Học ngành Du lịch ra làm gì? Thông tin tuyển sinh ngành Du lịch

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 02-05-2024

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mang tính động lực thúc đẩy tiềm lực phát triển của nước ta. Sở hữu nhiều thế mạnh, có thể khẳng định, không ai ngoài Việt Nam là quốc gia có ngành Du lịch mạnh mẽ nhất. Đó cũng chính là lý do có rất nhiều người quan tâm và muốn cho con em của mình theo học chuyên ngành này. Để hiểu rõ hơn về Du lịch trong hệ thống giáo dục của nước ta được đào tạo ra sao? Ra trường có cơ hội cụ thể gì? Mời bạn đọc đón xem những chia sẻ sau đây của viecday365.com nhé!

Việc làm du lịch

1. Giới thiệu về ngành Du lịch

Nói Du lịch là chuyên ngành hấp dẫn nhất hiện nay quả thực không sai. Đa số các bạn trẻ ngày nay đều mang trong mình một sự đam mê về tự do, về dịch chuyển, về giao lưu văn hóa và học hỏi những thứ mới lạ. Đó là những gì mà một nghề trong ngành Du lịch có thể mang đến cho bạn.

1.1. Ngành du lịch là gì?

Trước hết, nói đến Du lịch là nói đến toàn bộ các hoạt động của con người khi tạm xa những bộn bề cuộc sống, tạm xa khu vực sinh sống hàng ngày để bước chân đến một vùng đất mới, có thể là trong nước, có thể là ngoài nước. Nhưng điểm chung khi nói về mục đích của hoạt động du lịch, đó chính là tính giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng và tham quan.

Từ lâu, Du lịch đã len lỏi vào hệ thống giáo dục của nước nhà, với sự tham gia của nhiều cơ sở giáo dục công lập và tư thục khắp cả nước. Điểm này đủ cho thấy sức hút và tầm quan trọng của ngành trong giảng dạy và đào tạo. Cũng tương tự như kinh tế, công nghiệp hay công nghệ,... Du lịch là một ngành học có phạm vi rất lớn, mang tính tổng hợp. Sinh viên thi vào ngành này có thể lựa chọn tiếp tục những phân ngành nhỏ khác. Mục tiêu chung của Du lịch trong giáo dục, chính là cung cấp và truyền tải hệ thống kiến thức cho sinh viên, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng liên quan đến mọi hoạt động trong du lịch.

Sinh viên Du lịch được tiếp cận và am hiểu những khía cạnh trong ngành này, kết hợp với các trải nghiệm mang tính ứng dụng thực tế, cùng với kỹ năng về con người. Để sau khi ra trường, có thể trở thành nguồn nhân lực cung cấp cho hệ thống nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch lữ hành, các cơ quan, ban ngành về hoạt động văn hóa du lịch,... Sinh viên Du lịch cần đảm bảo được trình độ nghiệp vụ của mình, để hướng đến mục tiêu chung là phục vụ nhu cầu tối đa của du khách trong nước và khẳng định dịch vụ du lịch của nước ta với các du khách quốc tế.

1.2. Ngành du lịch học những gì?

Nghe đến Du lịch, nhiều người còn khá mơ hồ, vì thấy chuyên ngành này đang chưa đề cập rõ ràng đến một phân nhóm cụ thể. Đó cũng chính là lý do có rất nhiều bạn trẻ hiện nay băn khoăn khi không biết học Du lịch là học những gì?

Như đã đề cập, Du lịch là ngành tổng hợp, nó có phạm vi rộng và bao hàm nhiều phân ngành khác. Mặc dù vậy, sự phân ngành rõ ràng còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như thiết kế chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục,... Tuy nhiên, khi nhắc đến chuyên ngành này, chúng ta không thể không nhắc đến những phân ngành luôn được tuyển sinh một cách rầm rộ như sau:

+ Nhóm ngành Quản trị khách sạn

+ Nhóm ngành Kinh doanh Du lịch

+ Nhóm ngành QT Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

+ Nhóm ngành Kỹ thuật/Khoa học/ Quản trị chế biến món ăn

+ Nhóm ngành Việt Nam học

+ Nhóm ngành QT Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống

Khi tham gia vào ngành học, các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức về lĩnh vực Du lịch từ cơ bản đến nâng cao. Được training các nghiệp vụ cơ bản trong ngành như: Hướng dẫn viên, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn,... Đặc biệt, được trang bị vốn ngoại ngữ bằng tiếng Anh, hoặc những ngoại ngữ thông dụng khác. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trau dồi hệ thống kỹ năng mềm phục vụ và hỗ trợ cho các công việc sau này, chẳng hạn như: kỹ năng tổ chức, giao tiếp, thuyết trình, ứng xử và giải quyết vấn đề.

Về cơ bản, bạn đọc có thể tham khảo chương trình đào tạo của sinh viên Du lịch như sau:

+ Khối kiến thức đại cương: Gồm các môn đại cương bắt buộc, học trong năm nhất và đầu năm 2. Chẳng hạn như: Những NLCB của CNMLN, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Đảng cộng sản, Pháp luật đại cương, Cơ sở văn hóa, Lịch sử văn minh, Phương pháp luận NCKH, tiếng Anh,...

+ Khối kiến thức cơ sở ngành: Bao gồm những học phần bắt buộc và tự chọn để cung cấp những kiến thức cơ bản đầu tiên cho sinh viên tiếp cận được những khía cạnh trong du lịch. Chẳng hạn như: Tổng quan du lịch, Kinh tế du lịch, Di tích và danh thắng Việt Nam, Văn hóa du lịch,...

+ Khối kiến thức chuyên ngành: Cung cấp kiến thức chuyên nghiệp cho sinh viên về các khía cạnh trong du lịch. Bao gồm: Tâm lý khách du lịch, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Hướng dẫn du lịch, Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, Thực hành hướng dẫn tại điểm, Kỹ năng hoạt náo trong du lịch,...

+ Khối kiến thức bổ trợ: Bao gồm các học phần cung cấp kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức bổ sung cho những hoạt động liên quan đến du lịch, chẳng hạn như: Lễ tân ngoại giao, Kỹ năng giao tiếp, Tổ chức sự kiện,...

+ Thực tế, thực tập và thực hiện báo cáo hoặc khóa luận tốt nghiệp.

2. Ngành Du lịch Việt Nam

Mỗi công dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng nhìn thấy được sự phát triển của Du lịch nước ta. Thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam vô vàn những sản phẩm mang tính tạo hóa, sở hữu thế mạnh “sông nước hữu tình”, “thủy mặc sơn ca”,... ở bất kỳ địa danh nào của Việt Nam, cũng tồn tại những yếu tố phát triển du lịch hết sức vững vàng. Cả hiện tại và trong tương lai, du lịch vẫn được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà, góp phần tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế, làm nhiệm vụ quảng bá thương hiệu Việt Nam về cả văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán và nhiều hơn thế nữa ra thế giới.

Chưa bao giờ, sinh viên Du lịch học xong lại có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp đến thế. Sự xuất hiện ngày càng đông đảo các công ty, doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ tham quan, giải trí, lữ hành,... hệ thống khách sạn nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, mạng lưới tổ chức dịch vụ vui chơi, giải trí, thư giãn,... Tất cả đều tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho những ai đang sở hữu các bằng cấp về ngành Du lịch trong tay. Mặc dù mỗi năm, lại có một khối lượng sinh viên Du lịch ra trường đông đảo, nhưng sự thực thì con số này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị. Vì vậy, dự báo ngành này vẫn còn thiếu hụt về lao động trong tương lai.

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng

3. Học ngành Du lịch ra làm gì?

Bây giờ, bạn có đang thắc mắc học Du lịch xong thì có thể làm được những công việc gì? Định hình rõ ràng con đường bạn đi sau khi tốt nghiệp ra trường, sẽ tiếp thêm cho bạn động lực để học tập và làm việc phải không nào. Một khẳng định chắc nịch, chính là cơ hội việc làm cho cử nhân Du lịch rất đa dạng và hấp dẫn sau khi ra trường, cùng khám phá danh sách các cơ hội ngay dưới đây!

3.1. Quản lý du lịch

Mặc dù không khó để nhận ra, đây là một lựa chọn nghề nghiệp còn khá xa đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, tìm hiểu về nó cũng là một cách giúp bạn đặt mục tiêu lớn hơn trong chặng đường phía trước. Quản lý du lịch là người giám sát, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá toàn bộ mọi hoạt động về du lịch trong các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan, đơn vị ban ngành về du lịch và văn hóa,...

Nhìn chung, công việc này đòi hỏi ở ứng viên một nền tảng chuyên môn vững chắc. Bên cạnh đó là sự am hiểu về thị trường du lịch, về diễn biến trong ngành, về mọi công tác quản lý, giám sát, xây dựng,... nhằm hướng đến việc đảm bảo các hoạt động du lịch trong tổ chức được diễn ra trơn tru và suôn sẻ.

3.2. Hướng dẫn viên du lịch

Chắc chắn rồi, đây là công việc đầu tiên mà ai ai cũng nghĩ đến khi nói về cơ hội việc làm của sinh viên ngành Du lịch. Nói đến hướng dẫn viên, họ là những người trực tiếp dẫn dắt các du khách đến tham quan và tìm hiểu một địa danh văn hóa hay một thắng cảnh danh lam nhất định. Vai trò của họ là giúp du khách hiểu được thông tin và ý nghĩa của chủ thể đang hướng dẫn.

Dường như đây là một trong những nghề hot bậc nhất hiện nay, với mức thu nhập đáng mơ ước. Đặc biệt là các hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Mặc dù vậy, muốn thành công trong nghề, bạn cần đến khá nhiều chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Ngoài kiến thức về chủ thể bạn hướng dẫn, thì còn cần đến kỹ năng về ngoại ngữ, về tổ chức điều hành, về ứng xử giao tiếp, thuyết trình,... Các công ty lữ hành và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch là những nhà tuyển dụng lớn nhất cho nghề nghiệp này.

Việc làm du lịch tại Hà Nội

3.3. Điều hành Tour

Điều hành tour hay điều hành viên du lịch cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các cử nhân Du lịch sau khi ra trường. Với công việc này, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò sắp xếp, phân công lịch làm việc cho hướng dẫn viên du lịch, điều xe du lịch, tổ chức đón đoàn, sắp xếp chỗ nghỉ, lên lịch và chương trình tham quan cho du khách. Đồng thời, điều hành tour cũng chính cá nhân phụ trách việc tiếp nhận và xử lý kịp thời những vấn đề của du khách, những tình huống phát sinh trong quá trình tham quan của du khách,....

Tương tự như HDV Du lịch, bạn có thể ứng tuyển công việc điều hành tour ở các công ty lữ hành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tham quan du lịch,... Với mức lương trung bình từ 8 - 12 triệu đồng.

3.4. Nhân viên lễ tân

Nếu bạn đam mê và thực sự nghiêm túc với một sự nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn, thì nhân viên lễ tân chính là một lựa chọn đáng cân nhắc cho sự khởi đầu này. Mặc dù là một vị trí khá cơ bản, tuy nhiên lễ tân lại rất quan trọng trong tất cả hệ thống khách sạn - nhà hàng từ phổ thông đến cao cấp. Họ là những người đóng vai trò là “gương mặt thương hiệu” cho doanh nghiệp.

Những công việc của lễ tân bao gồm: Chào và tiếp đón khách, hỏi han nhu cầu của khách, check in và check out cho khách đúng hạn, chỉ dẫn cho khách về hệ thống dịch vụ bổ sung, hướng dẫn khách nhận phòng, trả phòng, giải quyết các vấn đề mà khách yêu cầu, trực tổng đài hotline, hỗ trợ thanh toán cho khách,....

Mức lương khởi điểm của nhân viên lễ tân: 6 - 9 triệu.

Việc làm du lịch tại Hồ Chí Minh

3.5. Chuyên viên kinh doanh và Marketing

Nếu không có bộ phận kinh doanh và marketing, thì chắc chắn một công ty du lịch sẽ khó có thể thành công. Mặc dù khá “ngược” khi cho rằng một sinh viên Du lịch có thể làm các công việc như chuyên viên kinh doanh và chuyên viên marketing. Nhưng điều này hoàn toàn khả thi, thậm chí còn khá nhiều người lựa chọn nó.

Ngày nay, du lịch quá phát triển đồng nghĩa với các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực này cạnh tranh không ngừng. Để tạo nên thương hiệu và thu hút khách hàng, những chuyên viên kinh doanh và marketing phải là các cá nhân đảm nhiệm chức năng xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo thương hiệu và tham mưu những chiến dịch truyền thông về các sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách hàng.

3.6. Phục vụ bàn, quầy bar và bếp

Nếu học Du lịch, khi ra trường, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào hoạt động bar, bếp hay đơn giản là phục vụ bàn. Du lịch phát triển, kéo theo đó là hàng loạt những chủ thể kinh doanh về ẩm thực, đồ uống,... Đó chính là lý do họ luôn có nhu cầu lớn về nhân sự các bộ phận trên. Bạn có thể ứng tuyển các vị trí này ở hệ thống khách sạn, nhà hàng khắp mọi nơi.

Đừng nghĩ đây là một công việc đơn thuần không có gì đặc biệt. Với những ai đam mê ẩm thực, đồ uống, hay đơn giản là việc cung cấp các trải nghiệm phục vụ cho khách hàng, thì việc tận tay làm nên những món ăn, đồ uống hay bày biện, trang trí những sản phẩm đó cho du khách thưởng thức là cả một nghệ thuật và một sự nỗ lực đáng được ghi nhận. Trong những nhà hàng, khách sạn lớn, nhiều vị trí giám sát, quản lý cấp cao cũng có xuất phát điểm từ một nhân viên phục vụ bếp hay bồi bàn đấy nhé!

Xem thêm: Ngành Quản trị du lịch và lữ hành : Là gì? Ra trường làm gì?

4. Ngành Du lịch học trường nào?

Giờ đây, khi đã nắm được mọi thông tin về cơ hội việc làm của cử nhân ngành Du lịch, bạn đã sẵn sàng để chinh phục ngành học này hay chưa? Nếu đã sẵn sàng, hãy xem xét một vài thông tin chia sẻ về vấn đề tuyển sinh sau đây:

Có khá nhiều lựa chọn về địa điểm học cho những ai đam mê Du lịch. Cụ thể như sau:

+ Khu vực miền Bắc: ĐH Văn hóa Hà Nội; ĐH Khoa học Thái Nguyên; ĐH Công nghệ Hà Nội; ĐH Hùng Vương.

+ Khu vực miền Trung: ĐH Hồng Đức; Phân hiệu ĐH Huế tại Q.Trị; Khoa Du lịch - ĐH Huế.

+ Khu vực miền Nam: Đại học KHXH&NV TP HCM; ĐH An Giang.

Xem thêm: Công việc của hướng dẫn viên du lịch là gì? Kỹ năng cần có?

5. Ngành Du lịch lấy bao nhiêu điểm?

Tùy theo phương thức xét tuyển của các cơ sở giáo dục, và mặt bằng chung điểm của thí sinh từng năm học mà điểm chuẩn của ngành Du lịch sẽ không giống nhau. Mức điểm tham khảo bạn có thể cân nhắc là từ 15 - 23 điểm.

6. Cần những kỹ năng nào để trở thành sinh viên Du lịch thành công?

Chuyên môn không bao giờ đủ cho một sự nghiệp học tập và làm việc thành công. Thậm chí trong Du lịch, những người chỉ nắm chắc chuyên môn nhưng yếu về kỹ năng và nghiệp vụ, thì sẽ tự đào thải chính mình. Vậy, cần những kỹ năng nào để trở thành một sinh viên Du lịch năng động, thành công và hơn hết những kỹ năng đó có thể bổ trợ cho công việc của bạn ở tương lai? Đó là các kỹ năng:

+ Giao tiếp ngôn ngữ và hình thể

+ Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

+ Kỹ năng tổ chức và triển khai

+ Kỹ năng hoạt náo và điều khiển

+ Kỹ năng ứng xử tình huống

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Kỹ năng làm chủ cảm xúc và nắm bắt tâm lý

+ Kỹ năng quan sát và lắng nghe

+ Kỹ năng ngoại ngữ

+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp và đạo đức hành nghề trong Du lịch

Như vậy, viecday365.com vừa kịp thời thông tin đến bạn đọc những chia sẻ thú vị xoay quanh ngành Du lịch. Chúc các sĩ tử sẽ sớm chinh phục ngành học này trong tương lai không xa nhé!