Tìm hiểu các công việc ở sân bay và những cơ hội việc làm
Theo dõi viecday365 tạiSân bay luôn là một trong những nơi có nhiều vị trí công việc dành cho bạn lựa chọn bởi tính chất công việc phức tạp của mình. Thông qua bài phân tích dưới đây, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về các công việc ở sân bay nhé.
1. Các công việc ở sân bay
Sân bay được coi là một trong những nơi có tổ hợp công việc đa dạng và khá phong phú. Nếu bạn mong muốn được làm việc tại sân bay nhưng lại không biết mình sẽ có thể làm được những công gì việc cho phù hợp, vậy thì chúng ta sẽ cùng lần lượt khám phá các công việc ở sân bay có gì nhé.
1.1. Nhân viên kiểm soát không lưu
Để đảm bảo cho môi chuyên bay được an toàn, chắc chắn không thể thiếu được những đầu dây kết nối giữa mặt đất và những phi công trên chuyến bay.
Đối với công việc chính của nhân viên kiểm soát không lưu, họ sẽ theo dõi, kiểm soát và hướng dẫn máy bay di chuyển trên các đường bay tại sân bay. Mục đích của công việc này chính là giúp cho máy bay có thể di chuyển thuận lợi hơn, tránh các va chạm không đáng có giữa những máy bay đang di chuyển trên sân bay.
Không chỉ vậy, họ còn là những người túc trực bên mỗi chuyến bay khi được cất cánh giúp giải quyết các sự cố xảy ra khi đang di chuyển trên đường bay. Báo cho phi công những trận mưa lớn hay bão sắp tới gây nguy hiểm cho chuyến vay, hướng dẫn máy bay di chuyển an toàn tại các sân bay khẩn cấp.
Nơi làm việc của những nhân viên kiểm soát không lưu là các trạm tháp điều khiển tại sân bay.
1.2. Thủ tục viên hàng không
Thủ tục viên hàng không là một trong các vị trí công việc bạn khá quen thuộc và dễ gặp nhất mỗi khi bạn ra sân bay.
Những nhân viên đảm nhiệm vị trí này sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng, hỗ trợ khách hàng làm các thủ tục đăng ký mua vé bay bay tại quầy. Ngoài ra họ còn làm những nhiệm vụ như kiểm tra lượng khách hàng đã lên máy bay, thực hiện việc ký gửi hàng lý cho khách,...
1.3. Kỹ sư bảo dưỡng máy bay
Bất kỳ những máy móc thiết bị nào trong quá trình sử dụng đều sẽ cần được bảo dưỡng, để nhằm phát hiện ra các trục trặc có thể gây ảnh hưởng quá trình vận hành khi làm việc và máy bay cũng vậy.
Những kỹ sư bảo dưỡng máy bay là những người trực tiếp sẽ sửa chữa các hỏng hóc trong máy bay và bảo dưỡng định kỳ theo lịch, hoặc khi máy bay bất ngờ xảy ra sự cố. Các phòng ban thường xuyên được kiểm tra các cánh máy bay, quạt thông gió, cabin, hệ thống điều khiển,...
Công việc này khá vất vả vì họ thường có những sự cố bất ngờ trong đêm thì họ sẽ được triệu tập đến sân bay ngay lập tức. Với vai trò là những người đảm bảo an toàn cho các chuyến bay với hàng ngàn sinh mạng, quả thực đây là một công việc có trọng trách nặng nề và cần có một sự tâm huyết rất lớn.
1.4. Nhân viên an ninh
Nhân viên an ninh là những người sẽ tiếp xúc nhiều với khách hàng đến sân bay. Họ sẽ làm các công việc như đảm bảo an ninh sân bay tránh những cuộc ẩu đả, trộm cắp hoặc phá hoại tài sản chung.
Giám sát các hệ thống camera an ninh trong và ngoài sảnh sân bay. Kiểm soát lượng người ra vào sân bay và các khu vực cấm.
Đi tuần tra các khu vực được phân công làm nhiệm vụ và đảm bảo khu vực đó được an toàn tuyệt đối.
1.5. Nhân viên lau dọn vệ sinh
Để có được sân bay sạch sẽ thì thật không thể thiếu được vai trò của những ngời nhân viên lau dọn vệ sinh tại đây.
Họ sẽ có nhiệm vụ chính đó là quét và lau dọn các sảnh sân bay, giữ sạch sẽ các tay vịn và ghế ngồi chờ.
Lau dọn và dọn dẹp nhà vệ sinh trong sân bay và các phòng của nhân viên vị trí khác. Thu dọn rác và tập hợp rác tại các nơi quy định.
2. Yêu cầu công việc từng vị trí
Vậy khi làm những công việc thì có những yêu cầu gì?
- Đối với nhân viên kiểm soát không lưu: Là những người dẫn đường cho máy bay di chuyển, yêu cầu phải có sự diễn đạt ý tốt để phi công có thể hiểu được cách di chuyển. Biết lập kế hoạch và nắm rõ các quy trình tiến hành hỗ trợ khi máy bay gặp sự cố. Không chỉ vậy, bản lĩnh cần có của một nhân viên kiểm soát không lưu là có thể bình tĩnh trong mọi tình huống, có khả năng phối hợp tốt với đồng nghiệp và phi công trong mỗi chuyến bay.
Mức lương cơ bản hiện nay đối với vị trí nhân viên kiểm soát không lưu trung bình rơi vào mức thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng/tháng. Mức lương ày cũng có thể tăng lên tùy vào năng lực và kinh nghiệm trong công việc.
- Đối với vị trí thủ tục viên hàng không: Yêu cầu đối với vị trí này là nhân viên phải có các chứng chỉ liên quan đến hàng không, cùng với đó là chứng về khả năng ngoại như tiếng Anh, chứng chỉ về tin học,...Không chỉ vậy, thủ tục viên hàng không cũng là những người có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, có thái độ nghiêm túc và thân thiện. Có khả năng thuần thạo về máy tính và có bằng tin học.
- Đối với kỹ sư bảo dưỡng máy bay: Đây là một công việc có tính chuyên môn hóa cao, những người làm ở vị trí này yêu cầu quan trọng nhất là có kiến thức chuyên môn sâu về cách thức hoạt động của máy bay, các kiến thức về cấu tạo và từng bộ phận lắp đặt nên máy bay. Công việc này đòi hỏi một tay nghề cao vì nó liên quan đến tính mạng của tất cả các hàng khách có mặt trên mỗi chuyến bay khi máy bay được cất cánh.
- Đối với nhân viên an ninh tại sân bay: Họ sẽ có yêu cầu đó là phải thuần thục các nghiệp vụ an ninh như cách xử lý các tình huống bạo lực, bạo loạn xảy ra. Có thái độ bình tĩnh trước các sự cố bất ngờ và không sợ hiểm nguy.
Thông thường những nhân viên an ninh ở sân bay sẽ được tuyển chọn thông qua các công ty chuyên về đào tạo nhan vien an ninh, bởi những người này sẽ được đào tạo bài bản và được trang bị đầy đủ các thiết bị trong quá trình làm việc tại sân bay.
- Đối với nhân viên lau dọn vệ sinh: Không có yêu cầu quá cao về bằng cấp đối với vị trí công việc này, những nhân viên lau dọn sẽ phải đủ các tiêu chuẩn như dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, có thái độ làm việc tốt và trung thực trong quá trình làm việc.
Hiện nay, để thuận lợi hơn trong quá trình giám sát nhân viên, thì các hãng máy bay thường tuyển chọn nhân viên lau dọn thông qua các công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh. Những nhân viên ở đây cũng được đào tạo và trang bị bài bản những dụng cụ trong quá trình làm việc một cách chuyên nghiệp hơn.
Mỗi một công việc đều có những yêu cầu theo đặc tính riêng của công việc, nếu bạn mong muốn sự định ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào tại sân bay, hãy tìm hiểu rõ các thông tin về vị trí đó nhé.
3. Môi trường làm việc và cơ hội nghề nghiệp tại sân bay
Đối với các công việc tại sân bay, bạn cũng có thể linh hoạt làm ở một số khu vực có liên quan như:
- Các cảng hàng không trong nước và quốc tế: Nơi đây sẽ tập hợp các nhà ga, sân bay, thiết bị công trình,...Với mục đích dành cho máy bay đậu, cất cánh và hạ cánh tại đây. Hiện nay nước ta đang có các cảng hàng không trải dài 3 miền Bắc - Trung - Nam với số lượng là hơn 20 cảng hàng không.
- Trung tâm quản lý bay: Đây là nơi điều hành và cung ứng các dịch vụ không lưu cho máy bay. Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sân Nhất chính là 3 trung tâm bay lớn nhất của Việt Nam hiện giờ.
- Các hãng hàng không trong nước: Vietnam Airline, Vietjet, BamBoo Airway,.. là một số hãng hàng không bạn cũng có thể tham khảo cho vị trí công việc của mình.
Các công việc liên quan đến sân bay, hàng không ngày càng phát triển và thu hút được nhiều nguồn nhân lực bởi mức lương cao và công việc khá ổn định.
Thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được những thông tin của các công việc ở sân bay rồi đúng không nào. Tuy nhiên, các vị trí công việc tại sân bay cần rất nhiều và hấp dẫn hơn. Theo dõi chúng mình trong các bài viết sau để biết thêm các vị trí đó là gì nhé.
7960 0