Sở đoản là gì? Cách không để “sở đoản” cản bước sự nghiệp ứng viên

Tác giả: Cát Tường

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Sở trường, sở đoản thường được đề cấp và cần bạn cung cấp khi nào? Cách nhận diện sở trường và sở đoản ở bản thân là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời tuyệt vời nhất cho những thắc mắc trên. Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu nhé!

Việc làm

1. Sở trường sở đoản là gì? Những lý giải sẽ được bật mí 

1.1. Khái niệm sở trường là gì? 

Sở trường chính là điểm mạnh của bản thân tức là bất kỳ hành động, việc làm mà bản thân có thể làm thành thạo 

Sở trường chính là điểm mạnh của bản thân tức là bất kỳ hành động, việc làm mà bản thân có thể làm thành thạo sau một thời gian tập luyện hoặc cũng có thể do bẩm sinh có được. Vậy nên nếu sở trường có được do tập luyện có thể sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu không được rèn luyện thường xuyên. 

Một hành động, việc làm,… được gọi là sở trường của một người tính từ khi người đó thực hiện một cách điêu luyện, dễ dàng và nó như một bản năng. Trong quá trình hành động và thực hiện để sở trường của mình được mở rộng hơn, chuyên sâu hơn bạn phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện để lĩnh vực đó trong tương lai nở rộ hơn, hấp dẫn hơn chứ đừng để mai một theo thời gian. Nếu bạn có sẵn năng khiếu nào đó thì đây sẽ là tiền đề tốt để phát huy sở trưởng mạnh mẽ hơn. Và tất nhiên năng khiếu không phải là sở trường. Nó chỉ là một phần của sở trường, làm hoàn thiện sở trường vì thế sở trường chưa chắc là năng khiếu.  

1.2. Nghĩa của sở đoản là gì?

Sở đoản lại là điểm yếu, điểm kém và điểm không tốt của bản thân

Ngược lại với sở trường, sở đoản lại là điểm yếu, điểm kém và điểm không tốt của bản thân. Sở đoản tồn tại trong mỗi cá nhân như một điều tất yếu để cân bằng các hoạt động trong xã hội. Sự tồn tại của sở đoản gây ra cho con người nỗi lo sợ khi chẳng may một lúc nào đó sẽ gặp phải những trường hợp có liên quan khiến bạn khó khăn để vượt qua nó. 

Sở đoản không mang tính cố định và nó có thể thay đổi nếu bạn biết cách vượt qua giới hạn của bản thân. Có những sở đoản có thể khắc phục nhưng cũng có sở đoản khó có thể khắc phục được với nguyên nhân chủ yếu là từ chính bản thân của mỗi người. Nếu bạn ngại đối mặt với khó khăn, không đủ can đảm để bước qua nỗi sợ hãi hay rào cản “sở đoản” của bạn là quá cao hoặc điều kiện không cho phép để bạn khắc phục thì bạn phải chấp nhận sống với nó cả đời và tất nhiên phải luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt với nó bất cứ lúc nào. 

Song, trên thực tế sở đoản đối với một số người lại chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn mang tính bộc phát nhất thời. Chẳng hạn đó là lần đầu tiên bạn thực hiện một hành động nào đó nhưng sau một thời gian được tiếp xúc thường xuyên hơn, các bước thực hiện quen thuộc hơn thì sở đoản của bạn đã có thể sẽ được khắc phục. Chính vì vậy, sở đoản có tuổi đời dài hay ngắn phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân bạn. Nếu bạn kiên trì, phấn đấu thì biết đâu sở đoản hiện tại lại chính là sở trường trong tương lai. Không có gì là không thể! 

1.3. Điểm khác nhau giữa sở trường và sở đoản là gì? 

Sở trường và sở đoản là hai phương diện đối lập nhau

Sở trường và sở đoản là hai phương diện đối lập nhau. Nếu sở trường mang lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này thì đối với lĩnh vực khác sở đoản lại cướp đi của bạn biết bao sự may mắn. Trong khi sở trường là điểm mạnh, điểm tốt của bản thân, luôn được ưu ái để phô ra bên ngoài và mong muốn được thực hiện để mang đến những tác động tích cực tới công việc, học tập hay bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống thuộc phạm vi sở trường của bạn thì sở đoản lại là điểm yếu, điểm hạn chế mà con người luôn muốn giấu đi và hạn chế tối đa những trường hợp liên quan đến điểm yếu của bạn. Chẳng hạn sở đoản của bạn là không biết cách giao tiếp vì thế công việc bạn lựa chọn chắc chắn sẽ không yêu cầu bạn phải giao tiếp thường xuyên như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng hay nhân viên bán hàng,…

Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Sở trường và sở đoản được nhận biết như thế nào? 

Sở trường và sở đoản được nhận biết như thế nào? 

Bạn sẽ gặp khó khăn với sở đoản trong trường hợp bạn là một ứng viên tham gia phỏng vấn rồi nhận câu hỏi “bạn hãy cho biết sở trường sở đoản của bạn là gì?”. Rất nhiều ứng viên không biết sở trường, sở đoản của mình là gì dẫn đến không biết cách trả lời nhà tuyển dụng ra sao. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cho bạn một điểm trừ mặc dù bạn có kiến thức mà kỹ năng làm việc. Vậy làm thế nào để nhận biết và xác định được đúng sở trường, sở đoản của bản thân? 

- Tham khảo những lời nhận xét của người thân, bạn bè và bạn sẽ nhận về được câu trả lời ứng ý nhất. Xung quanh bạn có rất nhiều người sẵn sàng hỗ trợ bạn đó có thể là bố mẹ, anh chị em trong gia đình, thầy cô, bạn bè hay cả đồng nghiệp cũ,… những người bạn đã tiếp xúc một thời gian đủ để họ hiểu được một phần nó đó con người bạn. 

- Làm những bài test về sở trường, sở đoản trên Internet: Hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cụ thể là lĩnh vực công nghệ thông tin trên mạng Internet đã có vô số phần mềm, ứng dụng phục vụ những mục đích khác nhau của con người trong đó không hề thiếu các bài test giúp bạn khám phá và hiểu bạn thân mình hơn từ đó giúp xác định sở trường, sở đoản của chính mình. 

- Tự mày mò khám khám phá bản thân: Bạn có thể tham khảo lời nhận xét của người thân quen cũng có thể thông qua công nghệ nhưng quan trọng nhất vẫn là do bản thân chủ động xác định được đâu là mới chính là sở trường, sở đoản của bản thân. Bởi không phải lời nhận xét nào của người khác cũng đúng về bạn và công nghệ cũng vậy, nó chỉ cho bạn kết quả chung chung nhất cho một nhóm người.Vậy làm sao để bạn tự phát hiện sở trường, sở đoản của mình? 

+ Tự đặt câu hỏi và trả lời: Chẳng hạn bạn có thể tự trả lời một số câu hỏi đơn giản như: Mình thích làm gì? Mình không thích làm gì? Công việc nào và môi trường làm việc như thế nào mới có thể giúp mình không mệt mỏi, không chán trường suốt 8 giờ đồng hồ?...

+ Tự đánh giá và nhận xét bản thân sau mỗi lần làm việc: Cuối ngày hãy tổng kết lại những việc mình đã làm hôm nay để bắt đầu nhận xét về bản thân mình. Với việc học tập, hôm nay đến trường bạn đã tiếp thu được những gì? Kết quả làm bài kiểm tra hôm nay như thế nào? Giáo viên nhân xét về bản thân ra sao?... Còn khi bạn là một nhân viên văn phòng, cuối ngày tổng kết công việc đã làm đủ KPI hay chưa? Những vấn đề nào trong công việc còn vướng mắc và gặp khó khăn gì khi giải quyết chúng?.... 

+ Thử sức ở nhiều lĩnh vực hoặc đơn giản là thực hiện nhiều hoạt động để biết bản thân mình còn yếu thế ở đâu? Làm kém ở lĩnh vực nào?.... Những người bạn gặp ở lĩnh vực đó cũng sẽ là một tác nhân giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn, nhận xét của họ với bạn sẽ khách quan hơn. 

Ví dụ về sở trường: chơi đàn violon, hát hay, có khả năng thuyết phục người khác, học ngôn ngữ, múa và nhảy,… 

Ví dụ về sở đoản: kỹ năng tin học kém, không biết nấu ăn, nóng tính, hấp tấp, bảo thủ,… 

Việc làm chăm sóc khách hàng

3. Sự ảnh hưởng của sở trường, sở đoản trong phỏng vấn 

3.1. Sở trường sở đoản đối với nhà tuyển dụng 

Biết sở trường sở đoản giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về ứng viên của mình 

Trong quá trình phỏng vấn ứng viên, câu hỏi liên quan đến sở trường, sở đoản là không thể thiếu bên cạnh những câu hỏi về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc,… Đây là cách để họ hiểu hơn về ứng viên của mình cũng như để đánh giá chọn lọc ứng viên đạt tiêu chuẩn tuyển dụng cao nhất. Thông qua câu trả lời về sở trường, nhà tuyển dụng sẽ biết ứng viên thích hợp hơn với công việc nào và ngược lại với sở đoản sẽ giúp họ loại được những ứng viên không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng để có kết quả cuối cùng bổ sung vào nguồn nhân lực của công ty chất lượng nhất. 

Chính vì vậy, việc tìm hiểu về sở trường và sở đoản của ứng viên luôn rất được các nhà tuyển dụng quan tâm đặc biệt với các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn lớn, tính chất công việc phức tạp đòi hỏi ứng viên phải vừa có trình độ, kỹ năng mới có thể đáp ứng được tốc độ phát triển của công ty. Do đó, trong một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, ứng viên thường sẽ phải tham gia làm một bài test về EQ (chỉ số cảm xúc) và một bài test về bản thân. Việc này giúp nhà tuyển dụng có lựa chọn nhân sự chính xác nhất cho doanh nghiệp của mình.  

3.2. Sở trường sở đoản đối với ứng viên 

Sở trường sở đoản đối với ứng viên 

Đã bao giờ đi phỏng vấn bạn nhận được câu hỏi liên quan tới sở trường, sở đoản của mình hay chưa? Thật may nếu bạn đã có kinh nghiệm trả lời sở trường, sở đoản với nhà tuyển dụng nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng lo lắng bởi đã có viecday365.com giúp bạn. 

Thông thường câu hỏi về sở trường, sở đoản ứng viên thường nhận được vào cuối buổi phỏng vấn và không ít ứng viên dù đã suôn sẻ vượt qua chướng ngại vật trước đó nhưng lại bất chợt tụt dốc trước câu hỏi này. Đây là một trong những câu hỏi ảnh hưởng tới quyết định loại hay tuyển dụng nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Nếu sở đoản của bạn gây ảnh hưởng tới công việc làm cản trở sự phát triển của cả một chuỗi hoạt động, các nhà tuyển dụng sẽ không tiếc tay loại bạn ngay trong buổi phỏng vấn nhưng nếu sở trường của bạn lấn át sở đoản thì cơ hội với bạn vẫn còn đó. 

Việc làm bán hàng

4. Cách trả lời câu hỏi “sở đoản của bản thân là gì?” ăn điểm với nhà tuyển dụng 

Cách trả lời câu hỏi “sở đoản của bản thân là gì?” ăn điểm với nhà tuyển dụng 

Khó khăn để trả lời câu hỏi “sở đoản của bạn thân là gì?” sẽ được khắc phục nếu bạn áp dụng những gợi ý dưới đây: 

- Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi bước vào buổi phỏng vấn 

- Liệt kê sẵn những sở trường và một số ít sở đoản của bản thân sau khi đã biết cách nhận biết sở trường, sở đoản. Lưu ý trước khi liệt kê hãy tìm hiểu thật kỹ yêu cầu công việc để sở trường được nêu ra phù hợp với tính chất công việc đồng thời một vài sở đoản kia cũng không làm ảnh hưởng nhiều tới công việc nhé! 

- Nhấn mạnh và nêu chi tiết hơn về sở trường còn sở đoản chỉ cần nêu đại khai. Tốt nhất hãy để sở trường lấn át hết sở đoản của bạn. 

- Khi trả lời sở trường, sở đoản hãy lấy ví dụ cụ thể để thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu lấy ví dụ về sở đoản hãy kèm theo cả sở trường chẳng hạn: Bạn mất thời gian để hoàn thành một bài báo nhưng chất lượng bài báo lại được đánh giá cao và nhận được nhiều lời khen từ độc giả,… 

- Thái độ tự tin, bình tĩnh khi nêu ra sở đoản của bản thân là cần thiết. Nhà tuyển dụng sẽ hiểu một quy luật “sở trường và sở đoản luôn tồn tại song hành” bởi con người sinh ra không ai là hoàn hảo, mỗi người lại có điểm mạnh, điểm yếu riêng điều quan trọng là bạn biết cách lựa chọn để phát huy điểm mạnh của mình. Nhà tuyển dụng có thể sẽ chấp nhận bạn nếu bạn là người trung thực, thẳng thắn chấp nhận và thừa nhận sở đoản của bản thân để khắc phục nó. Từ đó, với một ứng viên như bạn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn ở một phương diện khác tốt hơn, năng cao cơ hội trúng tuyển hơn so với những ứng viên khác. 

Hy vọng bài viết trên không chỉ giúp độc giả giải thích từ sở đoản là gì mà còn nhiều hơn thế những nội dung bổ ích hỗ trợ ứng viên khi tham gia phỏng vấn. Mong rằng với cách nhận biết sở trường, sở đoản cũng như gợi ý cách trả lời phỏng vấn như trên ứng viên có thể tự tin đối mặt với nhà tuyển dụng trong mọi hoàn cảnh để không đánh mất cơ hội việc làm của chính mình. Chúc các bạn vượt qua buổi phỏng vấn suôn sẻ!