Microservice là gì? Tìm hiểu Microservice và đặc điểm vốn có
Theo dõi viecday365 tạiMicroservice là gì? Nếu đây là điều mà bạn băn khoăn thì hãy giải đáp nó thông qua bài viết dưới đây nhé. Những thông tin kiến thức liên quan tới Microservice đã được tìm hiểu kỹ lưỡng từ các bậc chuyên gia nên đảm bảo sẽ cung cấp thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc.
1. Microservice là gì?
Microservice chính là một kỹ thuật phát triển phần mềm, là thuật ngữ chuyên ngành dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiểu theo nghĩa nôm na thì Microservice chính là những dịch vụ được chia tách nhỏ, không có liên quan đến nhau và có vai trò làm đại diện của một phần nào đó khá nhỏ bé ở bên trong business domain.
Ở bên trong kiến trúc của Microservice thì tất cả mọi dịch vụ đều có giao thức khá nhẹ và chúng cũng được xử lý rất tốt. Trong khi, ở kiến trúc Monilithic tồn tại một máy chủ rất lớn, đảm đương vai trò giải quyết mọi yêu cầu, vì thế đem đến rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động thì Microservice lại như một giải pháp hữu hiệu giúp cân bằng nhu cầu về traffic của các đơn vị doanh nghiệp.
Sở dĩ người ta dùng đến kiến trúc Microservice cũng là bởi vì khả năng chia nhỏ các phần dịch vụ của nó. Việc chia ra như vậy để hệ thống dễ dàng quản lý hơn, từ đó giúp mô đun được cải thiện một cách tối ưu nhất và các ứng dụng trở nên dễ hiểu, linh hoạt và dễ phát triển.
Xem thêm: Học công nghệ thông tin làm gì - Cơ hội việc làm cho tương lai
2. Đặc điểm của Microservice
Về bản chất, không có tài liệu chính thống nào đưa ra một định nghĩa cụ thể, chính thức cho thuật ngữ Microservice. Tuy nhiên, dựa vào các đặc điểm của nó, những quan điểm đồng thuận cũng đã được đưa ra và phát triển hoàn thiện đến nay. Vì thế, giới chuyên gia trong ngành công nghệ đã tổng kết những đặc điểm bản chất của Microservice như sau:
- Theo Martin Fowler cùng với sự đóng góp ý kiến từ nhiều chuyên gia công nghệ, kiến trúc Microservice thường bao gồm các dịch vụ chủ yếu là quá trình giao tiếp thông qua internet nhằm mục đích dùng đến các giao thức công nghệ không được tin tưởng, điển hình như giao thức http chẳng hạn.
- Những dịch vụ của Microservice do đã được chia nhỏ tách biệt nhau cho nên chúng ta cũng có thể triển khai chúng hoàn toàn độc lập.
- Các dịch vụ của Microservice có thể được triển khai thông qua các yếu tố bao gồm môi trường của phần cứng – phần mềm, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ được triển khai có thể đa dạng nhưng ở bên trong một Microservice thì chúng sẽ thống nhất với nhau.
- Dịch vụ của Microservice đều có đặc điểm kích thước khấ nhỏ, được giới hạn, có sự phát triển hết sức tự động.
Một Microservice được xác định rõ ràng rằng nó không phải là một thành phần của ứng dụng monolithic mà thay vào đó đóng vai trò như một thành phần chức năng đóng gói, được sử dụng chủ yếu với mục tiêu kinh doanh. Nó tuân thủ đúng nguyên tắc chỉ làm thật tốt cho duy nhất một nhiệm vụ, một việc.
Xem thêm: Giải đáp: Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
3. Phân tích các thuộc tính của Microservice theo chuyên gia
Chuyên gia công nghệ Martin Fowler dựa trên việc xác định đặc điểm kiến trúc của Microservice đã khẳng định được những thuộc tính vốn có của Microservice bao gồm:
- Áp dụng cấu trúc module
- Tự động đưa nó vào bên trong quá trình của sự phân phối liên tục nên dường như có rất ít sự thay đổi diễn ra.
- Microservice luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc như phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh doanh, triển khai giao diện hạt mít.
4. Mô tả chi tiết kiến trúc của Microservice
Nếu như đã hiểu Microservice là gì thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng mô tả được kiến trúc của nó. Tuy vậy phần thông tin này vẫn sẽ đưa đến cho bạn những kiến thức chi tiết để bạn nắm thật chính xác và rõ ràng kiến trúc Microservice.
Bên trong Microservice, các server hoàn toàn độc lập trong các phương thức lưu trữ, xử lý và request. Để nắm bắt, hiểu rõ kiến trúc này, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:
Khi có nhu cầu xây dựng một hệ thống bán hàng, các đơn hàng sẽ chính là yếu tố quan trọng để bạn đưa vào xây dựng hệ thống. Trong đó, lấy một đơn hàng cụ thể làm ví dụ, nội dung đơn hàng này như sau:
Nhân viên X tạo đơn hàng A, địa điểm tạo đơn là cửa hàng B, hàng được xuất từ kho C.
Nhiệm vụ của bạn đó là cần ít nhất 4 đối với với các database hoàn toàn độc lập như sau:
- Employee service.
- Store servicer
- Inventory service
- Order seriver.
Áp dụng kiến trúc Microservice thì hệ thống bán hàng của bạn sẽ phục vụ chạy 4 dịch vụ khác nhau như vừa nêu tại 4 Instance khác nhau.
Vậy vì sao con người lại phải áp dụng hệ thống kiến trúc Microservice? Ắt hẳn nó phải cung cấp cho chúng ta những lợi ích thiết thực đúng không nào? Vậy cụ thể những lợi ích đó là gì? Tham khảo tiếp tục các thông tin dưới đây để làm rõ điều mà chúng ta đang đề cập đến nhé.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư công nghệ thông tin
5. Những lợi ích tuyệt vời của Microservice
Đặc trưng của Microservice đó là tách nhỏ các dịch vụ để phục vụ cho quá trình quản lý được dễ dàng. Nhưng đó là lý thuyết chung mà bất kể ai cũng dễ dàng tiếp nhận được. Nhưng trong thực tế ứng dụng, sử dụng kỹ thuật này thì nó sẽ hỗ trợ đắc lực như thế nào bạn có biết?
Để sử dụng Microservice hiệu quả thì buộc bạn phải hiểu được lợi ích mà nó mang đến là gì.
Thứ nhất là tạo ra sự tinh gọn cho source code. Toàn hệ thống được tạo nên từ rất nhiều dự án nhỏ. Mỗi một dự án này đều đã được phân chia nhỏ nên sẽ có tính chất đơn giản nhất và có đặc điểm tập trung cho một nghiệp vụ nhất định nào đó để thuận tiện cho việc làm quản lý chi tiết. Chính vì thế mà code base cũng không còn phức tạp nữa, ngược lại nó còn rất gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng và quản lý.
Lợi ích thứ hai mà Microservice đem đến đó là khả năng bảo mật cho source code. Với tính chất chia để trị, mỗi dự án nhỏ trong Microservice sẽ được giao cho một nhân viên. Chỉ có họ mới có thể truy cập vào dự án được giao và cũng không thể truy cập vào dự án của người khác. Đó là lý do vì sao Microservice lại có thế mạnh về tính bảo mật.
Thứ ba, Microservice có khả năng tồn tại một cách độc lập. Mỗi một dự án trong nó đều khác nhau và được quản lý bởi một lập trình viên riêng nên cách deploy cũng riêng biệt. Khi một dự án bị gặp vấn đề thì mức độ ảnh hưởng cũng chỉ ở trong phạm vi của dự án đó mà không gây ngưng trệ ảnh hưởng gì tới hoạt động toàn Service.
Như vậy, đọc đến đây bạn đã hiểu được Microservice là gì, quan trọng hơn, bạn hiểu được bản chất và lợi ích tuyệt vời mà Microservice mang lại. Hãy dựa vào những kiến thức cập nhật được để ứng dụng cho công việc và các hoạt động quản lý dự án công nghệ do bản thân phụ trách nhé. Bạn sẽ luôn suôn sẻ trong công việc nếu biết sử dụng hiệu quả Microservice.
818 0