Tiểu thương là gì? Sự cần thiết của tiểu thương trong xã hội
Tác giả: Mỹ Lộc 02-07-2024
Tiểu thương là gì? Trong nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần đa dạng khiến cho tiểu thương và đại thương trở thành những khái niệm rất khó phân biệt.
Có thể bạn đã được tìm hiểu về đại thương nhưng lại chưa biết tiểu thương là như thế nào, vậy ở bài viết này viecday365.com sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về nó, giúp bạn hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.
1. Giải mã khái niệm tiểu thương là gì?
Tiểu thương là cụm từ được hình thành bởi 2 từ đơn đó là “tiểu” và “thương”. Trong Hán Việt thì “Tiểu” được hiểu là nhỏ, còn “Thương” là chỉ hoạt động kinh doanh buôn bán. Vậy dịch cả cụm thì “tiểu thương” có nghĩa là những người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ.
Bạn cũng có thể hiểu theo nghĩa khác, tiểu thương chính là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ chẳng hạn như cá nhân/hộ kinh doanh gia đình, các con buôn, thương lái,...
Thời đại kinh tế mở của, tiểu thương xuất hiện dày đặc khiến cho chúng ta thường bị nhầm lẫn tiểu thương với đại thương. Vậy có cách nào để nhận diện những tiểu thương để thấy sự khác biệt hay không?
Xem thêm: Thương mại điện tử và cơ hội tìm kiếm việc làm
2. Đặc điểm có ở giới tiểu thương có thể bạn chưa biết
Tìm hiểu những đặc điểm có ở tiểu thương sẽ là một cách hay để bạn có thể phân biệt rõ ràng tiểu thương với những thành phần khác. Đó là những đặc điểm cơ bản nào mời bạn theo dõi nội dung bên dưới rồi sẽ rõ.
Khi nhắc đến tiểu thương, bạn có thể liên tưởng tới những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít ỏi lại thêm trình độ không cao. Hầu hết những doanh nghiệp như vậy thường có nhu cầu về vốn đầu tư nhỏ nhưng có thời gian hoàn vốn nhanh chóng.
Nhắc đến tiểu thương, bạn đọc cũng có thể hình dung ra những doanh nghiệp luôn có mức chi phí cao, vậy nên giá thành khi bán ra thị trường thường cao hơn những doanh nghiệp khác.
Ở tiểu thương, có thể nhu cầu đáp ứng các mặt hàng rộng thì hạn chế nhưng nó lại khá hiệu quả trong những phi vụ cung ứng sản phẩm đặc thù.
Bên cạnh đó, những tiểu thương dễ bị phân tán, đồng thời còn ít có tác động lớn tới nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, những tiểu thương thường phải trải qua nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, chưa kể trình độ quản lý còn yếu kém cho nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nắm bắt được những đặc điểm này vẫn chưa đủ để bạn hiểu ngọn ngành về các tiểu thương trên thị trường hiện nay, vậy hãy xem ngay những ảnh hưởng của thành phần này đến nền kinh tế như thế nào với nội dung bên dưới nhé.
Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh thương mại ra làm gì?
3. Tầm ảnh hưởng quan trọng của tiểu thương ở thị trường Việt Nam
3.1. Bản chất của tiểu thương trong nền kinh tế
Không chỉ là tiểu thương mà còn rất nhiều những thành phần kinh tế khác đều tồn tại 2 mặt lợi và hại. Sự xuất hiện của chúng trên thị trường sẽ gây ra những tác động tích cực đồng thời cũng để lại những hậu quả không như mong muốn. Vậy hãy tìm hiểu cụ thể xem những ưu và nhược điểm trong sự tồn tại này là gì nhé:
3.1.1. Tiểu thương và lợi ích
Với vai trò là một tiểu thương, quy mô không quá nhỏ nhưng cũng không đủ mạnh để bùng nổ, các tiểu thương hiện nay vẫn đang nắm giữ vị trí là cầu nối trung gian giữa những cái cũ và cái mới đang tồn tại ở xã hội. Cụ thể là họ có thể thay đổi máy móc, công nghệ cũ hoặc mới để phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển.
Không giống như những bộ máy cồng kềnh của các doanh nghiệp lớn, việc làm này có thể trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, họ có thể thực hiện nhanh chóng và cho thấy kết quả cuối cùng.
Vì có quy mô nhỏ cho nên các tiểu thương sẽ sở hữu sự linh hoạt, năng động, bên cạnh đó còn tự do sáng tạo và cải tiến hệ thống một cách hiệu quả hơn.
Các tiểu thương có bộ máy quản lý nhỏ cho nên rất dễ thay đổi, điều đó cũng giúp công tác quản lý trở nên chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, với tiểu thương, nếu có thua lỗ hay phá sản thì cũng không thể khiến nền kinh tế bị khủng hoảng như những doanh nghiệp lớn khác được. Sự đào thải và thanh lọc vẫn luôn là quy luật được diễn ra trong xã hội xưa và nay.
3.1.2. Những hạn chế do tiểu thương gây ra
Bên cạnh những lợi ích mà tiểu thương đem lại vẫn còn một vài hạn chế mà chúng ta cần phải cân nhắc và xem xét thật kỹ. Đó là:
Thứ nhất, khả năng tài chính yếu và kém, khó bật dậy để trở thành doanh nghiệp lớn mạnh.
Thứ hai, do điều kiện còn khó khăn cho nên hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh còn nghèo nàn, lạc hậu. Điều này cũng xảy ra tình trạng khách hàng ít tin tưởng và ủng hộ hơn.
Thứ ba, khả năng tiếp trận hay quảng bá chưa hiệu quả thường xảy ra ở các tiểu thương cũng bởi do nguồn tài chính eo hẹp.
Thứ tư, sức cạnh tranh trên thị trường của tiểu thương luôn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn khác.
Xem thêm: Việc làm bán hàng
3.2. Vai trò của tiểu thương khi tác động đến nền kinh tế
1 tiểu thương không thể khiến nền kinh tế thay đổi thế nhưng rõ ràng trong thời buổi hiện nay, giới tiểu thương vẫn luôn đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Số lượng đông đảo chính là lợi thế, và con số tiểu thương hoạt động trên đất nước Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng, điều sẽ đem lại hiệu quả đáng kể cho kinh tế Việt Nam.
Tiểu thương còn có vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Bạn biết đấy, dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, nếu chỉ trông cậy vào những doanh nghiệp lớn thì ắt sẽ có cơ số người lao động thất nghiệp. Chính vì vậy tiểu thương ra đời như một cái phao cứu sinh để lao động Việt có chỗ đứng trong xã hội.
Càng nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp càng phải làm mới và cải tiến mình, đây là quy luật có từ lâu đời và nó sẽ còn được xảy ra trong tương lai. Những doanh nghiệp nào không đủ sức chống chọi thì sẽ bị đào thải nhanh chóng, đây là một đòn bẩy khá hiệu quả để nền kinh tế trở nên sôi động hơn.
Tiểu thương cũng có vai trò quan trọng trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Không chỉ là vùng thành thị, ngày nay tiểu thương còn xuất hiện phổ biến ở các vùng nông thôn, tốc độ công nghiệp hoá trở nên nhanh chóng hơn.
3.3. Tính tất yếu trong sự tồn tại của tiểu thương
Sự ra đời và phát triển hàng hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Trong thế giới của tiểu thương, cụ thể là những cá nhân hay hộ kinh doanh thì không có khái niệm chủ và thợ. Một người đến tuổi trưởng thành có thể tự bỏ vốn kinh doanh, tự sản xuất, tự quản lý các chi phí và doanh thu đồng thời còn tự quảng bá sản phẩm của mình ra bên ngoài,... Đó là sự tồn tại tất yếu mà không ai có thể phủ nhận.
Trong kinh doanh, khi nhận thấy nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng thì đó cũng chính là lúc doanh nghiệp của bạn có cơ hội phát triển. Nói vậy không có nghĩa là bạn phải vay nợ khắp nơi để chi trả những khoản chi phí được xem là lãng phí. Người có tri thức, biết nhận thức cơ hội và nắm giữ nó thì nhanh phát triển, ngược lại những người đã không biết làm ăn, lại tiêu xài hoang phí thì sớm muộn gì cũng thất bại. Những người có ý chí làm giàu, có máu kinh doanh có thể cùng nhau góp vốn và cùng tạo nên doanh nghiệp cho riêng mình. Đây cũng là sự tất yếu trong lịch sử ra đời và phát triển của tiểu thương xưa và nay.
4. Những nhân tố nào có ảnh hưởng tới sự phát triển của tiểu thương?
- Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Một số yếu tố được kể đến như là nguồn vốn, mặt bằng kinh doanh, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, con người, trình độ tri thức, khả năng tiếp cận công nghệ mới và tiếp cận thị trường,...
- Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Tiểu thương còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động của môi trường xung quanh. Cùng với đó là thể chế luật pháp, những điều luật liên quan tới doanh nghiệp sẽ chi phối và kiểm soát hành vi hoạt động của tiểu thương.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khái niệm tiểu thương là gì, hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ phân biệt được với những doanh nghiệp lớn khác một cách chính xác.