Direct sale là gì? Những điều bạn cần biết về Direct sale
Theo dõi viecday365 tạiHình thức Direct sale là một khái niệm phổ thông mà hầu hết mọi người đều đã biết đến. Nhưng thực chất Direct sale là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu thêm các thông tin xung quanh Direct sale nhé.
1. Khái niệm Direct sale
Direct có thể được hiểu là hình thức bán hàng trực tiếp giữa người bán và người mua qua các kênh bán hàng trực tiếp. Các quá trình mua bán, trao đổi sẽ được trực tiếp diễn ra giữa người bán với người mua. Người bán cần phải đề ra những chiến lược để thu hút, kêu gọi khách hàng hướng đến sản phẩm, chuyển đổi hành động tiến tới mua sản phẩm.
Tóm lại Direct sale sẽ làm công việc quảng cáo và bán sản phẩm bằng chính các quan hệ cá nhân của họ chứ không phải nhờ đến một bên thứ 3 nào khác. Các nhiệm vụ Direct sale cần thực hiện trong bán hàng phải kể đến là:
- Trước tiên cần phải tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu cũng như tâm lý khách hàng để lựa chọn những phương thức tiếp cận phù hợp nhất.
- Tiếp đến là bước giới thiệu cho khách hàng về lợi ích, ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh, hỗ trợ khách hàng có những trải nghiệm thực tế từ sản phẩm để kích thích tâm lý khách hàng. Nếu khách hàng vẫn còn băn khoăn thì một Direct sale sẽ có nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc, tư vấn chi tiết hơn để khách hàng có thể yên tâm về sản phẩm.
Xem thêm: Việc làm bán hàng online
- Bên cạnh đó cần Direct sale cũng cần thực hiện các phương án, kế hoạch để luôn có một lượng khách nhất định nhằm tăng doanh số bán hàng. Chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm cũng là nhiệm vụ cần thiết khi thực hiện Direct sale.
2. Các phương thức Direct sale
2.1. Bán hàng cá nhân
Hình thức có thể được hiểu là quá trình người bán sẽ trao đổi trực tiếp, thực hiện các công việc truyền thông sản phẩm trực tiếp với người mua để nhằm mục đích cung cấp thông tin về sản phẩm cũng như định hướng mua sản phẩm cho khách hàng. Quá trình này chú trọng vào việc xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, từ việc người bán phải tìm hiểu các thông tin về nhu cầu của khách hàng sau đó phải tư vấn sản phẩm theo đúng chiều hướng mà khách hàng đang quan tâm và định hướng khách hàng đi đến việc lựa chọn mua sản phẩm.
Hình thức này thường được áp dụng trong các công việc tiếp thị sản phẩm, người bán sẽ đến tận nơi sinh sống của khách hàng, giới thiệu, tư vấn về sản phẩm cũng như cung cấp hướng dẫn sử dụng và hiệu quả của sản phẩm cho khách hàng.
2.2. Bán hàng trực tuyến
Bán hàng trực tuyến là hình thức cho phép người mua có thể trực tiếp mua hàng hóa tại các website bán hàng trực tiếp của các đơn vị, cung cấp. Người mua sẽ trực tiếp truy cập vào website đó, tìm hiểu các sản phẩm mà mình đang muốn sử dụng trên các thanh công cụ tìm kiếm của trang web và lựa chọn các yếu tố về sản phẩm và ấn mua hàng là xong. Hình thức này vô cùng nhanh chóng và tiện lại, giúp cho khách hàng có thể lựa chọn và mua sản phẩm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Cộng tác viên bán hàng online là gì? Một số kiến thức cần có
2.3. Mua bán tại chỗ
Hình thức bán hàng tại chỗ này đã không còn xa lạ trong thời buổi hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng bất gặp những gian hàng, kiot bán sản phẩm, phân phối sản phẩm cho một công ty hay đơn vị nào đó ở tại các sự kiện thương mại, hội chợ ngành nghề,… Các hình thức này không phải đi lại quá nhiều mà vẫn có thể thu hút được một số lượng lớn người mua nhằm quảng bá sản phẩm và đi tới thực hiện việc bán sản phẩm. Đây cũng được coi là một cách marketing gián tiếp cho sản phẩm và các cửa hàng bán sản phẩm để người dùng có thể biết đến về sản phẩm cũng như thương hiệu của họ. Sau đó mới đánh đến tâm lý khách hàng để mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
2.4. Bán hàng qua hệ thống
Hình thức này bạn có thể hình dung là việc người bán hàng sẽ tuyển dụng thêm các đại lý phân phối sản phẩm cùng với mình để tạo ra một mạng lưới nhất định, nhân thêm hiệu quả cho việc quảng bá sản phẩm cũng như tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Hình thức bán hàng theo một hệ thống đại lý như này hiện đang được áp dụng vô cùng rộng rãi trên thị trường. Hiệu ứng mua sắm từ hình thức hình cũng đem lại một kết quả kinh doanh không hề nhỏ cho các đại lý phân phối.
Xem thêm: Việc làm bán hàng shop
3. Ưu và nhược điểm của hình thức Direct sale
3.1. Ưu điểm
- Với hình thức Direct sale người bán sẽ nắm được tâm lý và nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Từ đó đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng để hướng tới hành động mua bán.
- Người bán có nhiều thời gian để giới thiệu trực tiếp về chức năng, công dụng của sản phẩm. Qua đó, để người mua được trực tiếp trải nghiệm và đánh giá khách quan nhất về sản phẩm, giúp người mua tin tưởng và sẵn sàng mua sản phẩm hơn việc họ không được sử dụng sản phẩm trực tiếp.
- Phương thức này cho phép khách hàng nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ người bán, không cần qua các bước trung gian, giúp khách hàng hài lòng về sản phẩm và quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
- Người bán sẽ không phải chia sẻ lợi nhuận cho bất kì bên nào khách, trực tiếp tham gia vào tất cả quy trình giới thiệu và bán sản phẩm, chủ động khắc phục nếu có vấn đề xảy ra, kiểm soát được cả quy trình vận hành theo đúng kế hoạch của mình.
- Bên bán từ việc được nhận những đánh giá trực tiếp từ khách hàng của mình sẽ có điều chỉnh hoặc đưa ra các phương án thay thế giúp hoàn thiện sản phẩm cũng như các quy trình bán hàng hiệu quả hơn.
3.2. Nhược điểm
- Công ty hoặc các nhà phân phối thường sẽ không lưu tâm quá nhiều đến việc thu thập thông tin khách hàng, gây lãng phí các dữ liệu khách hàng tiềm năng.
- Việc bán hàng trực tiếp cũng không đánh giá đúng được tiềm năng của khách hàng cũng như bị phụ thuộc quá nhiều vào internet.
- Việc chăm sóc khách hàng cũng không được diễn ra thường xuyên, có thể làm mất đi các nguồn khách hàng tiềm năng đã có.
- Việc xây dựng các đội ngũ bán hàng cũng tiêu tốn quá nhiều chi phí mà không đem lại hiệu quả cao.
Xem thêm: Kỹ năng bán hàng là gì và thông tin bạn không nên bỏ qua!
4. Các yếu tố cần có của nhân viên Direct sale
- Nhân viên Direct sale phải là những người có tính kỉ luật cao, nhiệt tình, chịu khó bởi công việc thường xuyên phải tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng.
- Kỹ năng lắng nghe, giao tiếp tốt cũng là điều không thể thiếu ở bất cứ một nhân viên bán hàng nào. Hãy biết lắng nghe các vấn đề của khách hàng và từ đó khéo léo hướng khách hàng tới việc sử dụng sản phẩm của mình.
- Kỹ năng đọc vị, phân tích khách hàng cũng là một yếu tố giúp bạn trở thành một Direct sale giỏi. Một kết quả kinh doanh tốt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có nắm bắt đúng tâm lý và nhu cầu của khách hàng hay không.
- Kỹ năng thương lượng, đàm phán sẽ là mấu chốt để giúp bạn có được những đơn hàng lớn. Khi khách hàng đã có chiều hướng muốn mua sản phẩm nhưng vẫn còn đang băn khoăn một số điều thì bạn phải là người đưa ra những phương án để người mua hoàn toàn bị thuyết phục.
- Kỹ năng tương tác theo từng đối tượng tức là bạn không nên sử dụng một kịch bản cho tất cả các khách hàng của mình. Tất cả khách hàng đều muốn được nghe những chia sẻ, giới thiệu phù hợp với mình chứ không phải những lời chào mời sáo rỗng tất cả đều giống như nhau. Đây cũng là một cách thể hiện sự linh hoạt cũng như khéo léo của một nhân viên Direct sale.
Các thông tin Direct sale là gì và những vấn đề về Direct sale mà mình chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn đạt được những kết quả cao hơn trong công việc của mình nhé.
1900 0