Bật mí thông tin về mô hình 5C trong kinh doanh cho bạn

Tác giả: Quỳnh Trang 13-12-2024

Nhắc đến những phương pháp nghiên cứu và phân tích chiến lược của công việc kinh doanh, chắc chắn chúng ta không thể bỏ quả mô hình 5C. Vậy mô hình 5C trong kinh doanh là gì? Đặc điểm cụ thể cùng vai trò và tính ứng dụng của mô hình này sẽ ra sao? Cùng viecday365.com tìm hiểu thông tin về những câu hỏi này thông qua bài viết chia sẻ ngay sau đây nhé!

1. Thông tin tổng quan về mô hình 5C trong kinh doanh

1.1. Khái niệm mô hình 5C là gì?

Với những ai từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh và marketing chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với mô hình 5C. Đây là một phương pháp được ứng dụng để nghiên cứu, triển khai cũng như phân tích nội dung để hỗ trợ trong việc hoạch định các chiến lược cụ thể trong công việc kinh doanh. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã vận dụng và sử dụng mô hình này một cách vô cùng hiệu quả khi xây dựng những chiến lược cho mình.

Được sáng lập và hình thành dựa trên sự phát triển của mô hình 3C, mô hình 5C trong kinh doanh được tạo ra và chia sẻ bởi một nhà lý thuyết tổ chức người Nhật Bản - Giáo sư Kenichi Ohmae. Mô hình 5C trong kinh doanh sẽ bao gồm 5 yếu tố tạo thành đó là Climate (Môi trường kinh doanh); Customers (Khách hàng); Collaborators (Đối tác); Competitors (Đối thủ cạnh tranh) và cuối cùng là Company (Công ty). Vậy cụ thể những yếu tố đó được hiểu là gì?

Thông tin tổng quan về mô hình 5C trong kinh doanh

 

1.2. Những yếu tố có trong mô hình 5C

1.2.1. Môi trường xung quanh trong kinh doanh - Climate

Nhân tố đầu tiên được nhắc đến trong mô hình 5C đó chính là Climate. Yếu tố này chỉ môi trường tự nhiên trong kinh doanh để các doanh nghiệp xác định được mặt hàng cùng lĩnh vực kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau. Là bất cứ một mô hình doanh nghiệp dù to dù nhỏ thì cùng cần quan tâm đến các yếu tố liên quan như quy định, chính sách của Pháp luật, Nhà nước cùng những biến động của thị trường đang được coi là thị trường mục tiêu. Tất cả những yếu tố như lãi suất, lạm phát, khí hậu, công nghệ,.. sẽ đều được coi là môi trường mà các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng để đưa ra những hướng đi hiệu quả.

Sự phát triển của công nghệ hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần đưa ra những đàm phán nhất định về việc phát triển cũng như ứng dụng vào hoạt động kinh doanh. Điều này đặt ra nhiều thách thức bởi nỗi lo lạm dụng công nghệ nuốt trọn bất cứ lúc nào.

Những yếu tố có trong mô hình 5C

1.2.2. Khách hàng trong kinh doanh - Customers

Yếu tố thứ hai khi nhắc đến mô hình 5C trong kinh doanh đó là Customer (khách hàng). Đây được coi là một yếu tố trung tâm trong bất cứ chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp nào. Sự thấu hiểu những nỗi đau, những nhu cầu về dịch vụ của khách hàng cùng việc đưa ra giải pháp để giải quyết đó chính là điều cốt lõi nhất trong kinh doanh. Trong mô hình 5C, các doanh nghiệp cần xác định  được khách hàng tiềm năng cùng việc phân tích phân khúc thị trường mà mình sẽ tập trung khi bắt đầu. Đó có thể là thị trường cao cấp, thị trường bình dân hoặc thị trường đại chúng.

Đối với mô hình 5C trong kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có 4 cách để phân tích yếu tố liên quan đến khách hàng này, cụ thể đó là: Phân tích dựa theo nhân chủng học bao gồm độ tuổi, trình độ nhận thức, giới tính và thu nhập trung bình; Phân tích theo khu vực sinh sống (ở đâu? thành phố hay nông thôn?); Phần tích theo thói quen tiêu dùng (khách hàng tiếp cận thông tin về dịch vụ ở đâu? Bằng cách nào? Mua ít hay mua nhiều? Mua ở đâu?) và cuối cùng là phân tích theo tâm lý của khách hàng (tính cách, đặc điểm, sở thích,...)

Khách hàng trong kinh doanh

1.2.3. Đối tác kinh doanh - Collaborators

Tiếp theo về mô hình 5C trong kinh doanh sẽ là Collaborators. Đối tác là một trang những thành tố không thể bỏ qua khi nhắc đến việc kinh doanh. Việc xác định đối tác kinh doanh là một điều vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp có thể biết được những “người đồng hành” trên con đường của mình là ai? Những khả năng, tiềm lực cùng năng lực thực thi của đối tác để doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng những cơ hội, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác, phát triển.

1.2.4. Đối thủ trong kinh doanh - Competitors

Bên cạnh đối tác được coi như là những người đồng hành thì đối thủ trong kinh doanh cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua trong những chiến lực của mình. Việc hiểu rõ đối thủ cũng có tầm quan trọng không kém so với việc hiểu rõ khách hàng của mình.

Yếu tố này trong mô hình 5C sẽ được phân tích bằng cách luôn bám sát vào hoạt động, thu thập thêm thông tin để đưa ra những hướng đi lường trước cho việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc phân tích này còn cho cách doanh nghiệp thấy được cái nhìn tổng quan khi quan sát thị trường nói chung.

Việc xây dựng những yếu tố để xác định rõ ràng đâu là đối thủ của mình cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần phân loại đâu là đối thủ trực diện và đâu là những đối thủ gián tiếp. Phân tích được ưu điểm và nhược điểm để từ đó đưa ra được định vị chính xác cũng như tìm cách để phát triển và đẩy mạnh chỗ đứng cho thương hiệu của mình.

Đối thủ trong kinh doanh

1.2.5. Công ty trong mô hình kinh doanh - Company

Người xưa đã có câu “biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc thấu hiểu đối thủ là chưa đủ mà các doanh nghiệp còn cần biết được rõ những đặc điểm của chính công ty của mình. Đây được coi là yếu tố nội sinh để nắm bắt được những gì mà doanh nghiệp đang có. Từ những giá trị hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu mà xây dựng được lên những chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh để thúc đẩy và bảo vệ thương hiệu kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần có được cái nhìn chi tiết về tầm nhìn, giá trị cốt lõi, sứ mệnh cùng những yếu tố khác như văn hóa truyền thông, văn hóa nội bộ, chiến lược, sản phẩm, năng lực và tiềm lực của doanh nghiệp. Đó điều là những điều kiện, là cơ sở để doanh nghiệp bước tiếp cũng như hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.

Công ty trong mô hình kinh doanh

2. Vai trò và ứng dụng mô hình 5C trong kinh doanh

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được những thành tố cùng cách thức để tạo nên mô hình 5C trong kinh doanh. Vậy cụ thể nhwungx vai trò và tính ứng dụng mà mô hình này đem lại là gì?

Đầu tiên, thông qua việc nghiên cứu, xây dựng, phân tích và làm rõ những yếu tố có trong 5C mà doanh nghiệp có thể xác định được những cơ hội, những trở ngại mà mình sẽ đối mặt trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing cụ thể. Cả 5 thành tố tạo nên mô hình nảy đều đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược, lối đi và những vấn đề mà một doanh nghiệp cần lường trước để đưa ra được những giải pháp hiệu quả.

Vai trò và ứng dụng mô hình 5C trong kinh doanh

Bên cạnh đó từ việc phân tích này mà bức tranh toàn cảnh về kinh doanh được mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp. Nảy sinh ra những ý tưởng, nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình và những thành tố liên quan. Cùng với đó là vai trò trong việc nhận định và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp khi triển khai chiến lược và đưa vào thực tế.

Thời đại phát triển, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức mà các doanh nghiệp cần phải đối diện để vượt qua. Trong quá trình ấy, việc ứng dụng những sản phẩm công nghệ tiên tiến để hỗ trợ công tác quản lý và vận hành những chiến lượng kinh doanh sẽ là xu hướng hiệu quả mà các doanh nghiệp cần nắm bắt cho mình. Nếu bạn vẫn đang phân vân và chưa biết nên lựa chọn cái tên nào thì phần mềm Quản lý bán hàng 365 sẽ là một gợi ý hợp lý ngay lúc này. Tất nhiên, sự trải nghiệm và quyết định sẽ nằm ở bạn. Hy vọng rằng, trên con đường kinh doanh đầy thử thách, chúng tôi có thể trở thành một người đồng hành chất lượng giúp bạn giải quyết được những vấn đề nan giải cho mình.

Giải pháp cho sự kết hợp trong quản lý kinh doanh

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mô hình 5C trong kinh doanh. Những thông tin trên được đem đến cũng gửi gắm một thông điệp về việc mong muốn bạn đọc sẽ nhận được giá trị hữu ích. Chúc bạn đọc sẽ có nhiều niềm vui, sức khỏe và luôn thành công với những lựa chọn và kế hoạch của mình nhé!