Cần hiểu khiếu nại là gì? Khiếu nại và tố cáo có gì khác nhau?
Theo dõi viecday365 tạiKhiếu nại là một trong những quyền lợi của nhân dân khi công dân cảm thấy lợi ích của mình không được thực hiện. Sẽ có nhiều người bị lầm tưởng khiếu nại và tố cáo là giống nhau, tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Vậy khiếu nại là gì? và tố cao là gì? Bạn có thắc mắc về điều này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của viecday365.com nhé!
1. Khái niệm khiếu nại là gì?
Nhiều công dân khi thực hiện khiếu nại vẫn không biết đó là hành vi gì? Mà dù có biết đó là khiếu nại thì cũng chỉ nghĩ nó là một tên gọi chứ không biết được định nghĩa của nó. Vì thế trong bài viết này điều quan trọng cần phải hướng tới là giúp bạn đọc hiểu được khái niệm về khiếu nại.
Theo như quy định về luật khiếu nại có nêu rõ: Khiếu nại là một quyền của công dân hay các cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó:
- Người khiếu nại là công dân, là cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức thực hiền quyền được khiếu nại
- Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
2. Những điều cần nắm liên quan đến khiếu nại
2.1. Các hình thức để thực hiện khiếu nại
Người khiếu nại có hai hình thức khiếu nại là khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp
- Khiếu nại theo bằng đơn. Người khiếu nại phải ghi rõ thời gian khiếu nại theo ngày, tháng, năm để làm căn cứ xác định thời giạn giải quyết khiếu nại, đồng thời phải ghi rõ cả tên địa chỉ cuat người khiếu nại và của cơ quan tổ chức, cá nhân bị khiếu nại cùng với nội dung và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại sẽ được chấp nhận khi có chữ kỹ hoặc có dấu điểm chỉ của người khiếu nại
- Khiếu nại trực tiếp là đến tận nơi khiếu nại nhưng vẫn viết đơn dưới sự hướng dẫn của người tiếp nhận khiếu nại. Đây là một thủ tục mang tính pháp lý, là căn cứ phòng những trường hợp xấu xảy ra. Hoặc người khiếu nại có thể ghi rõ nội dung khiếu nại bằng văn bản rối người khiếu nại sẽ ký điểm chỉ ác nhận vào văn bản trong đó ghi rõ nội dung cụ thể, không ghi chung chung, khiến bên tiếp nhận khiếu nại không rõ ý.
2.2. Đơn khiếu nại
Khi người khiếu nại thực hiện hình thức viết đơn khiếu nại thì sẽ có một mẫu đơn có cấu trúc đã được quy định trước đó. Trong mẫu đơn này người khiếu nại cần ghi rõ nội dung khiếu nại để gửi lên những đơn vị có thẩm quyền thực hiện khiếu nại. Đơn khiếu nại thể hiện ý muốn của người khiếu nại để người có thẩm quyền xem xét xem có thể dựa vào tờ đơn khiếu nại để xác định có đủ cơ sở để luận tội người bị khiếu nại hay không?
Người khiếu nại có nghĩa vụ khi viết đơn khiếu nại như sau:
- Thực hiện các hoạt động khiếu nại đúng với những gì người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu.
- Trình bày, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đúng sự thật cho người giải quyết khiếu nại đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật với những lời khai của mình.
- Chấp hành những quy định mà tòa án và đơn vị có thẩm quyền giải quyết khi khiếu nại đối phương. Đồng thời luôn tuân thủ theo sự hướng dân chỉ bảo của người đại diện pháp lý như luật sư hay người xử án.
2.3. Giải quyết khiếu nại
Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại của người khiếu nại, bên cơ uan có thẩm uyền giải quyết khiếu nại lần đàu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến cơ quan thanh tra nhà nước cung cấp biết trong thời gian quy định là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại mà không thuộc các trường hợp không được thụ lý theo quy định.
Thời gian khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý những không bắt buộc đối với các trường hợp khiếu nại phức tạp thì có thể hơn.
Nếu trong quá trình khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý theo cách giải quyết của bên có thẩm quyền hoặc khiếu nại không được giải quyết trong thời hạn 30 ngày như đã quy định thì sẽ được khiếu nại lần 2. Lúc này người khiếu nại sẽ phải gửi đơn kèm thoe quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Trong lần khiếu nại thứ 2 này, thời gian khiếu nại được kéo dài hơn 15 ngày.
Quá trình giải quyết khiếu nại là xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định theo trình tự và thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước.
Xử lý pháp luật đối với những người:
- Cố tình khiếu nại sai sự thật
- Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung chỗ đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng
- Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống phá Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nịa, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác
- Vi phạm quy chế tiếp công dân hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội·
3. Phân biệt tố cáo và khiếu nại
Tố cáo và khiếu nại là hai việc khiến mọi người nhầm tưởng khá nhiều. Vậy những điểm khác nhau ở hai việc này là gì?
- Về căn cứ pháp lý: Khiếu nại và tố cáo sẽ áp dụng hia bộ luật khác nhau, với vấn đề khiếu nại thì sẽ áp dụng theo bộ luật khiếu nại, còn với tối cáp sẽ áp dụng theo những điều khoản trong luật tố cáo.
- Về người thực hiện:
+ Khiếu nại: thuộc quyền của công dân hay tổ chức, cán bộ, công chức
+ Còn tố cáo chỉ được áp dụng thực hiện với công dân
- Yêu cầu về thông tin:
+ Người khiếu nại phải khái báo nội dung khiếu nại đúng sự thật, nội dung rõ dàng, chi tiết
+ Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cao, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội vu khống theo Bộ luật hình sự
- Về thời gian giải quyết:
+ Khiếu nại: thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không thoải mãn người khiếu nại thì người khiếu nại sẽ được khiêu nại lần 2. Thời gian giải quyết khiêu nại lần 2 là 45 ngày hoặc với những vụ khiếu nại phức tạp sẽ lên đến 60 ngày
+ Tố cáo: Thời gian giải quyết tố cáo là không quy định
- Quyền của chủ thể:
+ Khiếu nại: Không được bảo vệ
Tố cáo: Được coi trọng hơn nên người tố cáo và người thân phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, vị trí công tác, tài sản, danh dự, nhân phẩm,…
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
Khiếu nại là một việc cần hiểu rõ nếu bạn muốn tiến hành khiếu nại theo đúng quy trình và quy định của pháp luật. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà viecday365.com đã cùng các bạn đi tìm hiểu, hi vọng là qua đó các bạn đã hiểu được khiếu nại là gì? Để từ đó có những quyết định chính xác nhất về những hành vi nên khiếu nại hay tố cáo.
3353 0