Chuyên viên cao cấp là gì? Những công việc của chuyên viên cao cấp
Theo dõi viecday365 tạiChuyên viên cao cấp nghe qua ta đã có thể hiểu đó là cụm từ để chỉ những người có cấp cao trong một tổ chức. Vậy bạn đã biết những gì về nghề nghiệp này rồi? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn xem chuyên viên cao cấp là gì, vai trò của chuyên viên cao cấp và công việc của họ nhé.
1. Chuyên viên cao cấp là gì và để chỉ những ai?
1.1. Các thông tin tổng quan về chuyên viên cao cấp
“Chuyên viên” là những người có năng lực và trình độ trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Không phải ai cũng có thể gọi là chuyên viên mà người ấy phải trải qua quá trình tiếp thu kiến thức, lĩnh hội, học tập mới có thể được cấp những chứng chỉ hay bằng cấp công nhận chức danh ấy. “Cao cấp” là chỉ cấp bậc cao trong một lĩnh vực hay ngành nghề cụ thể. Với cách giải thích như vậy, bạn có thể hiểu một cách đơn thuần chuyên viên cao cấp chính là những người có chức vụ cao trong các vị trí của một công ty, tổ chức.
Trên thực tế, chuyên viên cao cấp được định nghĩa đó là những công chức nhà nước với chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể trong hệ thống quản lý theo quy định của nhà nước. Một số những chức vụ chuyên viên cao cấp phổ biến có thể kể đến như thanh tra viên cao cấp, kiểm soát/kiểm toán viên cao cấp,…
Nhưng không phải dễ dàng để có thể đạt đến trình độ chuyên viên cao cấp như nhiều người vẫn nghĩ. Một người muốn trở thành chuyên viên phải được ôn luyện bài bản, có trường lớp, bổ túc học vấn đồng thời trải qua những kì thi nâng ngạch mới có thể đạt được. Chuyên viên cao cấp nhìn chung là một chức vị danh giá và đáng tự hào, bên cạnh đó mức lương của họ cũng cao nên có thể coi đây là một cấp bậc đem lại nhiều thứ.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy chế có tổng cộng 5 ngạch hay nói cách khác là 5 cấp bậc khác nhau của một công nhân viên chức đang theo làm ở tại các doanh nghiệp nhà nước. Ngạch chuyên viên cao cấp hiện nay vẫn đang giữ vị trí cao nhất, sau đó đến chuyên viên chính, tiếp theo là chuyên viên thông thường, các cán sự và cuối cùng là đến nhân viên. Thường thì một người sẽ bắt đầu làm việc dưới vai trò một nhân viên và tăng dần cấp bậc của mình lên theo thời gian, học vẫn và kinh nghiệm làm việc.
Hằng năm, có một vài khóa đào tạo công nhân viên chức được tổ chức nhằm rèn luyện và chuẩn bị kiến thức cho những ai muốn tăng cấp bậc trong quá trình làm việc. Một người có thể được cử đi học hoặc xin phép cấp trên cho mình được tham gia khóa học đó. Một khóa học sẽ giới hạn số người tham gia nên không phải ai muốn đều sẽ được đăng ký theo học.
Xem thêm: Những điều cần biết để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý
1.2. Yêu cầu để trở thành chuyên viên cao cấp
Vậy yêu cầu cụ thể của một chuyên viên cao cấp là gì?
Các khóa học mà chuyên viên cao cấp bắt buộc phải tham gia đó là khóa bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, đồng thời là các khóa học chính trị để hiểu rõ về bộ máy của Đảng, của chính quyền nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó cũng cần phải biết và nắm vững những quy tắc quản lý bởi tính chất công việc liên quan nhiều đến yếu tố lãnh đạo và hỗ trợ công tác quản lý trong ngành. Trước khi trở thành chuyên viên cao cấp thì tối thiểu chức vụ của công nhân viên chức trong ngành phải là cấp độ chuyên viên chính trong vòng ít nhất là một năm. Như vậy mới có thể đảm bảo được chất lượng cũng như có kinh nghiệm trong những nhiệm vụ tương đương.
Không thể thiếu đi khả năng phân tích vấn đề, đề xuất dự án từ đó góp phần vào thay đổi các vấn đề đang diễn ra trong ngành. Ngoài những kỹ năng cần có về mặt chuyên môn thì chuyên viên cao cấp cũng phải có phẩm chất đạo đức tốt và tư tưởng chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với Đảng và nhà nước. Cần phải tuân thủ theo pháp luật, liêm chính, không lạm dụng chức quyền để thực hiện các hành vi trái với nội quy và pháp luật đề ra, làm việc vì mục tiêu phục vụ cho nhân dân và đất nước.
Sau khi trở thành chuyên viên cao cấp thì cá nhân không được bỏ bê đi trách nhiệm của mình. Cần luôn nỗ lực không ngừng để học hỏi, tích lũy kiến thức, và phát triển kỹ năng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ công việc. Như vậy có thể thấy yêu cầu của chuyên viên cao cấp thực tế không hề đơn giản, càng cấp cao thì lại càng phải giữ đúng chuẩn mực và hoàn thành tốt công việc.
Xem thêm:Mô tả công việc của chuyên viên tư vấn bảo hiểm tại ngân hàng
2. Cách tính lương của một chuyên viên cao cấp
Khi làm trong môi trường nhà nước, lương sẽ được quy định bằng cách lấy mức lương cơ sở nhân với hệ số để ra mức lương chính thức. Tất nhiên là cấp bậc càng cao thì mức lương cơ sở theo đó cũng sẽ tăng lên. Nhưng không phải chuyên viên cao cấp nào cũng sẽ có mức lương như nhau. Bởi trong một ngạch sẽ được chia ra thành 9 bậc nhỏ, mỗi bậc sẽ có sự khác nhau về số lương và hệ số. Càng tăng bậc thì lương cũng sẽ tăng theo như quy định đã ban hành.
Hiện nay, với chuyên viên cao cấp bậc 1 – bậc thấp nhất, hệ số lương của bậc này là 6.2, lương cơ bản là 9.238. Vậy thì từ đó ta có thể suy ra mức lương cứng của chuyên viên cao cấp bậc 1 là hơn 57 triệu đồng một tháng. Đó là mức lương thấp nhất đối với một chuyên viên cao cấp, nhưng nhìn chung so với các ngành nghề khác và các mức khác thì con số này thực ra không hề thấp. Lương cao nhất của chuyên viên cao cấp là thuộc bậc 6 với mức lương lên đến hơn 95 triệu đồng một tháng, thực sự rất đáng nể.
Xem thêm: Viêc làm chuyên viên hành chính
3. Nhiệm vụ chính của một chuyên viên cao cấp là gì?
Với số tiền lương khá “khủng” thì bạn có thắc mắc xem những chuyên viên cao cấp làm những công việc gì không?
Trên thực tế thì nhiệm vụ của chuyên viên cao cấp không hề đơn giản bởi vì họ là cấp cao nhất trong hệ thống bộ máy chuyên và nhân viên của Việt Nam. Thay vì trực tiếp làm những công việc được giao cho như các nhân viên thì họ sẽ tập trung vào xử lý và giám sát các công việc lớn của toàn ngành, tham gia vào công tác quản lý chung và hỗ trợ cho các lãnh đạo trong vấn đề này.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tài chính kế toán
Một chuyên viên cao cấp sẽ cần phải tham gia đóng góp vào sự phát triển của ngành hay lĩnh vực mà họ thông thạo bằng cách nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các chính sách chung của ngành để từ đó sửa đổi, bổ sung nếu phát hiện điều chưa đúng và chưa hợp lý. Những chuyên viên cao cấp trên toàn quốc sẽ phải làm việc với nhau để đưa ra hay thông qua những đường lối có ảnh hưởng đến toàn ngành đó thuộc quy chế của nhà nước. Họ cũng tham gia vào công tác chỉ đạo và giám sát những cấp dưới để đảm bảo họ thực hiện đúng những quy định, chính sách được đề ra.
Như đã đề cập ở trên, hàng năm sẽ có những buổi đào tạo nhân viên, chuyên viên và người giảng dạy trực tiếp cho các buổi đó không ai khác chính là các chuyên viên cao cấp. Họ cũng tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên, người tài để giúp đỡ họ có được vị trí cao hơn trong công việc. Chuyên viên cao cấp cũng được phép đề xuất tổ chức những buổi bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên.
Vậy là sau bài viết này, bạn đã có thể hiểu thêm phần nào về chức vụ chuyên viên cao cấp là gì rồi đúng không? Nếu như bạn đang có mong muốn trở thành một chuyên viên cao cấp thì hãy chăm chỉ rèn luyện cả về mặt chuyên môn lẫn đạo đức nhé.
2618 0