Thủ tục là gì? Thủ tục hành chính với Bộ phận một cửa
Tác giả: Hằng Lê 29-03-2024
Hầu hết ai trong chúng ta cũng đã từng làm thủ tục nhưng liệu có mấy ai biết định nghĩa thủ tục là gì? Thủ tục có đơn giản chỉ là những tờ giấy để chúng ta điền cho có hay nó mang một tầm quan trọng nào đó mà ta chưa hề nghĩ tới. Để giúp mọi người có hiểu biết cơ bản rõ về thủ tục. Các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm về thủ tục
1.1. Thủ tục là gì?
Khi nhắc đến thủ tục chúng ta hiểu nó như thế nào? Phải chăng nó là các giấy tờ trong một công việc hay một lĩnh vực nào đó.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng việt thì thủ tục là một danh từ chỉ những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức. Hay hiểu đơn giản thủ tục là những việc cần làm theo một quy trình đã định sẵn để giải quyết một vấn đề nào đó
1.2. Thủ tục hành chính là gì?
Trong lĩnh vực hành chính – nơi mà chúng ta thường xuyên bắt gặp cụm từ thủ tục. Vậy đã có ai hiểu thế nào là thủ tục hành chính chưa? Thủ tục hành chính được thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức và mỗi công dân. hiểu đơn giản là trình tự, cách thực hiện và hồ sơ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Còn theo quy định của pháp luật thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định trình tự về thời gian, không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước. Là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức và mỗi công dân.
2. Những điều cần biết về thủ tục hành chính
2.1. Đặc điểm của thủ tục hành chính
2.1.1. Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính
Các hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được trật tự hóa, tiến hành theo những thủ tục nhất định
Một số hoạt động tổ chức tác nghiệp cụ thể trong nội bộ tổ chức Nhà nước do các quy định nội bộ điều chỉnh, pháp luật không thể và cũng không cần thiết phải điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.
2.1.2. Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính Nhà nước
Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại tòa án. Nó là một trình tự để giải quyết hay đáp ứng một yêu cầu nào đó không liên quan đến tố tụng của công dân dựa trên những giấy tờ có dấu xác nhận của cơ quan chức năng.
Do tính chất hoạt động quản lý nên ngoài những khuôn mẫu ổn định tương đối, thủ tục hành chính phải chứa đựng các biện pháp.
2.1.3. Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp
Tính đa dạng phong phú thể hiện qua các hoạt động quản lý Nhà nước, là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
Bộ máy hành chính bao gồm rất nhiều các cơ quan từ Trung ương đến địa phương
Mỗi hoạt động trong mỗi lĩnh vực sẽ cho ra đời một thủ tục hành chính khác nhau tùy vào nội dung công việc cần giải quyết
Đối tượng phục vụ là những công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang sinh sống làm việc tại Việt Nam
Nền hành chính Nhà nước là nền hành chính phục vụ, làm dịch vụ xã hội, quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Phương tiện để phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hành chính trên thực tế rất đa dạng, linh hoạt. Các công nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể đến trực tiếp tại cơ quan hành chính để thực hiện thủ tục hoặc có thể thực hiện online tùy vào từng công việc
Ảnh hưởng, chịu tác động của các thủ tục hành chính của quốc tế trong thời buổi mở cửa, hội nhập.
2.1.4. Thủ tục hành chính có tính năng động
Xã hội phát triển không ngừng, con người luôn vận động, như cầu đòi hỏi không ngừng gia tăng
Thủ tục hành chính luôn có sự thay đổi để thích nghi với xu hướng mới của xã hội
Thủ tục hành chính cần bổ sung, sửa đổi để đáp ứng thực tế khách quan, tính tiến bộ, thiết thực phục vụ đời sống. Bên cạnh đó thì những thủ tục rườm rà không cần thiết vì thiết tính khả thi, lạc hậu nên được loại bỏ
Thủ tục hành chính chỉ phù hợp trong một giai đoạn lịch sử nhất định vì thế nếu không linh hoạt mang tính phù hợp lâu dài thì thủ tục hành chính sẽ không phát huy được vai trò tích cực của mình mà ngược lại nó sẽ làm cản trở sự tiến lên của xã hội.
2.2. Vai trò của thủ tục hành chính
Thông qua thủ tục hành chính các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi của mình đồng thời các cơ quan hành chính cũng thực hiện được chức năng và nhiệm vụ dễ dàng hơn. Với thủ tục hành chính:
Công được giải quyết đúng pháp luật, giải đáp thắc mắc khiếu nại của người dân một cách công tư nhất
Công việc được giải quyết trong thời gian ngắn nhất do đã có một quy trình cụ thể được thiết lập từ trước đó nên để giải quyết vấn đề theo thủ tục hành chính là rất nhanh gọn đáp ứng kịp thời các vấn đề cho người dân
Công việc đó được giải quyết trong một không gian hẹp nhất. Với từng trường hợp nhất định, thủ tục hành chính có những giấy tờ cần thiết nhất được quy định tại một nơi hoặc hai nơi làm sao để hạn chế nhất có thể khoảng không gian di chuyển.
Công việc được giải quyết một cách thoải mái, hài hòa, thuận lợi và hợp lý nhất. Vì thủ tục mang tính pháp luật vì vậy mọi vấn đề, khiếu nại hay tranh chấp… đều được giải quyết qua thủ tục theo đúng quy định của pháp luật
Ngoài ra thủ tục hành chính còn giúp các cơ quan hành chính quản lý công việc, giải quyết công việc nhanh nhất. Bên cạnh đó còn là bằng chứng chứng minh nhưng vấn đề mà cá nhân, tổ chức đã làm tránh những rắc rối đáng tiếc xảy ra.
2.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính mang một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Thủ tục hành chính còn đảm bảo cho các quy định nội dung của Luật hành chính được thực hiện nghiêm chỉnh.
Dưới đây là một số ý nghĩa của thủ tục hành chính:
- Đảm bảo cho việc thi hành các quyết định hành chính được thống nhất
- Làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và công dân
- Góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu
- Thủ tục hành chính biểu hiện trình độ văn hóa giao tiếp, văn hóa điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính
- Thủ tục hành chính khi được tạo lập một cách hợp lý sẽ tạo khả năng mang lại kết quả thiết thực trong việc thực hiện các quyết định quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cho hoạt động quản lý Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế, xã hội.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính
3.1. Nhiệm vụ của Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính
Theo nghị định 61/2018/NĐ-CP về nhiệm vụ của bộ phận một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính có quy định:
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính cho công dân có nhu cầu,
- Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
- Thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.
Xem thêm: Việc làm hành chính - văn phòng
3.2. Quyền hạn của bộ phận một cửa
Lấy thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính từ các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Có quyền từ chối tiếp nhận những hồ sơ chưa đúng quy định hoặc còn thiếu sót, chủ động giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng giấy tờ và quy trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó phải yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về việc tiếp nhận thủ tục cùng với tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; Nếu đến hoặc quá thời hạn mà thủ tục vẫn chưa được giải quyết thì Bộ phận có nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị liên quan nhanh chóng xử lý hồ sơ
Với các cán bộ, công chức, viên chức được các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa thì Bộ phận phải tích cực theo dõi, đánh giá về việc có thực hiện đúng quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan và chấp hành thời gian lao động.
Thực hiện công việc đúng thời hạn, không làm cản trở công việc của tổ chức, cá nhân; cùng với đó là phối hợp với các tổ chức thông tin, phổ biến về các quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đề suất tới đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ cùng với đó là đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điển tử với cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng hệ thống.
Tất các các cán bộ công chức phải tuân thủ đúng quy định trên đây, nếu không sẽ bị cá nhân, tổ chức khiếu nạn về hành vi sai trái và bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
Qua bài viết ngắn gọn trên, viecday365.com hy vọng sẽ giúp bạn đọc phần nào đó trả lời được câu hỏi đặt ra thủ tục là gì? Và những câu hỏi liên quan khác. Mong rằng các bạn sẽ áp dụng được những thông tin trên khi đi làm thủ tục hành chính để có kết quả nhanh chóng và hiệu quả.