Melody là gì? Thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực nào?
Theo dõi viecday365 tạiTrong thời gian gần đây, nhạc rap ngày càng phổ biến và được giới trẻ Việt Nam yêu thích, các cụm từ như melody, hook,… ngày càng trở nên phổ biến. Vậy bạn đã nắm được khái niệm melody là gì chưa? Cùng PD tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Melody là gì?
Melody là một thuật ngữ dùng trong âm nhạc, có nghĩa là giai điệu. Giai điệu là một chuỗi tuyến tính nối tiếp của các nốt nhạc gồm các cao độ và nhịp. Nó là một yếu tố vô cùng quan trọng, là nền tảng để cấu thành nên một bài hát, giúp cho bài hát có khung sườn, tâm hồn và để lại dấu ấn trong lòng của mỗi khán giả.
Giai điệu là một phạm trù khá phức tạp và khó giải thích, nhưng bạn có thể hình dung đơn giản là việc kết hợp có quy tắc cao độ của nốt nhạc với các nhịp trong khuôn nhạc lại với nhau, sẽ cho ra một giai điệu. Giai điệu đôi khi cũng chính là lời bài hát.
Mỗi người sẽ có một khả năng cảm nhận nhịp điệu khác nhau, có người chỉ cần nghe qua một lần là có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các bản nhạc nhưng có người, sợ rằng, cả đời này, cũng không thể phân biệt được. Đó là khả năng bẩm sinh, là thiên phú tạo hóa ban tặng cho mỗi chúng ta. Nói âm nhạc dễ thì cũng thật dễ, mà khó thì cũng thật khó. Tuy nhiên, việc chúng ta có phân biệt được hay không không phải là điều quá quan trọng nếu nó không liên quan gì đến công việc hay ước mơ của các bạn trong tương lai; quan trọng là mỗi người đều có những cảm nhận riêng của mình sau khi nghe qua giai điệu của các bản nhạc.
Ngày nhỏ, chúng ta thường được cho nghe và hát theo các bài hát thiếu nhi; lớn lên, chúng ta chủ động hơn trong việc chủ động lựa chọn cho mình những dòng nhạc mình thích, sự cảm nhạc cũng vì thế mà theo ta tiến bộ từng ngày. Giai điệu âm nhạc là thứ thần dược diệu kỳ, nó giúp cho ta xoa dịu tâm hồn sau mỗi ngày làm việc vất vả, mỗi lần thất tình hay mỗi khi có chuyện buồn,… hay nó cũng là người bạn đồng hành, động viên, cổ vũ và khích lệ chúng ta trên con đường tiến về phía trước.
Melody – giai điệu trong từng thể loại âm nhạc khác nhau sẽ có sự khác nhau rõ rệt, tìm hiểu ngay trong phần dưới đây!
2. Melody trong từng thể loại âm nhạc khác nhau
2.1. Nhạc rock
Nhạc rock – dòng nhạc mang hơi hướng hiện đại, thể hiện sự mạnh mẽ, phóng khoáng và cá tính của mỗi nhạc sĩ. Âm nhạc sôi động được thể hiện qua các tiết tấu nhanh, dồn dập ở nhịp 4/4 – đây là nhịp có 4 phách trong một ô nhạc, 2 phách lẻ đánh mạnh, 2 phách chẵn đánh nhẹ, kết hợp với lời bài hát được lấy từ ngoài cuộc sống, tạo cho nguời nghe cảm giác phấn khích, thích thú, mỗi khi dòng nhạc này vang lên. Nó thường được bật trong các buổi hoạt động dã ngoại, các buổi tổ chức liên hoan,… với mong muốn làm khuấy động sân khấu, gia tăng cảm giác hưng phấn và thích thú cho người tham gia.
Những bài hát nổi tiếng của dòng nhạc rock có thể kể đến như: I am the best của 2NE1, Bad boy của Big Bang, Sweet emotion của Aerosmith,…
Xem thêm: Việc làm giáo viên âm nhạc
2.2. Nhạc jazz
Nhạc jazz đã xuất hiện từ lâu, là thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ cộng đồng những người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19, nó hình thành và nhanh chóng nổi tiếng trở thành dòng nhạc được ưa thích. Với phong cách âm nhạc độc lập, vô cùng phổ biến vào thời đó, là dòng nhạc thiên về biểu diễn. Đây là dòng nhạc được tạo nên từ những giai điệu nhẹ nhàng mà phóng khoáng, nó được ví như một người bạn tinh thần trong cuộc sống tất bật, hối hả, nhiều áp lực và gánh nặng trên vai trong cuộc sống ngày nay.
Mỗi sáng tỉnh dậy, vươn vai một cái, bật những bài hát mang âm điệu jazz yêu thích, nhâm nhi cùng ly cafe; giai điệu nhạc jazz du dương, nhẹ nhàng xen lẫn những giai điệu tươi mới, vui tai, bạn sẽ cảm thấy tinh thần vô cùng thư giãn thoải mái, cơ thể như được tiếp thêm năng lượng để bắt đầu một ngày mới.
Xuất phát từ dòng nhạc không chính thống, jazz đã không ngừng vươn mình trong thế giới âm nhạc, ngày nay, nó trở thành một trong những dòng nhạc được yêu thích nhất mọi thời đại. Một số tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới mà chúng ta có thể kể đến như: What a wonderful world được trình bày bởi Louis Armstrong, hay Desafinado của Stan Getz và Charlie Byrd,…
Xem thêm: [Hé lộ] Bản mô tả công việc nhạc công chi tiết chính xác 2024
2.3. Nhạc pop
Nhạc pop, một dòng nhạc vô cùng thịnh hành, được đông đảo người dân ở mọi tầng lớp, độ tuổi, giới tính khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ 20 đón nhận. Nhạc pop là tên viết tắt của popular, dòng nhạc phổ biến, thông dụng. Đúng như tên gọi, nó là dòng nhạc phổ biến, trong cả thập kỷ trước đến tại thời điểm này, mang trong mình giai điệu trẻ trung, tươi mới và nhiệt huyết của thế hệ trẻ, dòng nhạc mang đến cho người nghe cảm giác thoải mái cả về giai điệu và phần lời. Đặc biệt, đối với dòng nhạc pop, lời bài hát thường được viết dựa trên những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày về nỗi đau, niềm vui hay câu chuyện tình yêu của một đôi nam nữ,… thường là những ngôn từ đơn giản và dễ dàng trong việc học thuộc. Pop cũng thường có nhịp điệu 4/4.
Những bài nhạc pop kinh điển nổi tiếng mà bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay khi giai điệu vang lên như: I’m stupid (ost vườn sao băng) được trình bày bởi một trong các thành viên của F4 Kim Jonghyun của SS501 hay Aloha của Cool,… trong nước thì có thể kể đến như Chiếc khăn gió ấm của Khánh Phương, Gửi cho anh của Khởi My, hay Love yourself của hoàng tử nhạc pop Justin Bieber,…có quá nhiều bài hát gắn liền với một thời thanh xuân của chúng ta phải không nào!
Xem thêm: Cùng viecday365.com khám phá về học ngành Thanh nhạc ra làm gì?
3. Một số cách luyện tập để gia tăng khả năng cảm nhận melody
Để có thể học một kiến thức đã quá quen thuộc nhưng bạn chưa rõ, là một điều vô cùng khó khăn, việc làm này yêu cầu rất cao về tính chăm chỉ và kiên nhẫn của mỗi cá nhân. Quá trình này không phải dùng ngày một, ngày hai mà luyện thành được. Để có thể thành công, bạn cần phải có sự kiên trì, đam mê và khao khát thành công, ngoài ra, cũng cần có một chút năng khiếu về âm nhạc. Có nhiều các để các bạn có thể nâng cao khả năng cảm nhận và ghi nhớ nhịp điệu, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.
3.1. Học cách chơi một loại nhạc cụ
Chơi nhạc cụ sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức về âm nhạc, bạn cần hiểu rõ về melody, nhịp, ô phách, cao độ hay trường độ,… vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách chơi các loại nhạc cụ cơ bản và gần gũi như piano, guitar, violin,… hay bất cứ loại nhạc cụ nào bạn có hứng thú. Việc sử dụng nhạc cụ sẽ giúp bạn cảm thấy thích thú sau mỗi lần chạm vào, sẽ giúp quá trình học tập diễn ra thú vị và có hiệu quả hơn. Quá trình học tập trên nhạc cụ sẽ giúp bạn tăng cường khả năng cảm thụ giai điệu, khả năng tập trung và độ linh hoạt với từng nốt nhạc, qua đó, nâng cao khả năng của mình về việc cảm nhận melody.
3.2. Nghe nhạc thường xuyên
Việc này quá dễ dàng phải không nào! Đây là một phương pháp vô cùng đơn giản mà đem lại hiệu quả vô cùng to lớn, bạn sẽ học được cách sắp xếp giai điệu một cách hợp lý, thân thuộc với từng loại giai điệu âm nhạc khác nhau. Âm nhạc là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, hãy chủ động nghe nhạc mỗi ngày, chọn những bản nhạc và ca sĩ mà bản thân yêu thích để thư giãn. Quá trình nghe nhạc thường xuyên không những giúp bạn nâng trình cảm giác của mình lên mà còn giúp giải tỏa những căng thẳng, mệt mệt sau một ngày làm việc vất vả.
Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra, việc nghe nhạc trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp nâng cao khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ trong quá trình học tập và làm việc. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải tỏa stress, giúp bản thân có thêm góc nhìn mới và gia tăng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về melody là gì? Hy vọng với những gì PD chia sẻ, bạn sẽ có thêm cho mình những tài liệu để tham khảo. Chúc bạn luôn may mắn và thành công trong cuộc sống.
1775 0