Profit margin là gì? Hiểu được biên lợi nhuận và cách tính chuẩn

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 18-05-2024

Profit margin là gì là một yếu tố đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay đặc biệt có sự chú ý rất lớn tới một doanh nghiệp. Vì profit margin đánh giá được khả năng hoạt động của một doanh nghiệp ra sao trong thực tế. Vậy nên để hiểu được rõ hơn về profit margin cùng các loại profit margin thì chúng ta cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

1. Vậy bạn biết về Profit Margin là gì chưa? 

Vậy bạn biết về Profit Margin là gì chưa? 

Profit Margin được hiểu theo nghĩa Việt tức là biên lợi nhuận hay là tỷ suất lợi nhuận ròng hoặc là lợi nhuận ròng. Thuật ngữ chỉ về mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm đối với chi phí sản xuất cộng thêm với mức chi phí tiêu thụ của nó. 

Mức lãi gộp của một doanh nghiệp sẽ còn phụ thuộc vào chính thặng số tính bằng % của chi phí xác định giá bán thực tế. Hơn nữa mức lãi gộp này còn được biểu thị bằng tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu đạt được. Về chỉ số biên sẽ cho biết mỗi đồng doanh thu về sẽ tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cũng như dùng chỉ số biên để tiến hành so sánh các công ty cùng ngành. Tất nhiên rằng công ty nào có tỷ số biên cao hơn thì công ty đó làm ăn lãi hơn và có thể kiểm soát được chi phí hiệu quả hơn đối thủ của mình.

Xem thêm: Việc làm thực tập sinh tài chính

2. Ý nghĩa trong kinh doanh của Profit Margin là gì? 

Ý nghĩa trong kinh doanh của Profit Margin là gì? 

Có thể thấy đơn giản rằng Profit Margin thường được dùng để so sánh về nội bộ và khó có thể đem so sánh được chính xác các tỷ lệ lợi nhuận ròng của thực thể khác nhau. Vì chính việc sắp xếp các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cá nhân sẽ thay đổi nhiều hơn do mức chi tiêu thực thể tồn tại là không giống nhau. Vậy nên để áp dụng Profit Margin so sánh giữa các công ty sẽ không mang nhiều ý nghĩa. 

Tuy nhiên, đối với nội bộ thì việc so sánh lại hiệu quả hơn rất nhiều và khi cùng ngành. Giúp đánh giá được doanh nghiệp có lợi nhuận hay không? Lợi nhuận nhận được có đủ để đáp ứng được về yêu cầu kinh doanh và bạn có nên tái đầu tư một phần để phát triển doanh nghiệp. Nếu gạt bỏ về phần vốn đầu tư đó liệu rằng lợi nhuận còn lại có đủ đáp ứng nhu cầu? 

Bên cạnh đó, thông qua Profit Margin doanh nghiệp còn có thể xác định được chỗ đứng cho chính mình. Một khi làm hồ sơ vay ngân hàng sẽ biết bạn có mức biên mong muốn dành cho kích cỡ và loại hình doanh nghiệp. Vì nếu công ty lớn hơn  bạn có thể dựa qua đó để nghiên cứu và áp dụng so sánh biên. 

Tất nhiên nếu biên lợi nhuận thấp thì sự an toàn là không cao

Tất nhiên nếu biên lợi nhuận thấp thì sự an toàn là không cao và rủi ro lúc này sẽ phụ thuộc vào doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận từ đó cùng giảm và doanh  nghiệp bị thua lỗ. Hay cạnh đó Profit Margin còn được xem như là một chỉ tiêu về chiến lược định giá và mức độ kiểm soát chi phí của công ty. Biên lợi nhuận này có sự thay đổi sẽ thể hiện về mức độ cạnh tranh cao hơn và có sự kết hợp sản phẩm khác nhau. 

Ví dụ thực tế như: 

+ Nhà đầu tư kiếm được 100 USD doanh thu sẽ mất 10 USD chi phí và sau khi trừ các phí thì nhà đầu tư còn lại 90 USD. Vậy có nghĩa là 90% là lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ 10 USD mà nhà đầu tư bỏ ra.

+ Nhà đầu tư kiếm được 100 USD doanh thu sẽ mất 50 USD chi phí và sau khi trừ các phí thì nhà đầu tư còn lại 50 USD. Vậy có nghĩa là 50% là lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ 50 USD mà nhà đầu tư bỏ ra.

+ Nhà đầu tư kiếm được 100 USD doanh thu sẽ mất 90 USD chi phí và sau khi trừ các phí thì nhà đầu tư còn lại 10 USD. Vậy có nghĩa là 10% là lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ 90 USD mà nhà đầu tư bỏ ra.   

Việc làm tài chính

3. Vậy Profit Margin sẽ có những loại nào và cách tính

Theo như hiện nay trên thị trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp thì Profit Margin  sẽ được chia thành 3 loại đó là tỷ suất biên lợi nhuận gộp cùng với hệ số biên lợi nhuận hoạt động và hệ số biên lợi nhuận ròng. Mỗi một loại biên sẽ được thể hiện cụ thể và phân biệt riêng biệt và thông tin dưới đây cũng sẽ giúp bạn trả lời được về gross profit margin là gì và net profit margin là gì?

3.1. Gross profit margin - Thể hiện về Biên lợi nhuận gộp 

Gross profit margin - Thể hiện về Biên lợi nhuận gộp 

Đối với biên lợi nhuận gộp này sẽ cho chúng ta thấy được về lợi nhuận của một công ty thu được từ chi phí bán hàng hay giá vốn bán hàng ẩ sao. Hoặc hiểu đơn giản hơn thì tỷ số sẽ cho thấy được hiệu suất về việc sử dụng lao động và vật tư trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 

Công thức áp dụng tính về biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu - Giá vốn bán hàng)/ Doanh thu 

Ví dụ như công ty A doanh thu về là 1 triệu USD, tổng chi phí dành cho lao động và nguyên vật liệu là 600.000 USD thì biên lợi nhuận gộp sẽ = 1 triệu USD trừ đi 600.000 USD/ 1 triệu USD = 40%. 

Như vậy có thể thấy được một công ty khi có được biên lợi nhuận cao thì sẽ để dư được chi phí nhiều hơn và có thể chi thêm cho các hoạt động kinh doanh khác. Điển hình như hỗ trợ về nghiên cứu, phát triển về sản phẩm hay là tiếp thị sản phẩm vậy. 

Do đó các doanh nghiệp sẽ luôn cần coi chừng về biên lợi nhuận đặc biệt là khi có sự đi xuống và giảm dần qua thời gian bởi đó là dấu hiệu thể hiện cho vấn để trong tương lai. Hoặc trường hợp tỷ lệ nghịch khi chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng nhanh cũng sẽ làm biên lợi nhuận gộp giảm và công ty cần đẩy được chi phí này sang khách hàng. 

3.2. Operating profit margin - Biên lợi nhuận hoạt động

Operating profit margin - Biên lợi nhuận hoạt động

Thông qua việc so sánh về các khoản thu nhập trước lãi vay và thuế  cùng với mức doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp sẽ chỉ ra được về mức độ thành công trong vấn đề quản lý. Đặc biệt và việc tạo ra điều đó từ hoạt động kinh doanh thì đó chính là biên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. 

Công thức tính về biên lợi nhuận hoạt động sẽ là: 

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (là lợi nhuận trước thuế)/ Doanh thu

3.3. Net profit margin - Thể hiện về Biên lợi nhuận ròng 

Net profit margin - Thể hiện về Biên lợi nhuận ròng 

Đối với biên lợi nhuận ròng sẽ là việc phản ánh khoản thu nhập sau lợi nhuận thuế của một doanh nghiệp so với doanh thu đạt được. Một chỉ số tốt nhất để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó ra sao được thể hiện về phần trăm. Tất nhiên số phần trăm này càng cao thì công ty càng có lãi còn nếu tỷ lệ biên thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề cản trở về tiềm năng lợi nhuận. Thể hiện rõ rất có lẽ là thông qua các khoản chi phí không cần thiết, năng suất đạt được hay vấn đề quản lý,...

Công thức sử dụng để tính về biên lợi nhuận ròng: 

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu

Ví dụ như: Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 100 tỷ VNĐ và doanh thu là 100 tỷ VNĐ thì hệ số biên lợi nhuận ròng sẽ = 100 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 10%. 

Sự ổn định của hệ số biên ròng giữa các ngành sẽ luôn có sự phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế xảy ra do đó các doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận ròng cao hơn khi có sự quản lý tốt. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ luôn cần cân đo về nguồn vốn của mình sao cho hiệu quả hơn trong vấn đề phát triển kinh doanh. 

Việc biên lợi nhuận ròng giảm có thể là do mức tăng về lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với mức doanh thu tăng trưởng. Cũng như cạnh đó, cũng có nhiều lý do khác liên quan đến thuế nảy sinh tạo nên sự bất cập như việc đóng thuế sau một năm miễn giảm. Đó chính là yếu tố hệ số lợi nhuận ròng giảm mạnh và cần tới biện pháp cân bằng. 

Việc làm tài chính tại hà nội

4. Xem xét Profit Margin giúp nhà đầu tư có cái nhìn phát triển sâu hơn

Xem xét Profit Margin giúp nhà đầu tư có cái nhìn phát triển sâu hơn

Thu nhập ròng sẽ luôn là vấn đề đều tiên mà một nhà đầu tư cần có sự xem xét đối với một doanh nghiệp khi co ý định đổ tiền đầu tư và muốn tính toán về việc sinh lời. Đặc biệt khi chỉ thông qua con số thu nhập này đã có thể tính được lợi nhuận kiếm được là bao nhiêu. 

Có thể thấy được đây là một yếu tố rất tuyệt vời khi nhận thấy được công dụng từ thu nhập ròng. Nhưng thực tế thì đó lại không phải là yếu tố duy nhất thể hiện cho sự phát triển của một công ty nào đó và khi bạn là nhà đầu tư đó sẽ là điều sai lầm hơn vì việc căn cứ 1 yếu tố. 

Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới biên lợi nhuận thể hiện cho hiệu suất quản lý, nhưng profit margin cũng sẽ chỉ đo lường phần nào đó về số tiền mà công ty kiếm được từ tổng doanh thu và doanh số đạt được. Bởi vậy cũng không thể mang về các yếu tố giá trị để so sánh được vì tất cả sẽ có giá trị tuyệt đối biểu thị riêng. 

Ngoài ra cũng sẽ có những lưu ý mà bạn cần chú ý tới chính profit margin khi áp dụng và tìm hiểu. 

+ Profit Margin chỉ cho biết về lợi nhuận nhận được từ sản xuất thêm của một đơn vị sản phẩm chứ không phải là lợi nhuận chung. Vậy nên nếu công ty ngừng sản xuất tại một thời điểm mà khi hoạt động sản xuất thêm một đơn vị mới sẽ bắt đầu làm giảm về lợi nhuận ròng. 

Ngoài ra cũng sẽ có những lưu ý mà bạn cần chú ý tới

+ Chi phí biên sẽ có các biến đóng góp như: lao động, chi phí về vật tư và nguyên liệu, lãi vay khi phát sinh và mức thuế. 

+ Về chi phí cố định hoặc chi phí chìm sẽ không nên đưa vào để tính toán Profit Margin vì chi phí tính một lần này sẽ không làm thay đổi về lợi nhuận khi sản xuất thêm sản phẩm. 

+ Có rất nhiều công ty hoạt động để tối đa hóa về lợi nhuận biên và để mức lợi nhuận bằng 0. 

+ Độ cạnh tranh thị trường hoàn hảo do tiếp cận về kỹ thuật, môi trường về pháp lý hay độ trễ, sự bất cân xứng của mọi thông tin còn ít vậy nên việc các công ty đôi khi không thể xác định được chi phí Profit Margin cùng doanh thu biên mà phải cần tới sự ước tính tương lai. 

+ Cạnh đó cũng có rất nhiều công ty hoạt động theo mức công suất tối đa dẫn tới việc đẩy mạnh cho sản xuất và nhu cầu gia tăng đột biến chứ không phải là sự gián đoạn hay gặp vấn đề về kinh doanh như biên lợi nhuận cho thấy. 

Như vậy có thể tựu chung lại rằng Profit Margin sẽ không hẳn là áp dụng tuyệt đối cho mọi trường hợp tuy nhiên thông qua chỉ số lợi nhuận biên này thì các nhà đầu tư cũng có sự lựa chọn tốt hơn. Vậy nên sự cân nhắc sẽ luôn được ưu tiên cho vấn đề kinh doanh sản xuất hàng hóa. 

Hy vọng bài viết từ viecday365.com hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn về Profit Margin là gì? Đâu là các loại chi phí Profit Margin hiện nay được sử dụng để có thể đưa ra sự chọn lựa tốt nhất để áp dụng.