[Giải mã thuật ngữ] SSL là gì và những thông tin liên quan
Tác giả: Trương Thanh Thanh 29-05-2024
SSL là thuật ngữ không còn xa lạ với những ai làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin khi đối với các website hiện nay, nó là một thứ không thể thiếu để đảm bảo tính ổn định của trang web. Vậy SSL là gì? Tại sao nên sử dụng SSL thay vì những chứng chỉ số khác? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tổng quan thông tin về chứng chỉ số SSL
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin chính về SSL nhé.
1.1. Giải mã: SSL là gì?
Kỷ nguyên 4.0 đã đem lại rất nhiều cơ hội, kiến thức mới đối với những ai đam mê công nghệ. SSL là chứng chỉ số không còn xa lạ với những ai học tập và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. SSL là từ viết tắt của cụm Secure Sockets Layer. Đây là lớp bảo mật được kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn trên toàn cầu, đặc biệt đảm bảo các hoạt động vận hành và kết nối của máy tính đến các website trên internet.
Song hành với những cơ hội khi mạng internet và các công cụ công nghệ thông tin như mạng xã hội, website lưu trữ tri thức, báo mạng… ngày một phổ biến và được lan tỏa rộng rãi là những thách thức khi hệ thống bảo mật tại nhiều website không được đảm bảo. SSL đã ra đời và giảm thiểu những mối lo này, đem lại cho người dùng trải nghiệm truy cập website an toàn và riêng tư nhất.
1.2. Tổ chức nào phát hành chứng chỉ số SSL?
Thêm vào đó, chứng chỉ số này cũng giúp các website có được sự tín nhiệm từ người dùng khi giữ kín được các thông tin cá nhân, không để lộ các giao dịch, thao tác của người dùng trên web cho bên thứ ba. Để được cấp chứng chỉ SSL, chủ sở hữu website sẽ cần nhận được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và các công ty phân phối SSL. Mỗi một website sẽ chỉ sử dụng duy nhất 1 chứng chỉ SSL. Tiêu chuẩn bảo mật này đã và đang được áp dụng cho hàng triệu website trên internet không chỉ ở Việt Nam mà còn ở toàn thế giới.
Để làm quen với chứng chỉ SSL, trước tiên chúng ta cần biết đến khái niệm CA - Certificate Authority. Đây là tổ chức được cấp phép ban hành và chứng thực các loại chứng chỉ số phục vụ nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và người dùng cá nhân. Tổ chức này sẽ đóng vai trò xác minh năng lực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa ra đánh giá và kết luận ban hành chứng chỉ số SSL hay không.
Xem thêm: Tìm hiểu về lỗ hổng bảo mật và những cách giảm thiểu lỗ hổng
2. Phân loại chứng chỉ số SSL theo phạm vi hoạt động
Hiện nay, chứng chỉ số SSL được phân loại như sau:
2.1. Loại chứng chỉ số SSL phục vụ nhu cầu sử dụng chung
DV-SSL - Domain Validated SSL: đây là loại chứng chỉ số phục vụ cho khách hàng cá nhân có nhu cầu xây dựng website riêng với mức giá thành hợp lý. Loại SSL này khá được ưa chuộng không chỉ ở mức giá phải chăng mà thời gian và thủ tục đăng ký đều nhanh chóng, đơn giản.
OV-SSL - Organization Validation SSL: đây là loại chứng chỉ phục vụ cho các tổ chức nói chung (tổ chức phi chính phủ, tổ chức cứu trợ động vật, tổ chức từ thiện…) hoặc các doanh nghiệp đã có thâm niên và uy tín hoạt động trên thị trường. Để đăng ký chứng chỉ số này tổ chức phải xác minh quyền sở hữu và tình trạng hoạt động.
EV-SSL - Exented Validation SSL: loại chứng chỉ này được đánh giá có độ tin cậy cao nhất. Chỉ những tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động mới được cấp chứng chỉ này. Khi người dùng truy cập vào website của tổ chức, thanh địa chỉ trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá biểu thị tính tin cậy của website.
2.2. Loại chứng chỉ số SSL phục vụ các website đặc biệt
Wildcard SSL - Chứng chỉ số SSL sẽ phục vụ các website có những tên miền phụ phục vụ các mục đích khác nhau. Ví dụ: một doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm có tên web makeup.com có thể tạo thêm một tên miền phụ phục vụ mục đích nhận xét và đánh giá sản phẩm như review.makeup.com hoặc rate.makeup.com nhằm giúp người tiêu dùng có lựa chọn phù hợp nhất, tăng uy tín cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp này có thể chọn cài đặt Wildcard SSL để sử dụng không giới hạn các tên miền phụ ngay cả khi chỉ có 1 chứng chỉ SSL duy nhất.
UC/SAN SSL - Loại chứng chỉ số này được thiết kế riêng cho các ứng dụng giao tiếp và kết nối của hệ điều hành Microsoft.
3. Sự cần thiết của SSL trong hoạt động xây dựng và vận hành website
Có thể nói trong nền công nghệ thông tin hiện đại, SSL là chứng chỉ số không thể thiếu góp phần đem lại sự tin cậy cho bên cung cấp website cũng như sự an tâm trong truy cập đối với người dùng.
3.1. Tính bảo mật vượt trội của SSL
Hiện nay trong các giao dịch từ đăng ký thành viên nhận khuyến mãi của các trang web buôn bán, kinh doanh đến giao dịch buôn bán, trao đổi thông tin cá nhân đều tiềm tàng nguy cơ xuất hiện lỗ hổng bảo mật. Đặc biệt khi hoạt động giao dịch thương mại điện tử ngày một trở nên phổ biến hơn không chỉ trên các trang thương mại mà cả các website riêng của doanh nghiệp việc làm bảo mật thông tin người dùng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Hàng năm, theo thống kê có đơn hàng triệu trường hợp người dùng internet bị ăn cắp dữ liệu phục vụ mục đích xấu, sử dụng dữ liệu cho các hoạt động giả danh tính, vay nợ tín dụng. SSL sẽ cung cấp giao thức https đem lại trải nghiệm truy cập an toàn hơn cho người dùng, hạn chế những tác động truy cập xâm nhập thông tin từ bên thứ ba và ngăn ngừa những trường hợp hacker tấn công trung gian thông qua đường truyền internet như wifi.
Theo những báo cáo từ Google, năm 2018 ứng dụng trình duyệt web Chrome đã quy định giao thức https là giao thức chuẩn đạt yêu cầu về bảo mật cho các website. Đối với những website chưa được cấp chứng chỉ số SSL khi người dùng truy cập sẽ hiện lên thông báo không an toàn gây ra sự thiếu tín nhiệm, đánh giá thấp và nhiều hệ lụy khác cho những tổ chức, doanh nghiệp.
Xem thêm: Cyber security là gì? Tầm quan trọng của Cyber security trong IT
3.2. Khả năng tối ưu hóa cao tốc độ truy cập của SSL
Một trong những lý do tại sao doanh nghiệp, tổ chức nên lựa chọn và cài đặt SSL để tăng tính xác thực cho website còn nằm ở việc công cụ này giúp website tối ưu hóa và tăng tốc độ truy cập. Người dùng sẽ được tiết kiệm thời gian hơn khi doanh nghiệp ứng dụng chứng chỉ số này trong các website trực thuộc.
Việc cài đặt SSL cho website cũng sẽ giúp website có thứ hạng cao hơn khi người dùng tìm kiếm, đem lại cảm giác an tâm cho khách hàng hay những ai muốn tìm hiểu về tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt, chứng chỉ số SSL có mức giá không hề đắt đỏ. Chỉ với hơn 200.000 đồng/ năm người dùng đã có thể mua và cài đặt gói chứng chỉ số này và nhận những ưu đãi cực lớn. Ngay cả gói SSL có mức giá cao nhất cũng chỉ gần 8.000.000 đồng/ năm. So với những lợi ích về bảo mật và tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, đây là mức giá vô cùng hợp lý ngay cả với những cá nhân muốn khởi nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều công cụ kiểm tra SSL trực tuyến, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và xác minh sau khi đăng ký dịch vụ SSL. Mong rằng với những chia sẻ của đội ngũ viecday365.com chúng tôi, các bạn đã được giải mã SSL là gì cũng như biết thêm về lợi ích của chứng chỉ số này. Bên cạnh chứng chỉ số SSL, viecday365.com cũng cung cấp rất nhiều bài viết khác về chủ đề công nghệ thông tin. Hãy theo dõi trang blog của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức mỗi ngày nhé.