[Cập nhật] 8 loại hình trí thông minh - Các bậc cha mẹ cần nắm

Theo dõi viecday365 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả viecday365.com Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 20-05-2024

Thực tế sẽ có rất nhiều loại trí thông minh và bạn đang muốn xác định mình thuộc top nào đúng không? Sẽ chẳng cần phải dùng đến bài kiểm tra IQ bạn cũng có thể nhận biết mình thuộc tuýp thông minh nào đơn giản nhất. Theo dõi bài viết và lắp ghép đặc điểm để xác định nhé!

Việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Sơ lược về các loại hình trí thông minh

Sơ lược về các loại hình trí thông minh
Sơ lược về các loại hình trí thông minh

Việc phát triển về khả năng của trẻ em được nghiên cứu rất nhiều từ đó chỉ ra được con người có rất nhiều chí thông minh khác nhau. Bên cạnh đó sự phát triển của trí thông minh này còn tiềm ẩn dựa trên rất nhiều yếu tố từ môi trường, hoàn cảnh, sự tác động hằng ngày. 

Tuy nhiên, trong vô vàn nghiên cứu hay công trình đi kèm thì có lẽ chúng ta không thể bỏ qua nghiên cứu của Howard Gardner nghiên cứu về trí thông minh trẻ em đa dạng và được ứng dụng phổ biến nhất. Ông đã chỉ ra rằng con người có 8 loại trí thông minh và từng trí thông minh đó sẽ có những đặc điểm và cách nâng cao khác biệt. Đa dạng khác biệt từ thông minh nội tâm, thông minh ngôn ngữ, thông minh giao tiếp, thông minh logic toán học, thông minh thiên nhiên, thông minh hình ảnh và thông minh âm nhạc. 

Hơn nữa cuộc sống đã dần phát triển nhanh chóng trẻ em được tiếp cận và có thể khám phá nhiều điều mới mẻ hơn xung quanh mình phát huy tốt nhất về những khả năng tiềm ẩn. Các thước đo cứng nhắc trước đây đã không còn hiệu quả để so sánh vì điều đó làm trẻ có sự dập khuôn hơn, máy móc. 

Có thể bạn chưa biết: Chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam

2. Cụ thể hơn về 8 loại hình trí thông minh hiện nay 

Cụ thể hơn về 8 loại hình trí thông minh hiện nay
Cụ thể hơn về 8 loại hình trí thông minh hiện nay 

Mỗi một trí thông minh đó sẽ có sự thể hiện cụ thể và bậc phụ huynh khi giáo dục tăng loại trí thông tin đó cũng sẽ cần tới các phương thức phù hợp hơn. 

Tuyển dụng: Việc làm Giáo dục

2.1. Loại 1 - Trí thông minh hình ảnh

2.1.1. Đặc điểm của trí thông minh hình ảnh 

Nếu có trí thông minh này thì trẻ sẽ có khả năng tiếp thu hình ảnh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn khi sử dụng câu từ giảng dạy. Thông qua những hình ảnh trẻ có thể ghi nhớ thông tin nhanh và trẻ có trí thông minh này sẽ thường bộc lộ sớm năng khiếu về nghệ thuật. 

Đối với việc giảng dạy trẻ mẫu giáo sẽ thường sử dụng cách thức này nhiều hơn cho việc mô tả các sự vật sự việc. Hỗ trợ trẻ hình dung và chủ động tiếp cận các thông tin hiệu quả. 

2.1.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì? 

+ Cha mẹ hãy chủ động hướng dẫn các trẻ quan sát về các hiện tượng từ những vật đơn giản về một bông hoa mọc trong vườn, đồ chơi thả trong bồn tắm là nổi hay chìm, các cây có trong vườn,...

+ Hãy để trẻ được làm các thí nghiệm cũng như các thử nghiệm. 

+ Bạn đừng bỏ qua việc chỉ cho con mình về cách sử dụng máy tính khi trẻ trên 5 tuổi. 

+ Chơi các loại về cờ tăng sự vận động trí não như cờ tướng, cờ vua,...

+ Thử đưa ra yêu cầu về việc giải các bài toán mẫu cho lớp xem. 

Chúng ta sẽ luôn cần giải thích cho trẻ về các sự vật quan sát được đó có thể đưa ra sự sắp xếp theo nhóm với đặc điểm nhận biết riêng. Sau đó qua việc chơi cùng bé bạn dần dần cụ thể hóa giúp bé tạo nên những đồ thị cũng như vẽ trên giấy về các món đồ. Đôi khi là tiến xa tới việc thảo luận về nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của chúng. 

Tăng trí thông mình cùng bài viết: Lateral Thinking là gì? Sáng tạo cùng “tư duy đường vòng”

2.2. Loại 2 - Trí thông minh Logic toán học 

Loại 2 - Trí thông minh Logic toán học
Loại 2 - Trí thông minh Logic toán học

2.2.1. Đặc điểm của trí thông minh logic - toán học

Nếu trẻ thuộc về tuýp thông minh này sẽ thường có sự nhạy cảm khác biệt về các son số hay như việc tính toán rất nhanh nhạy. Hay như việc trẻ đưa ra được sự lập luận logic lớn để giải quyết các vấn đề và thích tiếp cận với môn học tính toán. 

2.2.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì? 

Bởi chính việc trẻ tính toán nhanh và có những phương án giải bất ngờ đầy logic thì bạn cần khai thác triệt để từ khi còn nhỏ. 

+ Kết hợp trò chơi dạy con về logic, thực hiện việc lập luận và đặt câu hỏi để giải quyết các vấn đề. 

+ Hỗ trợ trẻ tiếp cận từ những vấn đề đơn giản rồi tiến tới phức tạp. 

+ Có thể là máy tính cùng các công cụ nhiều nhưng đừng bỏ quên việc dạy con tính nhẩm tăng thêm sự nhanh nhạy cho não bộ. 

2.3. Loại 3 - Trí thông minh âm nhạc

Loại 3 - Trí thông minh âm nhạc
Loại 3 - Trí thông minh âm nhạc

2.3.1. Đặc điểm của trí thông minh âm nhạc

Loại trí thông minh này trẻ em có được khả năng về cảm nhận âm thanh cùng với các nhạc cụ. Việc tiếp cận học tập qua lời hay giai điệu sẽ dễ nhớ hơn và đôi khi sẽ có có rất nhiều trẻ thể hiện khả năng thiên bẩm từ rất sớm dù là trẻ chẳng có yếu tố di truyền nào. 

Chủ động dạy bé hát các bài đơn giản tới việc nghe nhiều thể loại nhạc cụ và gợi ý về tên. Thông qua đó giúp bé tìm ra loại nhạc cụ yêu thích và hướng sự phát triển trong tương lai. Bởi vậy mới thấy tại sao rất nhiều trường mầm non hiện nay lại áp dụng vì đó là một thời điểm vàng cho việc tạo nên môi trường tiếp thu. 

2.3.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì? 

+ Hãy cho phép con bạn lựa chọn về các bản nhạc. 

+ Khuyến khích trẻ hát theo cũng như thực hiện việc vỗ tay trình theo bản nhạc. 

+ Việc hỗ trợ tốt hơn là bạn nên cho con tham gia vào những buổi học âm nhạc, 

+ Tác động cho trẻ tham gia các buổi trình diễn âm nhạc và buổi hòa nhạc. 

+ Để trẻ tham gia tiến tới hướng dẫn các bạn trong lớn về văn nghệ hay hát một bài hát. 

2.4. Loại 4 - Trí thông minh ngôn ngữ 

Loại 4 - Trí thông minh ngôn ngữ
Loại 4 - Trí thông minh ngôn ngữ

2.4.1. Đặc điểm của trí thông minh ngôn ngữ

Loại hình này trẻ thường ghi nhớ nhiều hơn về từ ngữ, các nhịp của âm từ và các mặt chữ. Chú ý hơn là trẻ thường thích thú với kể chuyện, đọc sách, sử dụng các câu chữ trôi chảy hơn so với các bạn cùng trang lứa, yêu thích việc viết lách. 

Bởi vậy mà để phát triển đồng nhất về trí thông minh này các bậc phụ huynh cần đọc truyền cho bé nghe nhiều hơn kết hợp với các cuốn sách hình ảnh sinh động nhất. Từ đó giúp ghi nhớ kể lại những điều mình đã nghe cũng như học về những gì đã gặp. 

Tham khảo: Nên học tiếng gì? Danh sách những ngôn ngữ đáng học

2.4.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì?

+ Bạn cần đọc với con của mình. 

+ Lắng nghe con và hiểu được những câu hỏi hay như trải nghiệm chúng chia sẻ. 

+ Thúc đẩy trẻ tiến tới việc chủ động kể lại các câu chuyện mà họ vừa đọc cũng như chia sẻ nhiều hơn với bạn. 

+ Chủ động cho trẻ có cơ hội đọc sách và thường xuyên đi tới các nhà sách hơn. 

+ Đưa trẻ tham gia các hoạt động viết báo tường của lớp của trường. 

2.5. Loại 5 - Trí thông minh giao tiếp

Loại 5 - Trí thông minh giao tiếp
Loại 5 - Trí thông minh giao tiếp

2.5.1. Đặc điểm của trí thông minh giao tiếp

Trí thông minh này thể hiện là khi trẻ có mong muốn được giao tiếp trước đám đông dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc hay suy nghĩ của mọi người xung quanh. Hơn nữa là trẻ có xu hướng trở thành những nhà lãnh đạo nhóm thể hiện qua chính việc khích lệ, giải quyết các xung đột. 

Đối với trẻ thuộc tuýp này sẽ thường tiến tới sự thành công trong cuộc sống nhanh hơn. Vậy nên bạn sẽ cần đưa trẻ ra ngoài tiếp xúc với nhiều người dạy trẻ cách nói chuyện cũng như phân biệt về tốt xấu, tôn trọng ra sao tạo nên một hình dung tốt nhất về mọi điều xung quanh quanh đang diễn ra. 

Tuyển dụng: Việc làm Biên - Phiên dịch

2.5.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì?

+ Thực hiện việc chơi những trò chơi gắn kết gia đình. 

+ Thúc đẩy con tham gia các hoạt động nhóm và làm việc kết hợp. 

+ Thúc đẩy tư duy thảo luận và chủ động giải quyết các vấn đề khi có ý kiến. 

+ Bạn hãy thử giao cho trẻ về việc quản lý hay phân chia nhóm học tập. 

...

2.6. Loại 6 - Trí thông minh cơ thể

Loại 6 - Trí thông minh cơ thể
Loại 6 - Trí thông minh cơ thể

2.6.1. Đặc điểm của trí thông minh cơ thể

Về trí thông minh này thì trẻ lại thường có xu hướng năng động hơn và thể lực tốt hơn những trẻ khác và sẽ nhìn thấu rõ ràng khi trẻ tham gia các hoạt động thể chất nhiều hơn. Đặc biệt trẻ có thể điều khiển về các hoạt động cơ thể uyển chuyển, khéo léo nhất, thích tiến tới chơi thể thao, tham gia các hoạt động khiêu vũ,...

Đơn giản là trẻ muốn thể hiện bản thân với các chuyển động cơ thể trước mọi người. Hay như qua đó giúp trẻ phát triển đồng bộ nhất về khả năng vui chơi và thể thể thao. 

2.6.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì?

+ Hãy kết hợp việc cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao, chẳng hạn như tập luyện cơ thể. 

+ Cung cấp tốt nhất về các hoạt động thực nghiệm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn phát huy năng lực. 

+ Kết hợp cho trẻ tham gia việc đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi tennis với thành viên gia đình. 

+ Giáo viên thể chất cũng là người kết hợp nhờ trẻ tập mẫu cho các thành viên khác trong lớp. 

2.7. Loại 7 - Trí thông minh về nội tâm 

2.7.1. Đặc điểm của trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm của trẻ hay chính là việc hướng nội yêu thích làm việc độc lập một mình. Nhưng điều đó cũng không gây nên sự lo lắng vì trẻ vẫn hiểu được cảm xúc, biết cách yêu thương mình hay như biết cách tự lập hoàn hảo, 

Tuy nhiên trẻ thuộc tuýp này cũng có điểm nổi bật là luôn muốn được tôn trọng, cần có không gian riêng cho cá nhân, biết đưa ra mục tiêu, xác định kế hoạch tương lai tiến tới. Do đó nếu bạn muốn hiểu trẻ thì cần có sự bày tỏ qua trò chuyện từ đó để trẻ thể hiện về cảm xúc, nắm bắt giá trị bản thân và đưa ra chính kiến. 

2.7.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì?

+ Bạn hãy để cho trẻ có thời gian làm việc một mình cũng như tham gia chơi một mình. 

+ Đề cập trẻ tạo ra một vài điều gì đó cho gia đình hay trường lớp giúp trẻ có cơ hội làm những việc mình thích. 

+ Hỗ trợ, khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hay như trực tiếp ghi chép hàng ngày. 

2.8. Loại 8 - Trí thông minh thiên nhiên

Loại 8 - Trí thông minh thiên nhiên
Loại 8 - Trí thông minh thiên nhiên

2.8.1. Đặc điểm của trí thông minh thiên nhiên

Loại hình thông minh này thì trẻ sẽ thường thiên về việc quan tâm tới động thực vật và môi trường thiên nhiên nhiều hơn. Có thẻ một số trẻ sẽ thích tìm hiểu thiên nhiên trong nhà nhưng cũng một số trẻ mạnh dạn hơn lại thích thú chăm sóc cây trồng và thiên nhiên xung quanh bên ngoài. 

2.8.2. Bậc cha mẹ nên cần làm gì?

+ Tự mở rộng các hiểu biết hay như hiện tượng khoa học cho trẻ qua sự quan sát thiên nhiên cùng các hiện tượng có sự tương tự trong cuộc sống hàng ngày. 

+ Hỗ trợ trẻ lặp lại các thí nghiệm tốt nhất và thay đổi đôi chút về yếu tố tác động nhằm tăng sự tư duy. 

+ Tham gia hướng dẫn trẻ về những sự tác động từ đó tập về sự phán đoán điều gì sẽ xảy ra khi thử nghiệm được tiến hành. 

Như vậy có thể thấy được trí thông minh của cá nhân sẽ còn phụ thuộc trên nhiều yếu tố tác động. Nếu các bậc phụ huynh mong muốn cho con có một môi trường học tập tốt hơn và phát triển toàn diện thì đừng bỏ quên việc chăm sóc cho trẻ. Đặc biệt là quan tâm nhiều hơn để từ đó ươm mầm tốt hơn cho thế hệ tương lai về sau.

Mong rằng bài viết trên đây mà viecday365.com chia sẻ cũng đã đem tới bạn sự tổng hợp về 8 loại hình trí thông minh chi tiết nhất. Hay như qua đó còn là sự hỗ trợ đưa ra một cách thức giảng dạy, hỗ trợ sự phát triển cho trẻ đối với các bậc phụ huynh.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1389 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT