Triết lý kinh doanh là gì và tầm quan trọng của triết lý kinh doanh

Tác giả: Quỳnh Trang 13-12-2024

Trong lĩnh vực kinh doanh, có rất nhiều những thuật ngữ được chúng ta sử dụng và thường xuyên bắt gặp trên hành trình sự nghiệp. Một trong những thuật ngữ quen thuộc được sử dụng đó chính là triết lý kinh doanh. Vậy cụ thể khái niệm triết lý kinh doanh là gì? Đặc điểm cùng vai trò của nó sẽ ra sao? Hãy cùng viecday365.com đi tìm kiếm cho câu trả lời thỏa đáng nhất thông qua bài viết chia sẻ sau đây nhé!

1. Thông tin về câu hỏi triết lý kinh doanh là gì

1.1. Khái niệm triết lý kinh doanh là gì

Trải dài theo suốt hành trình kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp, một trong những yếu tố được đánh giá là vô cùng quan trọng có thể kể đến đó chính là triết lý kinh doanh. Vậy triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh được hiểu là tập hợp những nguyên tắc, sự tin tưởng cùng triết lý mà một doanh nghiệp luôn luôn hướng tới trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Đây cũng chính là tầm nhìn, là tư tưởng và là tuyên bố sứ mạng của doanh nghiệp được hình thành để đưa ra những định hướng cụ thể về tư duy cũng như cách thức hoạt động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

Thuật ngữ này được xuất hiện và bắt đầu từ cuộc sống thực tế. Thông qua hành trình sống và trải nghiệm, con người đã tổng hợp, phân tích, đúc rút và cuối cùng là đưa ra được những tư tưởng cụ thể. Đó có thể là phương pháp để quản lý, nguyên tắc về đạo lý. Những triết lý này sẽ được thể hiện thông qua lý do tồn tại của doanh nghiệp, sứ mệnh đặt ra cùng những quan điểm từ đó dẫn đến hành động có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp nói chung và các bộ phận trong tổ chức nói riêng.

Trên thực tế, thuật ngữ này xuất hiện rất phổ biến và mỗi một doanh nghiệp sẽ có những triết lý kinh doanh riêng cho mình. Tuy nhiên thì về mặt nội dung cũng như hình thức thì đa số các tiết lý kinh doanh sẽ có những đặc điểm tương đồng với nhau. Vậy cụ thể đặc điểm về nội dung và hình thức của triết lý kinh doanh là gì?

Thông tin về câu hỏi triết lý kinh doanh là gì

1.2. Đặc điểm về nội dung và hình thức của triết lý kinh doanh

1.2.1. Nội dung của triết lý kinh doanh là gì

Đầu tiên là về nội dung của triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp. Nội dung này sẽ bao gồm sứ mệnh của doanh nghiệp, hệ thống mục tiêu, hệ thống giá trị, giá trị cốt lõi và cuối cùng là những nguyên lý cho định hướng của doanh nghiệp cùng những hướng dẫn hành động.

Đầu tiên là về sứ mệnh của doanh nghiệp, đây là được coi như là những lý do mà doanh nghiệp dựa vào để tồn tại cũng như phát triển. Là những giá trị mà doanh nghiệp cung cấp và nó trả lời những câu hỏi như giá trị đó là vì ai, làm như thế nào và nó cũng mô tả những cái mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Thứ hai là hệ thống mục tiêu cơ bản. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu được hệ thống mục tiêu. Đây là nội dung trong triết lý kinh doanh mang tính chiến lược được doanh nghiệp đặt nhằm chỉ ra con đường, đích đến của doanh nghiệp luôn hướng tới.

Nội dung của triết lý kinh doanh là gì

Nội dung tiếp theo của triết lý kinh doanh đó là hệ thống các giá trị. Đây là những giá trị mà các nhà điều hành, lãnh đạo đặt ra để đưa ra những định hướng cụ thể cho hoạt động kinh doanh và vận hành. Hệ thống này sẽ gồm có giá trị cốt lõi, các nguyên lý kèm theo hướng dẫn về định hướng hành động cho doanh nghiệp.

Có thể nói tất cả nội dung liên quan đến triết lý kinh doanh sẽ được luôn gắn liền với những quy định và niềm tin được xây dựng lâu dài của tổ chức. Nó được hình thành và phát triển để mang đến cho doanh nghiệp những giá trị định hướng lâu bền.

1.2.2. Hình thức biểu hiện của triết lý kinh doanh

Thông thường thì triết lý kinh doanh sẽ được trình bày dưới dạng văn bản hoặc là giống như những câu danh ngôn. Mỗi một triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau thì sẽ được thể hiện qua các mức độ cũng như hình thức khác nhau. Tuy nhiên thì đa phần về yếu tố hình thức thì triết lý kinh doanh sẽ được thể hiện qua những văn bản ngắn gọn, giản dị, sâu sắc để người đọc, người xem dễ ghi nhớ cùng như tạo ra được ấn tượng sâu sắc cho họ.

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động với những triết lý kinh doanh độc lập thì họ đều thấy rằng yếu tố này đóng một vai trò vô cùng quan trong trong hoạt động vận hành. Vậy cụ thể vai trò của triết lý kinh doanh là gì?

Hình thức biểu hiện của triết lý kinh doanh

2. Vai trò của triết lý kinh doanh đối với các doanh nghiệp

2.1. Cơ sở phương pháp phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên khi nhắc đến khái niệm triết lý kinh doanh là gì đó là tạo ra cơ sở phương pháp phát triển nguồn nhân lực. Nhân lực là một trong những yếu tố nòng cốt và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đưa ra những triết lý kinh doanh vào trong quy trình đào tạo sẽ khiến cho quá trình định hướng được diễn ra đứng mục tiêu. Tạo ra được một đội ngũ nhân viên có đầy đủ năng lực về lý tưởng, mục tiêu cũng như là gì để đạt được mục tiêu đó.

Triết lý kinh doanh cũng góp phần tạo nên những giá trị chuẩn mực trong hành vi. Từ đó xây dựng lên được những văn hóa, phong cách làm việc theo đúng định hướng ban đầu của doanh nghiệp đã đề ra.

Cơ sở phương pháp phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp

2.2. Xây dựng phong cách thương hiệu

Vai trò thứ hai của triết lý kinh doanh đó là tạo dựng được phong cách thương hiệu cho doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp khi hình thành sẽ luôn có một phong cách định hướng riêng. Triết lý kinh doanh chính là thành phần cung cấp những định hướng đó cùng với tuy duy để tạo ra hành vi cụ thể. Sự độc đáo, đặc thù này còn đem lại cho doanh nghiệp những ấn tượng từ các bên liên quan bao gồm khách hàng, đối tác, đổi thủ trong kinh doanh.

Xây dựng phong cách thương hiệu

2.3. Hỗ trợ hiệu quả sự phát triển bền vững

Tiếp theo thì triết lý kinh doanh còn đóng vai trò trong việc hỗ trợ hiệu quả sự phát triển bền vững. Tạo ra những giá trị mang tính cốt lõi cho doanh nghiệp đồng thời nó cũng là yếu tố phản ánh tinh thần của tổ chức một cách khái quát nhất. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được triết lý kinh doanh thành công và trở thành tư tưởng chung thì triết lý ấu sẽ luôn giữ nguyên giá trị cho dù doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu như thế nào.

Bên cạnh đó sự hỗ trợ hiệu quả này còn được thể hiện thông qua vai trò tạo nên sức mạnh tập thể cho toàn doanh nghiệp. Vì nó là yếu tố tạo nên văn hóa nên tất nhiên vai trò này sẽ được phát huy tối đa, góp phần tạo nên một bộ máy thống nhất, đoàn kết, mạnh mẽ.

Ngoài ra, triết lý kinh doanh còn đóng vai trò như một công cụ định hướng hiệu quả. Nó quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, là tiền đề để cấp lãnh đạo, điều hành đưa ra những phương hướng phù hợp với văn hóa cũng như lối đi lâu dài. Việc thiếu đi yếu tố này sẽ khiến cho những kế hoạch chiến lược trở nên mất giá trị cốt lõi đồng nhất. Khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phát triển.

Có thể nói, xây dựng triết lý doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết. Nó cũng là những nhiệm vụ, thách thức dành cho nhà lãnh đạo về việc tìm ra những giá trị đích thực, xuyên suốt và đem lại hiệu quả xây dựng cao.

Hỗ trợ hiệu quả sự phát triển bền vững

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi triết lý kinh doanh là gì dành cho bạn. Với những thông tin đem lại, hy vọng bạn đọc đã có cho mình được những kiến thức hữu ích để giải đáp những thắc mắc bấy lâu cho mình. Chúc bạn có nhiều sức khỏe, niềm vui, tìm ra cho mình những hướng đi đúng đắn và đừng quên quay lại đây để đón đọc những bài viết hấp dẫn khác nhé!