Thị trường tài chính là gì? Kiến thức về thị trường tài chính

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 18-05-2024

Thị trường tài chính có ý nghĩa sống còn đối với sự vận hành ổn định của nền kinh tế một quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, nhà đầu tư và các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách sử dụng thị trường tài chính nhằm phát triển kinh doanh và thúc đẩy việc gia tăng lợi nhuận. Đọc những chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn bản chất thị trường tài chính là gì? Cũng như tất tần tật những khía cạnh có liên quan đến thị trường tài chính!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa thị trường tài chính là gì?

Trong thế giới kinh doanh, thuật ngữ thị trường tài chính thường được chúng ta nghe và bắt gặp rất nhiều. Trước hết, hãy định nghĩa về chúng một cách dễ hiểu và chính xác nhất.

1.1. Khái niệm và bản chất thị trường tài chính

Khái niệm và bản chất thị trường tài chính
Khái niệm và bản chất thị trường tài chính

Thị trường tài chính là một không gian mà trong không gian đó, diễn ra những phát sinh giao dịch về các sản phẩm tài chính, chẳng hạn như tiền tệ, cổ phiếu, phái sinh, trái phiếu,... Chúng có tác động lớn và vai trò rất quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực hạn chế của một thực thể kinh tế quốc gia. Chúng hoạt động như một trung gian thứ ba, nơi kết nối quan hệ giữa những nhà đầu tư và người gửi tiết kiệm bằng cách huy động vốn giữa họ.

Nói tóm lại, thị trường tài chính tạo ra một cơ sở để bên bán và bên mua gặp gỡ nhau, tiếp cận nhau nhằm giao dịch các loại sản phẩm, tài sản với mức giá được xác định bởi lực lượng cung và cầu.

Bản chất của thị trường tài chính là gì? Đơn giản nó giống như một thị trường bình thường. Lấy ví dụ như thị trường tài chính là một cái “chợ”, nếu chợ là nơi thường xuyên diễn ra việc trao đổi, lưu thông hàng hóa (rau củ quả, lúa gạo,...) thì thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán, tiền tệ, cổ phiếu,....

1.2. Điều kiện hình thành

Điều kiện hình thành
Điều kiện hình thành

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường chính là nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời và hình thành của thị trường tài chính. Nó là một kết quả tất yếu, xuất phát từ yêu cầu khách quan của các giá trị cung cầu trong một nền kinh tế phát triển. Điều kiện để thị trường tài chính có thể hình thành bao gồm:

Các giá trị tiền tệ ổn định và một thị trường hàng hóa phát triển.

Xem thêm: Việc làm tài chính

1.3. Các yếu tố bên trong thị trường tài chính

Các yếu tố bên trong thị trường tài chính
Các yếu tố bên trong thị trường tài chính

Thị trường tài chính được tạo thành và bao gồm ba yếu tố quan trọng bên trong. Đó là ba yếu tố sau:

Xem thêm: Tìm việc làm thực tập sinh tài chính

2. Chức năng, vai trò và cấu trúc thị trường tài chính

Chức năng, vai trò và cấu trúc của thị trường tài chính là gì?

2.1. Chức năng và vai trò của thị trường tài chính

Chức năng của thị trường tài chính
Chức năng của thị trường tài chính

Không thể xem nhẹ tầm quan trọng của thị trường tài chính đối với nền kinh tế quốc gia và cả thế giới. Chức năng của thị trường tài chính bao gồm các điểm chính như sau:

- Thị trường tài chính tạo điều kiện và cơ sở thuận lợi cho việc huy động các tài khoản tiết kiệm và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

- Thị trường tài chính giúp xác định giá của sản phẩm chứng khoán. Giá chứng khoán được cố định nhờ vào sự tương tác thường xuyên của các nhà đầu tư trên cơ sở cung và cầu của họ trên thị trường.

- Thị trường tài chính cung cấp tính thanh khoản cho các tài sản có thể giao dịch, thông qua quá trình tạo điều kiện cho việc trao đổi. Vì trên thực tế, các nhà đầu tư có thể chuyển sang tiền mặt bằng cách bán dễ dàng chứng khoán của họ.

- Thị trường tài chính giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của các bên tham gia. Bởi vì, họ sẽ không phải lãng phí nguồn lực để tìm người mua hoặc người bán chứng khoán có tính khả thi cao. Hơn nữa, chúng tiết kiệm chi phí bằng cách cung cấp các thông tin có liên quan và có giá trị đến chứng khoán được giao dịch ở thị trường tài chính.

vai trò của thị trường tài chính
Vai trò của thị trường tài chính

- Thông qua hình thức phát hành trái phiếu, thu hút vốn FDI, bán cổ phần,... ra nước ngoài. Thị trường tài chính sẽ là động lực thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế, thực hiện các chính sách mở cửa của Nhà nước. Ngoài ra, chúng cũng là cơ sở để đánh giá giá trị của các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp những thông tin tài chính.

- Thị trường tài chính có thể có hoặc cũng có thể không bắt buộc phải tồn tại một địa điểm thực. Điều này có nghĩa là, các giao dịch trao đổi giữa các bên mua bán cũng có thể được triển khai và diễn ra ở nền tảng internet trên các thiết bị cụ thể.

Vì tổng hòa rất nhiều chức năng trên, vai trò của thị trường tài chính trước hết, chính là việc cung cấp một không gian mà những chủ thể tham gia bên trong sẽ được đối xử một cách công bằng và bình đẳng, bất kể quy mô tài chính mà họ đang sở hữu. Bên cạnh đó, thị trường tài chính cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khả năng tiếp cận vốn nhanh, sử dụng hiệu quả. Và cuối cùng, thị trường tài chính giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp do sản sinh ra nhiều cơ hội việc làm.

2.2. Cấu trúc của thị trường tài chính

Cấu trúc của thị trường tài chính
Cấu trúc của thị trường tài chính

Thị trường tài chính được hình thành theo một cấu trúc bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Mặc dù vậy, có thể căn cứ vào cấu trúc bao gồm ba thành phần chính như sau:

- Thứ nhất là thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động: Hay hiểu một cách đơn giản chính là thời gian luân chuyển của các dòng vốn. Trong đó gồm có thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thị trường vốn là không gian diễn ra các giao dịch mua bán công cụ nợ dài hạn (trái phiếu, cổ phiếu). Trong khi thị trường tiền tệ là không gian mua bán những công cụ ngắn hạn.

- Thứ hai là sự luân chuyển các nguồn tài chính: Chúng bao gồm thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp. Thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên thì được gọi là thị trường sơ cấp. Tiếp đến, trong thị trường thứ cấp, giao dịch mua bán chứng khoán sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của nhà phát hành chứng khoán.

- Thứ ba là căn cứ pháp lý: Căn cứ pháp lý cũng là một trong những mảnh ghép tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về thị trường tài chính. Căn cứ pháp lý là cơ sở xác định các thị trường tài chính chính thức và thị trường tài chính không chính thức.

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các lưu ý cần biết khi đầu tư tài chính

3. Một số thị trường tài chính phổ biến

Một số thị trường tài chính phổ biến
Một số thị trường tài chính phổ biến

Như vậy, những nội dung trên đã bổ sung để hiểu rõ hơn về định nghĩa thị trường tài chính là gì? Thị trường tài chính quốc tế là gì? Vậy có bao nhiêu thị trường tài chính hiện nay? Trên thực tế, có rất nhiều thị trường tài chính khác nhau và mỗi quốc gia đều sở hữu có mình tối thiểu một thị trường tài chính. Dưới đây, viecday365.com thông tin đến bạn một số thị trường tài chính phổ biến tại Việt Nam.

Thị trường hàng hóa là không gian của các nhà đầu tư và các thương nhân mua bán tài nguyên thiên nhiên hoặc các dòng sản phẩm như vàng, bạc, thịt cá,... Vì giá cả của các giao dịch mua bán là không thể dự đoán, nên một thị trường cụ thể được tạo ra. Tuy nhiên, cũng có một thị trường hàng hóa kỳ hạn, mà trong đó, giá của các mặt hàng bán sẽ được đưa ra vào một thời điểm nhất định trong tương lai, và đã được xác định niêm yết giá vào ngày hôm nay.

Thị trường tài chính phái sinh là gì? Đó là một thị trường liên quan đến các công cụ phái sinh hoặc hợp đồng có giá trị thị trường của tài sản được giao dịch. Hợp đồng tương lai được đề cập ở thị trường hàng hóa chính là một ví dụ điển hình của thị trường tài chính phái sinh.

Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ

Là một thị trường có liên quan đến các ngân hàng trung ương và các địa phương, chú trọng các khoản vay ngắn hạn. Trong đó, để gia tăng tính thanh khoản, các ngân hàng tiến hành vay nợ nhau. Nếu không còn lựa chọn nào khác giữa các ngân hàng, thì ngân hàng trung ương hay ngân hàng Nhà nước sẽ là người cho vay cuối cùng.

Là một thị trường có các khoản vay dài hạn cho mục đích chủ yếu là mua các bất động sản. Người bán có thể giao dịch nợ trên các thị trường thế chấp thứ cấp. Thị trường bảo hiểm là nơi có các giao dịch phát sinh giữa bên có nhu cầu mua và bán các loại bảo hiểm khác nhau. Đó là một thị trường mà toàn bộ rủi ro sẽ được bảo vệ bằng cách nộp tiền bảo hiểm. Nhờ vào tiền nộp của bên có nhu cầu mua bảo hiểm, các công ty phát hành bảo hiểm sẽ có một lượng lớn số vốn để đầu tư vào các công cụ phái sinh, chứng khoán, trái phiếu,...

Thị trường chứng khoán là thị trường có các giao dịch cổ phần sở hữu của các doanh nghiệp. Mỗi cổ phiếu đi kèm với một mức giá, sau đó các nhà đầu tư sẽ kiếm lời bằng việc mua bán cổ phiếu tùy vào biến động chất lượng hoạt động của chúng trên thị trường. Thị trường chứng khoán tồn tại khá nhiều thách thức, trong đó rủi ro lớn nhất của các nhà đầu tư chính là tính dự báo của các biến động trong doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sai lầm. Dẫn đến những hậu quả không sinh lãi hoặc thậm chí là thất thoát hơn so với số tiền mua chứng khoán ban đầu.

Thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu

Trái phiếu là một sự bảo đảm mà trong đó, nhà đầu tư trong một khoảng thời gian xác định đã cho vay tiền với mức lãi suất được ấn định trước. Hiểu một cách đơn giản, trái phiếu chính là sự thỏa thuận về giá giữa hai bên cho vay và vay, bao gồm các khoản thanh toán và chi tiết các khoản vay trong nó. Các tập đoàn, Chính phủ, thành phố hay bất kỳ một chủ thể nào có thể tài trợ cho các dự án hoạt động đều có thể phát hành trái phiếu. Thị trường trái phiếu còn được gọi là thị trường tín dụng, thị trường nợ, thu nhập cố định,...

Đó là một thị trường mà trong đó, những chủ thể tham gia có thể tự do bán mua, giao dịch trao đổi và đầu cơ tích trữ tiền tệ. Thị trường ngoại hối hay đôi khi được gọi là thị trường Forex, là một trong những thị trường có tính thanh khoản cao nhất hiện tại. Bởi tiền mặt chính là tài sản có giá trị thanh khoản cao nhất. Forex có thể xử lý hơn 5 nghìn tỷ USD hàng ngày, lớn hơn với thị trường cổ phiếu và phái sinh cộng lại. Tương tự như OTC, thị trường ngoại hối cũng được phân cấp và bao gồm một mạng lưới nhà môi giới, máy tính khắp toàn cầu. Thị trường ngoại hối bao gồm các công ty thương mại, các ngân hàng, công ty đầu tư, quỹ đầu tư, nhà môi giới ngoại hối bán lẻ hay các nhà đầu tư,....

Nói tóm lại, thị trường tài chính là gì? Đó là bất kỳ một thị trường nào diễn ra các giao dịch chứng khoán. Có rất nhiều loại thị trường tài chính như tiền tệ, hàng hóa, ngoại hội, trái phiếu, phái sinh,... Thị trường tài chính chính là yếu tố then chốt đối với sự vận hành ổn định của nền kinh tế!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2219 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT