Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất
Theo dõi viecday365 tạiĐể tạo cho bản thân mình lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cũng như hòa nhập vào được xu thế hội nhập toàn cầu thì các doanh nghiệp trước hết phải sở hữu được nguồn nhân lực tài năng, chuyên nghiệp và xuất sắc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có những quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đó đặt ra.
1. Các vòng tuyển dụng nhân viên kinh doanh cơ bản tại doanh nghiệp
1.1. Vòng hồ sơ
Đây là vòng đầu tiên mà các doanh nghiệp đều áp dụng để ứng viên có thể nộp hồ sơ cá nhân (bao gồm: CV, sơ yếu lí lịch, giấy chứng nhận, bảng điểm, giấy khám sức khỏe,…), trong đó CV nhân viên kinh doanh là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm nhất. CV sẽ thể hiện toàn bộ những kĩ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, trình độ văn hóa và thông tin của ứng viên một cách tóm lược nhất. Điều này vừa tiện lợi cho các nhà tuyển dụng duyệt được các CV nhanh khi mà mỗi lượt nộp hồ sơ trong vòng phỏng vấn của các doanh nghiệp phải lên đến mấy trăm, mấy nghìn ứng viên.
Do đó, để tuyển dụng được nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thì ở ngay vòng hồ sơ này, các nhà tuyển dụng phải sàng lọc được các CV một cách kĩ càng, tránh loại đi hoặc bỏ sót những CV ấn tượng, có tiềm năng của ứng viên.
1.2. Vòng phỏng vấn
Kế tiếp vòng hồ sơ là vòng phỏng vấn với số lượng còn lại chắc chỉ khoảng 50% là được lựa chọn đi tiếp vào vòng này. Tại đây, ứng viên sẽ được mời trực tiếp đến doanh nghiệp và thực hiện phỏng vấn trực tiếp với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh thì họ sẽ bổ sung thêm các bài kiểm tra IQ hoặc EQ để có cái nhìn khách quan hơn về ứng viên của mình. Doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hơn một vòng phỏng vấn dành cho các ứng viên vị trí nhân viên kinh doanh. Chẳng hạn như phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp với nhân sự và phỏng vấn trực tiếp với cố vấn chuyên môn, …
Trong vòng phỏng vấn này, nhà tuyển dụng phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phải có kĩ năng quan sát các thái độ, hành động của ứng viên để có thể đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất về nhân viên kinh doanh tương lai không chỉ ở kĩ năng, kinh nghiệm mà còn ở cách cử xử, sự tự tin và sự hăng hái của ứng viên.
Tham khảo: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
1.3. Vòng thử việc
Trong vòng thử việc, các ứng viên sau khi trúng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh sẽ có thời gian học và thử việc tại các doanh nghiệp để được tiếp cận một cách thực tế công việc nhân viên kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải theo sát nhân viên của mình để đảm bảo rằng các nhân viên kinh doanh tương lai này có lí thuyết tốt và biết cách ứng dụng các lí thuyết đó vào thực tiễn một cách hiệu quả. Trong vòng thử việc này, ứng viên sẽ tiếp tục được thử thách bằng một số nhiệm vụ công việc cụ thể. Các ứng viên nhân viên kinh doanh cũng có có KPI dành riêng cho mình. Sau đó thông qua kết quả hoàn thành KPI và đánh giá của người trực tiếp quản lý, ứng viên đó mới được doanh nghiệp quyết định lựa chọn hay không.
2. Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất cho doanh nghiệp
Dưới đây là quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả nhất thường được áp dụng ở các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và có được đội ngũ nhân viên giàu tiềm năng.
2.1. Xây dựng bảng tiêu chuẩn tuyển dụng dành cho nhân viên kinh doanh
Để có thể tuyển dụng được nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thì trước hết, các doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu của bản thân doanh nghiệp, cụ thể là:
- Mục tiêu tuyển dụng bao nhiêu nhân viên kinh doanh thì phù hợp
- Mục tiêu tuyển dụng nhân viên kinh doanh như thế này
Để làm được điều này thì các doanh nghiệp phải xây dựng được bảng tiêu chuẩn và các tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp mà công ty đang hướng đến. Các tiêu chí tuyển dụng cơ bản đối với một nhân viên kinh doanh đó là:
- Có kĩ năng giao tiếp tốt, biết cách diễn thuyết và có kỹ năng thuyết phục được khách hàng, kĩ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch công việc
- Ham học hỏi, chịu được áp lực, có tính cầu tiến
- Tự tin, chủ động, hăng hái, nhiệt tình, cởi mở
Vì một nhân viên kinh doanh sẽ không chú trọng quá nhiều đến trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm, do đó, các tiêu chỉ tuyển dụng nhân viên kinh doanh tập trung vào kĩ năng và thái độ phẩm chất của ứng viên.
2.2. Lập kế hoạch phỏng vấn
Sau xét duyệt và sàng lọc hồ sơ của ứng viên để đi tiếp vào vòng phỏng vấn thì các doanh nghiệp nói chung và nhà tuyển dụng nói riêng phải lập kế hoạch phỏng vấn đối với ứng viên của mình. Điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng thống nhất được hệ thống câu hỏi chung cho ứng viên sao cho tạo ra được sự công bằng cũng như không tạo ra sự chồng chéo giữa câu hỏi của các nhà tuyển dụng. Vì thường một buổi phỏng vấn của doanh nghiệp sẽ có từ 3-4 nhà tuyển dụng tham gia phỏng vấn ứng viên, do đó cần phải lên kế hoạch phỏng vấn hợp lí.
Kế hoạch phỏng vấn cần phải đảm bảo được các nội dung như sau:
- Thời gian, địa điểm phù hợp
- Yêu cầu chuẩn bị của ứng viên khi đến phỏng vấn
- Bộ câu hỏi chung phỏng vấn ứng viên
- Những câu hỏi thêm tùy thuộc vào màn thể hiện của ứng viên
- Những câu hỏi thêm bằng tiếng Anh để thử trình độ của ứng viên
- …
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh dược phẩm
2.3. Đưa ra mô tả công việc
Trước khi bước vào vòng hồ sơ thì các doanh nghiệp phải đăng tải thông tin tuyển dụng lên các trang tuyển dụng, từ đó, ứng viên mới biết được sự “cần” của doanh nghiệp. Bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp phải đưa ra được bản JD cho công việc nhân viên kinh doanh (hay mô tả công việc) một cách ngắn gọn nhất. Bản JD công việc nhân viên kinh doanh này phải được dựa trên những tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kinh doanh đã được thống nhất ở phía trên.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ trách tuyển dụng phải có một tin tuyển dụng thật thu hút. Bởi lẽ thị trường tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiện nay cạnh tranh khá cao. Không những cạnh tranh giữa các lĩnh vực kinh doanh mà còn giữa các công ty cùng hoạt động lĩnh vực giống nhau. Vậy nên nếu bạn không có một tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh hay, đầy đủ với mô tả công việc, khả năng sẽ rất ít cơ hội tìm được ứng viên tài năng.
2.4. Thực hiện nghiên cứu các kênh tuyển dụng giàu tiềm năng
Sau khi thống nhất đưa ra một bản mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh thì các nhà tuyển dụng kết hợp với các phòng ban khác để nghiên cứu các kênh tuyển dụng giàu tiềm năng nhất. Một số kênh tuyển dụng có thể kể đến như các trang web chính thức của doanh nghiệp, các mạng xã hội, các nhóm tuyển dụng công việc, các trang web chuyên tìm kiếm việc làm như viecday365.com,…
Các kênh tuyển dụng này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thu hút được lượng hồ sơ lớn đến từ các ứng viên đang dành sự quan tâm đến vị trí công việc nhân viên kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp có thể sàng lọc tốt hơn cũng như tìm được những nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, tài năng nhất.
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
2.5. Xét duyệt các ứng viên nộp hồ sơ
Kết thúc vòng hồ sơ thì các nhà tuyển dụng sẽ phải thực hiện công việc sàng lọc, xét duyệt hồ sơ của ứng viên dựa trên những tiêu chí cơ bản đã được thống nhất đề ra ở phía trên. Việc này giúp doanh nghiệp loại bỏ đi được những ứng viên chưa đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như kĩ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm,… cũng như có được các sự lựa chọn dành cho những ứng viên có tiềm năng với vị trí nhân viên kinh doanh hơn. Nếu những ứng viên đạt được tiêu chuẩn qua vòng hồ sơ thì sẽ bước tiếp vào vòng phỏng vấn và phải thể hiện được những kĩ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt cũng như thái độ, phẩm chất của bản thân ứng viên đó.
2.6. Đưa ra thử thách cho ứng viên
Đối với một nhân viên kinh doanh thì bắt buộc phải có kĩ năng giao tiếp và diễn thuyết tốt. Kĩ năng này đối với các ứng viên vừa mới bắt đầu công việc có thể được trau dồi, tuy nhiên, một nhân viên kinh doanh phải được kĩ năng này ở mức cơ bản, thậm chí là phải ở mức độ tốt. Vì thế, các doanh nghiệp có thể đưa ra các thử thách demo cho ứng viên của mình như quay video thuyết trình để kiểm tra được khả năng diễn thuyết, nói năng của ứng viên có phù hợp hay không.
Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì
2.7. Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu
Tại vòng phỏng vấn chuyên sâu, các nhà tuyển dụng phải quan sát được khả năng thể hiện kĩ năng, phẩm chất và thái độ của ứng viên. Một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp ngoài việc có tài thì phải có cả đức cũng như các yếu tố khác như sự mong muốn, tính cầu tiến. Như vậy, ứng viên đó mới có khả năng đi lâu dài và tiến xa hơn cùng với doanh nghiệp.
2.8. Thông báo kết quả cho ứng viên
Trải qua các quá trình sàng lọc thì các doanh nghiệp phải đi đến thống nhất danh sách trúng tuyển và thực hiện thông báo tới ứng viên qua email. Tại đây thì nhà tuyển dụng phải biết cách soạn thư điện tử tới ứng viên của mình kèm theo các thông tin về buổi thử việc tiếp theo.
Xem thêm: Tư vấn việc làm nhân viên kinh doanh
2.9. Rút kinh nghiệm cho các lần tuyển dụng sau
Rút kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên kinh doanh là điều cuối cùng các doanh nghiệp cần phải làm sau khi chốt danh sách trúng tuyển các nhân viên kinh doanh tương lai. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên kinh doanh nói riêng và nhân viên nói chung trong những lần tiếp theo, cải thiện được quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp và dễ dàng tìm kiếm được các nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp trong tương lai hơn.
3. Một số địa chỉ tuyển dụng đáng tin cậy để tìm kiếm những nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
3.1. Trang web riêng của doanh nghiệp
Các thông tin tuyển dụng của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều được đăng tải trên các trang tuyển dụng riêng của doanh nghiệp với các trang web chính chủ của công ty đó hoặc được đăng tải trên các trang mạng xã hội như facebook, Instagram,… Điều này vừa có thể thu hút được các ứng viên đang mong muốn, theo dõi công ty đó, cũng như tạo sự tin cậy về thông tin xác đáng cho ứng viên.
Hơn nữa, họ cũng có thể sử dụng tờ rơi quảng cáo, banner tuyển dụng, poster quảng cáo để tiếp cận được số lượng nhân sự lớn hơn.
Tham khảo: trang vàng doanh nghiệp
3.2. Các trang web chuyên tìm kiếm việc làm
Ngoài các JD được đăng tải trên trang web riêng của doanh nghiệp thì các thông tin chi tiết về tuyển dụng việc làm nhân viên kinh doanh nói chung cũng được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên các website tìm kiếm việc làm. Các trang web này nhận được sự quan tâm rất lớn và thường xuyên được các ứng viên theo dõi, do đó có thể tìm kiếm được nhiều ứng viên có tỉ lệ chuyên nghiệp cao hơn. Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn website viecday365.com – trang web uy tín và chất lượng, chuyên cung ứng việc làm trên khắp 63 tỉnh thành cho người lao động đang tìm kiếm việc làm.
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn để xây dựng quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất. Hy vọng rằng thông qua đó các bạn sẽ có được những kỳ tuyển dụng thành công với những ứng viên kinh doanh sáng giá và phù hợp với doanh nghiệp của mình!
2334 0