Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và kiến thức hữu ích dành cho bạn

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì chính là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi thành lập doanh nghiệp. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp được hình thành lên và tùy theo loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì sẽ dường như phải có đơn vị kinh doanh chiến lược. Vậy đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và đặc điểm như thế nào? Hãy đi khám phá thông tin và giải đáp những câu hỏi trên cùng với viecday365.com ngay bạn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và lời giải đáp

Đơn vị kinh doanh chiến lược là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng nhiều trong các tổ chức, doanh nghiệp ngày nay. Nếu bạn là một nhà khởi nghiệp thì định nghĩa này càng phải nắm rõ. Tuy nhiên, đối với nhiều người cụm từ đơn vị kinh doanh chiến lược khá là xa lạ và khái niệm này không phải ai cũng biết về nó. Vậy, định nghĩa chuẩn của đơn vị kinh doanh chiến lược là gì?

Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì
Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và lời giải đáp

Đơn vị kinh doanh chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Business Units hay còn được viết tắt là SBU. Đây chính là đơn vị kinh doanh riêng lẻ dựa trên tập hợp nhiều ngành kinh doanh có liên quan đến nhau. Đơn vị này có thể được hoạch định riêng biệt với phần còn lại của một doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Chẳng hạn như là những doanh nghiệp đa sản phẩm mà cần tiến hành quản lý kinh doanh và những kế hoạch một cách hiệu quả thì sẽ chia thành nhiều đơn vị liên quan như là bộ phận thị trường, sản phẩm chính, các phẩm phẩm liên quan,...Ví dụ như một công ty thời trang sẽ có những đơn vị kinh doanh chiến lược như là: công ty sản xuất phụ kiện thời trang, công ty thiết kế trang phục, công ty kinh doanh sản phẩm,...Và đây chính là đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp.

Muốn được coi là đơn vị kinh doanh chiến lược thì đầu tiên đơn vị đó sẽ cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản là kinh doanh một lĩnh vực riêng biệt, cụ thể. Tiếp theo đó cũng cần phải có sứ mệnh đối thủ cạnh tranh riêng như là một doanh nghiệp lớn. Đồng thời thì đơn vị kinh doanh chiến lược cũng cần phải có bộ máy quản lý để điều hành hoạt động đơn vị một cách hiệu quả.

Khái niệm đơn vị kinh doanh chiến lược
Khái niệm đơn vị kinh doanh chiến lược cực chuẩn

Nói chung thì đơn vị kinh doanh chiến lược chính là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ dựa trên một ngành kinh doanh. Những đơn vị này sẽ được hoạch định riêng với những phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mà chiến lược kinh doanh được xây dựng và được tiến hành triển khai tại những đơn vị kinh doanh chiến lược này thì những đơn vị đó sẽ có lợi nhuận và các chiến lược riêng biệt cho mình.

2. Tìm hiểu chi tiết về đơn vị kinh doanh chiến lược

2.1. Những đặc điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược

Về khái niệm đơn vị kinh doanh chiến lược đã được giải thích vô cùng chi tiết và rõ ràng ở phần nội dung kể trên. Vậy những đặc điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và các đơn vị này sẽ có điều gì đặc biệt?

Là một đơn vị kinh doanh thuộc về một tổ chức kinh doanh nhưng sẽ phân biệt rõ ràng với những đơn vị khác. Vì thế nó sẽ được hoạt động một cách độc lập và tập trung vào một thị trường mục tiêu cụ thể. Cũng chính vì lẽ đó cho nên đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ có những tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và sứ mệnh riêng so với những đơn vị kinh doanh chiến lược khác.

Đặc điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược
Những đặc điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược

Do có nhân lực đủ lớn và kiểm soát được chiếc lược kinh doanh của đơn vị cho nên các đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ có đối thủ cạnh tranh riêng. Vì thế những nhân tố như là doanh thu, lợi nhuận và các chi phí sẽ được độc lập một cách riêng biệt.

Các hoạt động sẽ tự kiểm soát bởi đơn vị kinh doanh chiến lược như là: marketing, sản xuát, phát triển,...Qua đó công ty sẽ tối đa hóa được lợi nhuận và tránh được những trùng lặp không đáng có.

Những người quản lý và chịu trách nhiệm về kinh doanh chiến lược của đơn vị cũng cần phải có. Họ là là những nhân tố đưa ra những quyết định liên quan đến hoạt động của đơn vị. Đồng thời những cá nhân này sẽ phải có trách nhiệm trong việc hoạt động kinh doanh của đơn vị.

2.2. Tầm quan trọng của đơn vị kinh doanh chiến lược

Với doanh nghiệp chung thì đơn vị kinh doanh chiến lược mang một tầm vóc quan trọng lớn và có một vai trò đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, doanh nghiệp có phát triển hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Tầm quan trọng của đơn vị kinh doanh chiến lược
Tầm quan trọng của đơn vị kinh doanh chiến lược chi tiết

2.2.1. Hoạt động kinh doanh được tổ chức hiệu quả

Các doanh nghiệp khi càng mở rộng và có quy mô lớn hơn thì những hoạt động kinh doanh sẽ ngày càng phức tạp hơn và dẫn đến khó khăn trong việc đồng bộ hóa. Từ đó việc thành lập đơn vị kinh doanh chiến lược qua đó sẽ khiến cho hoạt động kiểm soát tổ chức doanh nghiệp được dễ dàng và bớt đi nhiều khó khăn.

Do vậy, ở mỗi đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ góp một phần năng lực để đưa những chiến dịch cho doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Từ đây những nguồn thu cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược cũng như là doanh nghiệp sẽ được tăng một cách đáng kể.

2.2.2. Hướng trọng tâm tới từng nhóm sản phẩm

Một doanh nghiệp lớn không chỉ sở hữu một sản phẩm suy nhất mà có đến vô vàn sản phẩm khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi thời điểm thì những nhân tố như là nguồn lực, chi phí sẽ cần phải có người quản lý một cách chuyên sâu hơn thì mới có thể kinh doanh một cách hiệu quả.

Vai trò đơn vị kinh doanh chiến lược
Vai trò đơn vị kinh doanh chiến lược với doanh nghiệp

Và để quản lý được điều đó thì đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ là một giải pháp hiệu quả. Nhờ có đơn vị kinh doanh chiến lược thì các nhóm sản phẩm cụ thể sẽ có một chiến lược hiệu quả. Từ đây những sản phẩm sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn và tăng được tính cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3. Giúp doanh nghiệp hoàn thiện phân khúc thị trường

Để một tổ chức, doanh nghiệp thành công trên lĩnh vực kinh doanh thì xác định phân khúc thị trường là rất quan trọng. Khi mà từng sản phẩm được chia thành từng đơn vị kinh doanh chiến lược khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp đó nắm bắt phân khúc thị trường hiệu quả hơn, chính xác và nhanh chóng.

Và một đơn vị kinh doanh chiến lược khi đó sẽ phải tiến hành định vị được sản phẩm của mình, các khách hàng mục tiêu và phân khúc,...Qua đây thì doanh số sản phẩm sẽ được tăng lên nếu như biết xây dựng đội nhóm hiệu quả. Đồng thời các đơn vị kinh doanh chiến lược cũng hoàn toàn phải có trách nhiệm về doanh thu sản phẩm mình chịu trách nhiệm.

2.3. Một số ưu và nhược điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược

Về ưu điểm thì đơn vị kinh doanh chiến lược có một quyền hạn rõ ràng trong việc phân cấp. Từ đó liên kết được nhiều bộ phận khác nhau và giúp được công ty mẹ phát triển hơn. Ngoài ra thì những việc kiểm tra, giám sát, quản lý chi phí sẽ được kiểm soát một cách dễ dàng.

Ưu và nhược điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược
Một số ưu và nhược điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược

Tuy nhiên bên cạnh đó thì đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ có một số những nhược điểm như là cần phải tăng chi phí hoạt động và dẫn đến mất nhiều chi phí. Do một doanh nghiệp có nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược cho nên đồng thời cũng dễ gây ra nhiều sự căng thẳng và làm giảm khả năng linh hoạt giữa đơn vị kinh doanh chiến lược với công ty mẹ.

3. Phân tích đơn vị kinh doanh chiến lược trong ma trận Boston

Ma trận Boston là một trong những công cụ vô cùng hữu ích để lập kế hoạch cho những doanh nghiệp có nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược. Qua ma trận này thì doanh nghiệp hay các đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ lập được kế hoạch những nhu cầu liên quan ở mọi lĩnh  vực khác nhau.

Vậy, với ma trận Boston thì phân tích đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và như thế nào? Đầu tiên là cần phải phân chia các tổ chức kinh doanh thành nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược sau đó đi xác định được những triển vọng của những đơn vị này. Tiếp đến sẽ cần so sánh được những đơn vị kinh doanh chiến lược với nhau và đặt mục tiêu chiến lược cụ thể.

Toàn bộ nội dung trên là những thông tin đến cho bạn về đơn vị kinh doanh chiến lược là gì. Qua đây mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi những bài viết của viecday365.com để có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem790 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT