Giải nghĩa JD là gì? Những yếu tố góp phần tạo nên một JD thu hút
Theo dõi viecday365 tạiNhiều bạn có lẽ vẫn đang có thắc mắc không biết JD là gì? JD được coi là một phần không thể thiếu trong chu trình tuyển dụng cũng như tìm việc làm ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó đóng vai trò như một nội dung chính nằm trong kế hoạch tuyển dụng của một công ty. Việc thể hiện và trình bày JD cũng rất quan trọng, quyết định tính hiệu quả của một tin tuyển dụng. Vậy cụ thể JD là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Khái niệm về JD
1.1. JD là gì?
Ngày nay, việc tuyển dụng và tìm việc đã trở thành một điều quan trọng và thiết yếu đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt, thị trường việc làm trong những năm trở lại đây có một sự sôi động nhất định. Điển hình bằng việc các bạn có thể dễ dàng gặp được tin tuyển dụng trên bất kỳ nền tảng thông tin truyền thông nào. Ở mỗi tin tuyển dụng mà các bạn gặp sẽ thường có những nội dung như vị trí đang tuyển dụng, yêu cầu công việc, mô tả công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ, v.v… Câu hỏi đặt ra là đâu là phần quan trọng nhất của một tin tuyển dụng? Đó chính là là mô tả công việc hay còn được viết tắt là JD. Vậy ở đây JD (Job Descriptions) là mô tả cụ thể về những công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ của vị trí đang tuyển dụng đó.
1.2. Nội dung của một JD
Một JD hoàn chỉnh sẽ gồm có những nội dung sau:
- Tên vị trí đang tuyển dụng
- Lĩnh vực công việc
- Trách nhiệm chính của vị trí
- Các công việc hàng ngày
- Quyền hạn của vị trí
Ở từng mục nội dung người viết sẽ ghi đầy đủ chi tiết để cho ứng viên có thể nắm bắt được về mô tả của công việc. Thông qua phần JD này ứng viên có thể hình dung được một cách bao quát về công việc, sứ mệnh, có thể kèm theo đó là cả quá trình làm việc hàng ngày của vị trí đó. Ngoài ra nhìn vào JD của một tin tuyển dụng, người ta cũng thấy được quy trình hoạt động, bộ máy làm việc, cũng như quỹ đạo trong công việc của phòng ban quản lý vị trí đang tuyển dụng đó.
2. Vai trò của JD là gì?
Từ những khái quán trên về JD, chúng ta có thể đánh giá JD có những vai trò vô cùng quan trọng với cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Những vai trò này thể hiện mối quan hệ mật thiết trong ngành tuyển dụng, đồng thời cũng có sự chuyển biến nhất định cùng bước đi của thời gian. Trong thời đại số ngày nay, JD có những vai trò sau.
2.1. Với nhà tuyển dụng
JD được soạn thảo bởi người phụ trách tuyển dụng của một doanh nghiệp. Cho nên, vai trò quan trọng đầu tiên của JD là đối với nhà tuyển dụng nói riêng và doanh nghiệp tuyển dụng nói chung. Nếu như ví CV là một bản mô tả chi tiết về năng lực chuyên môn của ứng viên đó cho nhà tuyển dụng xem. Thì JD có vai trò ngược lại trong việc thể hiện những đặc trưng về vị trí tuyển dụng cho ứng viên được biết. Không những vậy mô tả công việc của mỗi team tuyển dụng còn là kết quả của kế hoạch phát triển công ty. JD thể hiện khát vọng của doanh nghiệp đối với mỗi đợt tuyển dụng nhân sự mới. Bởi lẽ khi một doanh nghiệp đăng một tin tuyển dụng đó là tất yếu từ nhu cầu bổ sung nhân sự lẫn dự định phát triển của công ty. Nói một cách khác thì nó quyết định đến kết quả chiến lược đó.
2.2. Với ứng viên
Ngoài vai trò đối với nhà tuyển dụng thì JD cũng có vai trò đối với các ứng viên (những người đọc và quan tâm tới tin tuyển dụng). Ứng viên có thể thông qua JD làm căn cứ xem xét công việc có thực sự phù hợp với mình hay không. Ngoài ra bản thân mỗi ứng viên cũng đánh giá được đấy có phải là một công việc hấp dẫn hay không và có thể phát triển trong môi trường làm việc đấy đươc không. Đặc biệt, với những ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc làm trái ngành, họ không có sự hình dung về công việc thực tế thì JD sẽ giúp họ tự giải đáp những câu hỏi về công việc đó cho họ. Tóm lại JD được xem là mấu chốt để các ứng viên đọc tin tuyển dụng đó quyết định có nộp hồ sơ ứng tuyển hay không.
3. Cách viết một JD chuẩn nhất
Mặc dù thông tin trong một JD thường là các phần thông tin sẵn có và rất dễ hiểu. Thế nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng viết được một JD chuẩn và thu hút ứng viên. Bên cạnh những thông tin chính xác thì JD cũng cần tạo được một dấu ấn riêng của doanh nghiệp đó. Dưới đây sẽ là các bước cụ thể để các bạn xây dựng một JD chuyên nghiệp và hấp dẫn.
3.1. Lập kế hoạch
Thông thường trước khi tạo một tin tuyển dụng, doanh nghiệp hoặc phòng ban phụ trách sẽ có một kế hoạch tuyển dụng nhất định. Kế hoạch này bao gồm việc xác định số lượng nhân sự cần tuyển, nhiệm vụ của vị trí tuyển dụng. Từ đó Công ty hoặc phòng ban có thể xây dựng được chiến lược làm việc lâu dài theo đội ngũ nhân sự mới cũng như chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Ở bước một này, các bạn có thể khảo sát nhu cầu của công ty thông qua việc hỏi ý kiến của ban lãnh đạo hoăc phòng ban có nhu cầu tuyển dụng.
3.2. Thu thập thông tin
Sau khi đã có một kế hoạch cụ thể chi tiết về tuyển dụng, các bạn tiếp tục thu thập các thông tin cần có cho một JD đó là phần nội dung JD đã được nêu ở phần một. Thu thập thông tin cần phải chính xác, đầy đủ để tránh khỏi việc hiểu sai chính thất công việc của ứng viên. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng và giảm uy tín của doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Khi thu nhập thông tin các bạn chú ý rành mạch những phần dễ bị nhầm lẫn với nhau như nhiệm vụ và mục đích của công việc. Cụ thể mục đích công việc là kế quả cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến cũng như trông chờ ở vị trí nhân sự đó. Còn nhiệm vụ là những công việc mà nhân viên đó phải đảm nhiệm để có thể hoàn thành mục đích nêu trên.
3.3. Viết JD
Thông thường khi viết JD người ta thường thể hiện nội dung dưới dạng List bằng cách gạch đầu dòng. Câu cú thường ngắn gọn súc tích, tránh rườm rà gây khó hiểu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể có những cách thể hiện khác khi viết JD để khiến tin tuyển dụng thêm nổi bật và khác biệt. Ví dụ như JD có thể được thiết kế bằng các phong cách như Infographic, Sơ đồ hoặc thậm chí là một Video, điều này không chỉ kiến tin tuyển dụng của bạn nổi bật hẳn hơn các tin tuyển dụng cùng vị trí của các công ty khác, mà còn thể hiện được sự năng động sáng tạo trong môi trường làm việc của doanh nghiệp bạn. Lưu ý, với mỗi kênh đăng tuyển khác nhau thì các bạn cần lựa chọn hình thức thể hiện JD sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
3.4. Phê chuẩn JD
Cuối cùng JD hoàn chỉnh của bạn cần được gửi lên ban lãnh đạo hoặc những người trực tiếp phụ trách tuyển dụng để kiểm duyệt cũng như phê chuẩn cho tin tuyển dụng của bạn được đăng tải. Bước này sẽ loại trừ những lỗi sai trong quá trình tạo JD trước khi nó được đăng tải. Bên cạnh đó việc phê chuẩn JD cuối cùng còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc của một người làm công tác tuyển dụng. Nó thể hiện sự tôn trọng tối cao đối với người lãnh đạo và cấp trên.
4. Có nên viết kèm luôn JD khi đăng tin tuyển dụng?
Chúng ta có thể thấy rằng hiện nay một tin tuyển dụng được đăng lên không nhất thiết phải kèm theo cả JD. Bởi vì nó sẽ là chiêu bài để chiêu dụng ứng viên tìm hiểu cũng như đến tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp. Trước tình hình khan hiếm nhân lực như hiện nay của nhiều ngành nghề thì việc lôi kéo được ứng viên bằng JD khá là quan trọng. Nghệ thuật được sử dụng ở đây chính là “nửa kín nửa hở” khi đăng tải JD. Nói một cách dễ hiểu hơn thì cách JD này giống như cách mà các biên tập viên của các biên tập viên báo chí đang sử dụng để câu view người đọc.
Một tin tuyển dụng với những phần public chỉ thường có Tên vị trí tuyển dụng, Yêu cầu tuyển dụng, Số lượng tuyển dụng, Địa chỉ làm việc mà ẩn đi phần mô tả chi tiết công việc cũng như mức lương đề nghị cho vị trí đó. Bằng cách này thì ứng viên sau khi hứng thú với một tin tuyển dụng hấp dẫn sẽ tìm cách liên lạc với bộ phận tuyển dụng. Vậy là nhà tuyển dụng đã có ngay được thông tin liên hệ của ứng viên đó. Từ đây, công ty doanh nghiệp có thể phỏng vấn sơ bộ thông qua live chat, zalo hoặc gọi điện thoại trực tiếp với ứng viên để lôi kéo ứng viên bằng mô tả công việc cũng như chiêu thức của mình.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khác việc không đăng tải kèm JD khi đăng tin tuyển dụng có thể là lý do khiến tin tuyển dụng của bạn bị ứng viên ngó lơ. Bởi họ sẽ cho rằng công ty của bạn là một công ty lừa đảo, “đa cấp biến tướng”, hay là những công việc không chính đáng. Vậy nên tùy từng ngành cũng như tùy từng đối tượng ứng viên mà bạn đang hướng đến mà xác định việc có nên đăng tải kèm JD trong tin tuyển dụng hay không. Nhìn chung ứng viên vẫn luôn mong muốn một tin tuyển dụng với phần mô tả công việc đầy đủ, cụ thể để tiết kiệm thời gian trong việc sàng lọc tin tuyển dụng và quá trình tìm việc của họ.
Tìm việc làm hr manager
Thông qua bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm cũng như những bí quyết viết JD (mô tả công việc) sao cho đúng và hiệu quả nhất. Cùng với đó bài viết cũng đã cung cấp tri thức để các bạn có thể tự trả lời câu hỏi JD là gì, hiểu được vai trò của JD đối với từng đối tượng. Từ đó có được kế hoạch và chiến lược viết JD phù hợp nhất cho doanh nghiệp và vị trí cần tuyển dụng
2155 0