Bản mô tả công việc kỹ sư cơ điện đầy đủ nhất cho ứng viên

Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 15-05-2024

Khi tham gia ứng tuyển vào một vị trí nào thì JD luôn là một tài liệu mà ứng viên luôn quan tâm và tìm đọc. Đặc biệt với những vị trí tuyển dụng về kỹ sư thì điều này càng quan trọng trong việc giúp ứng viên nắm được những trách nhiệm công việc cụ thể trong quá trình làm việc cũng như yêu cầu trong việc. Từ đó có thể đánh giá được bản thân có phù hợp với công việc này hay không. Vậy với vị trí kỹ sư cơ điện thì sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mô tả công việc kỹ sư cơ điện trong bài viết hôm nay!

1. Giới thiệu khái quát về công việc kỹ sư cơ điện 

Giới thiệu khái quát về công việc kỹ sư cơ điện 

Cơ điện là một trong những lĩnh vực đang tất cả mọi người quan tâm vì nó phục vụ chính cho sinh hoạt hàng ngày của con người và rất nhiều các hoạt động kinh doanh, sản xuất khác. Từ việc lắp đặt các hệ thống điện dân dụng, điện thương mại, điện kinh doanh cho đến rất nhiều các thiết bị điện khác đang được sử dụng hàng ngày, đều cần đến những bàn tay khéo léo và tư duy cơ điện của các kỹ sư. Cũng vì lẽ đó mà nhu cầu cần đến các kỹ sư cơ điện trở nên thiết yếu hơn bởi đặc trưng của ngành này bắt buộc phải có chuyên môn mới có thể làm được. 

Có thể thấy, 100% các xưởng sản xuất hiện nay, không nhất thiết phải là xưởng sản xuất về thiết bị điện thì đều cần một đội ngũ kỹ sư cơ điện. Hay một tòa nhà chung cư, một trung tâm thương mại rộng lớn cũng luôn có hẳn một phòng kỹ thuật dành cho các kỹ sư này. Và đương nhiên thì ở bất kỳ đâu có hoạt động sống của con người thì đều cần đến nguồn điện như một sự “phổ cấp văn hóa của hiện đại”. Không những thế nhu cầu tuyển dụng điện điện tử ngày càng cao đi kèm với mức lương cho vị trí này khá là ổn định và gần như không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào hay sự khủng hoảng của kinh tế. Từ những lý do đó mà kỹ sư cơ điện đã trở thành một nghề nghiệp được đông đảo các bạn theo đuổi hiện nay. 

2. Các  trách nhiệm công việc của kỹ sư cơ điện 

2.1. Thiết kế và kiểm tra bản vẽ 

Thiết kế và kiểm tra bản vẽ 

Đối với một kỹ sư cơ điện, trách nhiệm đầu tiên mà các bạn cần thực hiện đó là thiết kế các bản vẽ thi công điện hay còn gọi là thiết kế M&E. Các kỹ sư cơ điện sẽ triển khai mô hình hệ thống điện dưới dạng 3D, cùng với đó là làm các bản vẽ Revit MEP và AutoCAD để có thể xây dựng được một hệ thống điện từ khái quát đến chi tiết. Nhìn chung nhiệm vụ về thiết kế phải luôn tuân theo một quy trình cụ thể bao gồm từ phân tích thực địa, đọc thông số kỹ thuật và lên maket thiết kế. Trong quá trình thiết kế, các kỹ sư cơ điện sẽ phải liên tục phối hợp với bên thiết kế xây dựng để có thể có những đường điện đi hợp lý, vừa đảm bảo an toàn, thuận tiện lẫn đạt được tính thẩm mỹ tại các nơi này. Đương nhiên trong quá trình thiết kế bản vẽ ấy, kỹ sư điện cũng phải kèm theo nhiệm vụ kiểm tra lại bản vẽ trước đi qua đến bước thi công. Điều này để nhằm đảm bảo thông số kỹ  thuật chính xác cũng như phát hiện được lỗi sai và kịp thời chỉnh sửa. 

2.2. Triển khai và giám sát thi công M&E

Sau khi đã có một bản vẽ hoàn chỉnh thì các kỹ sư cơ điện sẽ tiến đến một nhiệm vụ thứ hai đó là triển khai và giám sát thi công M&E. Là viết tắt Mechanical & Electrical có nghĩa là cơ khí và điện (cơ điện), thi công M&E trở nên phổ biến trong cuộc sống của con người. Đối với trách nhiệm thi công này, các kỹ sư cơ điện có thể đảm nhiệm 1 trong 4 hạng mục sau:

  • Thứ nhất là hệ thống thông gió và điều hòa không khí 
  • Thứ hai là hệ thống cấp, thoát nước và thiết bị vệ sinh
  • Thứ ba là hệ thống điện tải
  • Thứ tư là hệ thống PCCC
Triển khai và giám sát thi công M&E

Trong đó hạng mục về hệ thống tải điện chiếm phần đa số bởi đây cũng là loại thi công phức tạp nhất tại mỗi công trình, bao gồm cả điện nặng và điện nhẹ. Trong khi thi công, các kỹ sư cơ điện phải thực sự chú ý đến các vấn đề về kỹ thuật, đặc biệt là phải tuân theo đúng thiết kế M&E đã làm trước đó. Ngoài ra các bạn cũng phải xây dựng các biện pháp giúp cho việc thi công nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp hơn với điều kiện cho phép. 

2.3. Bóc tách vật tư thiết bị thi công 

Thứ ba, không thể thiếu trong trách nhiệm công việc của kỹ sư cơ điện đó chính là bóc tách vật tư thiết bị. Quá trình thi công lắp đặt luôn bao gồm sự kết hợp với nhân lực thi công, các loại máy móc, vật liệu sử dụng và các chi phí thi công khác. Công việc ở đây của kỹ sư cơ điện đó là phải thống kế được chi tiết các chi phí đó để hạch toán với kế toán hoặc với khách hàng. Chú ý trong trách nhiệm bóc tách vật tư này, các bạn phải tính toán được chính xác các yếu tố về: số lượng, đơn giá, giá thuế đối với từng mục hoặc thiết bị cụ thể. Sau đó tính tổng lại  và gửi lại cho bộ phận chịu trách nhiệm thanh toán. Đây được xem là một bước quan trọng trong việc tính giá trị công trình mà các kỹ sư điện được phụ trách. Vậy nên để làm tốt được trách nhiệm này thì các kỹ sư cơ điện cũng cần phải kết hợp với các bộ phận khác để có một bản bóc tách vật tư chính xác và đầy đủ nhất. 

Tìm việc làm kỹ sư cơ điện

2.4. Theo dõi quá trình vận hành và sử dụng 

Theo dõi quá trình vận hành và sử dụng 

Sau khi đã hoàn tất mọi công việc về thi công và bút toán thì trách nhiệm của kỹ sư cơ điện vẫn không dừng lại. Các bạn sẽ tiếp tục đảm nhiệm kế tiếp nhiệm vụ về theo dõi quá trình vận hành và sử dụng hệ thống cơ điện đó. Thông thường nhiệm vụ theo dõi này sẽ diễn ra trong vòng ít nhất 1 tháng cho tới 1 năm sau khi lắp đặt. Kỹ sư cơ điện sẽ phải đảm bảo việc hoạt động liên tục, an toàn và tiết kiệm của các hệ thống này. Đồng thời, kỹ sư cơ điện cũng phát hiện những lỗi, rò rỉ và khắc phục sự phát sinh các biến chứng nằm ngoài dự đoán và thiết kế ban đầu của bạn. Đây được xem là một nhiệm vụ bảo trì khá quan trọng đối với lĩnh vực cơ khí và điện tử hiện nay, đặc biệt là ở những công trình có diện tích lớn và có hệ thống M&E phức tạp. 

Không chỉ chủ động phát hiện và sửa chữa, khách hàng cũng có thể là người phát hiện ra trước và khiếu nại lại các vấn đề lên trên tổng công ty của bạn. Do đó lúc này, kỹ sư cơ điện cũng sẽ là người đến thăm dò thực địa cũng như giải quyết các thắc mắc, yêu cầu đó bằng việc kiểm tra và khắc phục của mình. Đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng lẫn giới hạn bảo trì trong quy định của công ty đưa ra. 

2.5. Báo cáo các công việc 

Và cuối cùng trong mô tả công việc kỹ sư cơ điện bao giờ cũng phải có trách nhiệm về báo cáo công việc. Ở đây, các kỹ sư cơ điện sẽ phải báo cáo với 2 vị trí, thứ nhất là trưởng phòng kỹ thuật và thứ hai là với ban lãnh đạo. Trong đó việc báo cáo với trưởng phòng kỹ thuật gồm có:

  • Báo cáo tiến độ công việc 
  • Báo cáo về khối lượng vật tư, thiết bị của công trình 
  • Xin ý kiến và những vấn những vấn đề phát sinh, đề xuất trong quá trình thi công 
Báo cáo các công việc 

Việc báo cáo này sẽ diễn ra theo một quy định chung về thời gian, điều này nhằm mục đích giúp các trưởng phòng kỹ thuật có thể nắm được tình hình và quản lý sát sao quá trình thi công của các kỹ sư cơ điện. 

Ngoài ra thì kỹ sư cơ điện cũng phải có trách nhiệm về báo cáo với ban lãnh đạo của công ty khi có yêu cầu, thông thường là chỉ diễn ra khi có phát sinh một vấn đề ngoài dự kiến nào đó. Tuy nhiên trước đó thì các kỹ sư cơ điện phải thông qua trưởng phòng kỹ thuật để trình các bản báo cáo lên cho ban lãnh đạo. 

Xem thêm: [Gợi ý] Bộ câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện tạo ấn tượng dành cho bạn

3. Yêu cầu đối với ứng viên ứng tuyển kỹ sư cơ điện 

Như đã nhấn mạnh từ đâu, lĩnh vực cơ điện là một lĩnh vực đòi hỏi bắt buộc người làm phải có trình độ chuyên môn nhất định. Nó được xem là nền móng cơ bản để các nhân viên cơ điện có thể đảm bảo yếu tố về kỹ thuật. Ngoài ra thì còn có những yêu cầu khác về các kỹ năng mềm, kinh nghiệm hay tác phong làm việc, tính cách.

Yêu cầu đối với ứng viên ứng tuyển kỹ sư cơ điện 

Chi tiết như sau:

  • Đầu tiên ứng viên phải đã tốt nghiệp Đại học trở lên từ các chuyên ngành đào tạo về Điện - Điện tự, ưu tiên các trường top đầu về kỹ thuật như Bách Khoa, Công nghệ, … 
  • Thứ hai, ứng viên phải đã có kinh nghiệm trong việc thiết kế và thi công M&E có thể trong phạm vi gia đình, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, … Ở tiêu chí này thì tùy thuộc vào quy mô làm việc của đơn vị tuyển dụng mà họ sẽ đưa ra yêu cầu về kinh nghiệm cụ thể. 
  • Thứ ba, ứng viên phải thành thạo các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho công việc cơ điện của mình như AutoCad, Project, Revit Mep, Phần mềm vẽ ống gió Listnam, tính ống gió ductcheck, tính chọn ống ga của Mitsubishi hay Daikin Express.
  • Thứ tư, ứng viên phải có kỹ năng về giao tiếp và trình bày, đảm bảo tối đa cho việc thuyết trình hoặc diễn giải về bản thiết kế và biện pháp thi công hệ thống cơ điện.
  • Thứ năm, ứng viên phải có những kỹ năng mềm cơ bản trong tác phong làm việc của mình như: teamwork, hoàn thành đúng tiến độ công việc, sát sao với quá trình thi công, chịu được áp lực về công việc với cường độ cao, nhanh nhẹn và sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố phát sinh 
  • Thứ sáu, ứng viên cũng phải là người có tính cách cẩn thận, chỉn chu, chăm chỉ, trung thực, đặc biệt là bản lĩnh trong công việc
Những yếu tố về kinh nghiệm vô cùng quan trọng với vị trí này

Bên cạnh các tiêu chí nêu trên thì chúng ta cũng biết rằng cơ điện vốn là tổng hợp của nhiều hạng mục ngoài điện như cấp thoát nước, PCCC, thông gió cho nên nếu bạn muốn theo đuổi công việc này cũng nên có những kiến thức cơ bản về các mảng cơ trên, liên tục tìm hiểu các xu hướng thiết kế mới sao cho hợp thời mà chất lượng. Cùng với đó, trong trách nhiệm công việc của kỹ sư cơ điện, trách nhiệm về thiết kế M&E luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên muốn thiết kế M&E tốt, kiến thức nền thôi là chưa đủ mà các bạn cần phải liên tục học hỏi từ kinh nghiệm của những người giỏi khác trong lĩnh vực. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu qua internet để tìm kiếm cho mình những bản vẽ mẫu hoàn hảo, từ đó phân tích và áp dụng vào thực tiễn công việc của mình. 

Và cuối cùng, mặc dù là một ngành kỹ thuật những yếu tố sáng tạo cũng luôn được đề cao trong khi tuyển dụng kỹ sư cơ điện. Tuy nhiên, các bạn cần phải biết khuôn khổ cho phép sự sáng tạo đó, vì không giống như thiết kế xây dựng hay kiến trúc, thiết cơ điện tử phải luôn đi kèm quy chuẩn về quy trình cũng như thông số kỹ thuật. Vậy nên bạn cần phải rèn cho mình ý thức về tổ chức kỷ luật tốt để làm việc trơn tru hơn. 

Tìm việc làm kỹ sư điện công nghiệp

4. Mức lương và đãi ngộ cho kỹ sư cơ điện 

Kỹ sư ở Việt Nam dù là lĩnh vực nào cũng luôn được trọng vọng và đãi ngộ tốt. Bởi đây là vị trí của những người có trình độ văn hóa lẫn chuyên môn cao trong xã hội. Cho nên đương nhiên dù làm ở doanh nghiệp nào thì quyền lợi dành cho vị trí kỹ sư cơ điện cũng rất nhiều và tốt.

Mức lương và đãi ngộ cho kỹ sư cơ điện 

Chẳng hạn như:

  • Được trả mức lương theo đúng năng lực và kinh nghiệm
  • Được hưởng tháng lương thứ 13, được nghỉ phép có lương 12 ngày trong một năm
  • Được làm việc đa môi trường, có thể làm văn phòng, tại công trường hoặc tại nhà 
  • Được đóng đủ các loại bảo hiểm theo quy định của nhà nước, bao gồm: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm thân thể, … 
  • Được phụ cấp ăn trưa, phụ cấp công tác phí, xe đưa đón và ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, kỹ sư cơ điện còn được phụ cấp về nhà ở đảm bảo sự thuận tiện cho công việc. 
  • Kỹ sư cơ điện ngoài các giờ hành chính cũng được tổ chức tham gia các hoạt động teambuilding, hoạt động dã ngoại, định kỳ, tham gia các event thường niên do công ty tổ chức
  • Đặc biệt là hằng năm, các công ty này cũng tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn về cơ điện miễn phí dành cho các kỹ sư. Các buổi tập huấn này có thể diễn ra tại chính công ty hoặc trao đổi tại nước ngoài thông qua các buổi workshop của các kỹ sư hàng đầu thế giới. 
Mức lương cực hấp dẫn dành cho các kỹ sư cơ điện

Ngoài những chế độ đãi ngộ kể trên thì có thể nói kỹ sư cơ điện có một mức lương đáng mơ ước. Thông thường mức lương dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đã có thể được trả từ 6 - 7 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên chỉ với kinh nghiệm khoảng 1 năm, khi bạn ứng tuyển vào vị trí này ở các công ty lớn, tập đoàn nước ngoài thì mức lương có thể lên đến 12 triệu đồng. Không những thế, con số ấy còn được nhân  lên theo thời gian gắn bó mà năng suất công việc của mình. Kèm theo đó là lương thưởng sau mỗi dự án thành công thì mức lương trung bình của một kỹ sư cơ điện hiện nay cũng có thể rơi vào là 18 triệu đồng một tháng. 

Trên đây là những bản mô tả công việc kỹ sư cơ điện chi tiết nhất dành cho những ứng viên đang quan tâm vị trí này. Các bạn cũng có thể đọc ngay một bản mẫu JD thực tế của công việc này ở đây để có một sự hình dung thực tế nhất về công việc. 

Tải xuống ngay

Thông qua đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn một cẩm nang quan trọng trên con đường sự nghiệp kỹ sư cơ điện. Và cùng với website viecday365.com, các bạn hãy tìm kiếm cho mình một vị trí tuyển dụng kỹ sư cơ điện hấp dẫn nhất nhé!