giúp thực hiện các nhiệm vụ lưu trữ và đánh index của dữ liệu trong Cluster. Những thành phần trong cluster được thiết lập là một dãy random UUID và đính kèm giá trị khi node đó được thực hiện.
- Index: là nơi lưu trữ các document có liên kết với nhau, khi hệ thống cần tìm kiếm thì index là nơi thực hiện các thao tác lưu trữ dữ liệu. Elasticsearch có sự cải tiến hơn so với MySQL quá trình thực hiện index sẽ theo ra theo term với mục đích tạo kết nối map giữa 2 đơn vị term và document.
- Type: là một tổ hợp các document có cùng định dạng , gần giống như một bảng của database.
- Document: là đơn vị ở định dạng JSON được lưu trữ trong Elasticsearch cũng là một yêu cầu cơ bản nhất cần có để có thể thả index. Document có nhiệm vụ tương đương với Rows hoặc Record trong SQL.
- Shards: được gọi là các tập hợp con của documents khi được index. Đối với những dữ liệu được index thì sẽ chia thành nhiều shard, các shard cho phép người dùng truy cập trực tiếp hỗ trợ 2 tính năng tìm kiếm và tính toán song song.
Elasticsearch cho phép hệ thống được kết nối nhiều server với nhau, mỗi một máy chủ sẽ được coi là một node, mỗi node lại được đánh index và chứa những type khác nhau.
Bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về Elasticsearch. Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực công nghệ thông tin thì truy cập viecday365.com
1222 0