Mô hình kinh doanh của Vietjet Air - Hãng hàng không xu hướng

Theo dõi viecday365 tại
Trần Ngọc Chân tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Ngọc Chân

Nhắc tới Vietjet Air là nhắc tới hãng hàng không giá rẻ được rất nhiều người ưa chuộng cho hành trình di chuyển bằng máy bay của mình. Lựa chọn một cách đi khác hẳn với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Vietjet Air tạo dựng được cho mình một thương hiệu gần gũi và mức doanh thu ấn tượng qua từng kỳ phát triển. Vậy, mô hình kinh doanh của Vietjet Air có gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết về mô hình kinh doanh của Vietjet Air qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về Vietjet Air và mô hình kinh doanh của Vietjet Air

1.1. Sơ lược về Công ty CP Hàng không Vietjet

Vietjet Air có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần hàng không Vietjet. Là công ty hàng không tư nhân đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, Vietjet Air chính là đứa con tinh thần của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, một trong những nữ tỷ phú của Việt Nam.

Sơ lược về Vietjet Air
Sơ lược về Vietjet Air

Về sản phẩm, dịch vụ chính thì bên cạnh việc cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không, Vietjet Air cũng mang đến rất nhiều dịch vụ, sản phẩm liên quan khác để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tính tới thời điểm hiện tại thì Vietjet đang khai thác hơn 100 tàu bay, vận chuyển hơn 65 triệu khách hàng với hơn 400 chuyến bay mỗi ngày, bao gồm cả nội địa và quốc tế.

Vào năm 2018, tổ chức chuyên đánh giá về mức độ an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không trên toàn thế giới cực kỳ uy tín là AirlineRatings.com đã đánh giá 7 sao cho Vietjet Air. Được biết đây chính là mức cao nhất ở trên thế giới đo lường về độ an toàn hàng không hiện nay. Điều này đã cho thấy được mức độ uy tín và đảm bảo của Vietjet Air với chất lượng của các chuyến bay được thực hiện mỗi ngày.

1.2. Mô hình kinh doanh của Vietjet Air là gì?

Để có được những thành tựu như ngày hôm nay thì không thể phủ nhận được sự đúng đắn trong việc xây dựng và áp dụng mô hình kinh doanh của Vietjet Air. Mô hình kinh doanh mà Vietjet lựa chọn và áp dụng đó chính là mô hình hãng hàng không giá rẻ. Đây chính là một bước đi cực kỳ sáng suốt và vô cùng thích hợp trong thời điểm mà Vietjet xuất hiện, tức là khoảng giai đoạn từ năm 2007 - 2011.

Mô hình kinh doanh của Vietjet Air
Mô hình kinh doanh của Vietjet Air

Ở thời điểm của giai đoạn trên, việc di chuyển bằng máy bay thực sự là một hình thức xa xỉ. Nhất là khi lúc đó, giá vé máy bay của Vietnam Airlines không hề thấp một chút nào. Vì thế, sự xuất hiện của Vietjet đã tạo cơ hội cho quá trình “bình dân hóa” máy bay, tức là ai cũng có thể bay, cho dù bạn không có quá nhiều tiền. 

Và để có thể theo đuổi được mô hình này thì các loại hình dịch vụ trên các chuyến bay đều sẽ bị Vietjet cắt bỏ. Trong khi đó thì đây chính là dịch vụ có khả năng cá kiếm nhất khi kinh doanh hàng không. Vậy, Vietjet đã triển khai và áp dụng mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ này như thế nào? Hãy cùng theo dõi những thông tin tiếp theo để rõ hơn về vấn đề này nhé!

2. Phân tích mô hình kinh doanh của Vietjet Air

Để có thể hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của Vietjet Air thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về 4 thành phần chính và 6 yếu tố liên kết được áp dụng trong mô hình kinh doanh giá rẻ dựa trên the business model map.

2.1. 4 thành phần chính

4 thành phần chính được nhắc đến trong  the business model map để làm rõ về mô hình kinh doanh của Vietjet Air chính là khách hàng mục tiêu, giải pháp giá trị, năng lực và tài chính.

Bao gồm 4 thành phần chính
Bao gồm 4 thành phần chính

2.1.1. Phân khúc khách hàng mục tiêu của Vietjet

Phân khúc khách hàng mục tiêu mà Vietjet Air hướng đến chính là những người có nhu cầu di chuyển thường xuyên bằng máy bay nhưng có thu nhập trung bình, thấp. Nhóm đối tượng này có nhu cầu di chuyển cao thế nhưng lại cần phải tiết kiệm tối đa chi phí. Do đó mà họ không cần quan tâm quá nhiều tới các dịch vụ khác trong chuyến đi của mình.

Mục đích di chuyển của họ có thể là vì người thân, vì công việc hay đơn giản là đi du lịch hoặc có trải nghiệm đi máy bay cho mình,... Và cho dù là mục đích là gì thì yếu tố tiết kiệm chính là điều kiện tiên quyết. Vì thế mà đối thủ của Vietjet Air không hẳn là Vietnam Airlines mà chính là các phương tiện vận chuyển giá rẻ như tàu, xe ô tô, xe khách,...

2.1.2. Các giải pháp về giá trị

Hệ giá trị cốt lõi mà Vietjet Air xây dựng và triển khai đó chính là “An toàn - Vui vẻ - Giá rẻ - Đúng giờ”. Trong các giá trị nêu trên thì có lẽ giá rẻ chính là yếu tố không cần phải bàn cãi, bởi nó được thể hiện một cách cực kỳ rõ ràng thông qua việc bạn tìm và đặt các chuyến bay cho mình. Vậy, những yếu tố khác thì sao?

Giải pháp về giá trị
Giải pháp về giá trị

- Về sự an toàn

An toàn hàng không có thể được đánh giá là cao hơn hẳn so với các hình thức vận chuyển và di chuyển khác. Tuy nhiên, tai nạn hàng không không phải là không có và mức độ tổn thương cũng vô cùng nặng nề. Chính vì vậy mà rất nhiều người có tâm lý nghi ngờ và hoang mang về sự an toàn của mình khi đi máy bay.

Với Vietjet, mặc dù là một hãng hàng không giá rẻ, thế nhưng, hãng vẫn luôn chú trọng vào sự an toàn của mỗi chuyến bay. Và 7 sao từ  AirlineRatings.com chính là minh chứng nỗ lực của Vietjet với sự an toàn của hành khách.

- Về việc đúng giờ

Nếu như nói đến Vietjet và nói đến sự đúng giờ thì hai giá trị này có đôi chút khập khiễng và không ăn khớp với nhau. Thực tế thì rất dễ dàng nhận thấy rằng các chuyến bay của Vietjet Air thường xuyên bị delay và có hàng trăm bài viết đã phàn nàn về vấn đề này. Điều này cho thấy được với mô hình kinh doanh giá rẻ mà Vietjet đang áp dụng thì sẽ rất khó để đồng hành với giá trị đúng giờ.

Trường hợp Vietjet Air vẫn theo đuổi giá trị anfy khi áp dụng mô hình kinh doanh hiện tại thì hãng sẽ cần có một sự thay đổi nỗ lực hơn nữa. Nếu không nó có thể mang đến sự phản tác dụng không mong muốn. 

Tương xứng với sự chi tiêu của khách hàng
Tương xứng với sự chi tiêu của khách hàng

- Sự vui vẻ

Vui vẻ trong chuyến bay và trong suốt hành trình chính là giá trị mà Vietjet Air muốn gửi tới khách hàng của mình. Điều này bạn có thể nhận thấy qua màu sắc trang phục, website của hãng, qua sự tươi vui của đội ngũ nhân viên trên chuyến bay,.... 

Tuy nhiên, những điều đó thôi là chưa đủ để khách hàng có thể enjoy trong suốt hành trình của mình. Bởi với việc áp dụng mô hình kinh doanh giá rẻ, máy bay của Vietjet sẽ cần giảm bớt một số chi tiết để tiết kiệm chi phí, điều này khiến không gian của máy bay nhỏ hơn, chỗ ngồi chật hơn, gây cảm giác khó chịu hơn,..... Chính những chi tiết này đôi khi khiến cho việc tạo dựng giá trị vui vẻ của Vietjet gặp nhiều khó khăn.

Về nguyên tắc cơ bản thì khi doanh nghiệp mang nhiều giá trị đến cho khách hàng và được khách hàng đón nhận, đánh giá cao thì họ sẽ càng sẵn sàng chịu chi cho những giá trị đó. Điều này có nghĩa là chỉ những giá trị mà khách hàng đón nhận và cảm thấy hài lòng thì họ mới sẵn sàng chi tiêu cho các giá trị đó, còn nếu không thì cho dù doanh nghiệp có mang tới bao nhiêu giá trị khác cũng không thể thu hút được khách hàng. Do vậy mà giá trị vui vẻ cũng chưa hẳn phù hợp với Vietjet ở mô hình kinh doanh hiện tại.

Dựa trên the business model map
Dựa trên the business model map

2.1.3. Yếu tố năng lực chính

Năng lực chính là những nguồn lực, yếu tố quan trọng để có thể vận hành và duy trì mô hình kinh doanh một cách hiệu quả. Những nguồn lực chính của Vietjet Air có thể kể đến như:

- Nhân lực: Bao gồm tất cả đội ngũ nhân viên của Vietjet Air, từ phi hành đoàn, khối văn phòng, kỹ thuật,....

- Vật lực: Hệ thống các loại máy bay, tàu bay hiện đại. Đảm bảo sự an toàn và tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu được chi phí khai thác, vận hành, sửa chữa,...

- Thương lực: Bao gồm thương hiệu và hệ thống các đại lý của Vietjet Air.

- Hệ lực: Chính là quy trình vận hành nhằm mục đích đảm bảo cho việc đúng giờ và an toàn.

- Hợp lực: Xây dựng, thiết lập và củng cố các mối quan hệ với những đối tác chiến lược. Ví dụ như đơn vị sửa chữa, bảo trì máy bay, đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu,....

Yếu tố năng lực chính
Yếu tố năng lực chính

2.1.4. Mô hình tài chính

Từ mô hình kinh doanh của Vietjet ta có thể phần nào nhận định được mô hình tài chính mà Vietjet áp dụng. Đó chính là giảm thiểu chi phí một cách tối đa để duy trì mức chi phí thấp nhất có thể cho dịch vụ của mình. Cụ thể như:

- Sử dụng máy bay với hiệu suất tối đa

Vietjet Air luôn tối đa hóa về việc sử dụng số lượng máy bay cũng như số lượng ghế mỗi chuyến bay trong ngày. Để có được tần suất bay tối đa nhất thì Vietjet sẽ giảm đi thời gian nghỉ giữa các chuyến, chỉ còn từ 45 phút cho tới 1 tiếng (trong khi đó ở Vietnam airlines là 2 giờ). 

Cùng với đó, số lượng ghế trống của Vietjet Air cũng được giảm thiểu một cách đáng kể. Thậm chí hãng hàng không này sẽ thực hiện việc dồn khách khi lượng khách của chuyến bay đó thấp hơn mức quy định.

- Giá vé không bao gồm các dịch vụ khác

Giá vé mà Vietjet Air đưa ra chỉ đơn thuần là giá vé chuyến bay và không bao gồm các dịch vụ tiện ích khác. Điều này khác hoàn toàn với Vietnam Airlines. Vì thế mà khi khách hàng có nhu cầu ăn uống hay mua các phần quà lưu niệm thì sẽ tự bỏ tiền ra để chi trả cho những dịch vụ này.

Mô hình tài chính của Vietjet
Mô hình tài chính của Vietjet

- Đầu tư cho các loại tàu bay thế hệ mới có tuổi thọ ngắn. Điều này sẽ giúp cho Vietjet Air giảm được các khoản phí về sửa chữa, bảo dưỡng,...

- Áp dụng chính sách cho việc hoàn vé, đổi vé cực chặt chẽ

Nhằm để tránh tình trạng hoàn vé, đổi vé dẫn đến sự ảnh hưởng về doanh thu thì các chính sách hoàn vé, đổi vé của Vietjet Air cực kỳ chặt chẽ và có phần khá lằng nhằng. Điều này sẽ khiến khách hàng giảm bớt nhu cầu cũng như mong muốn thực hiện quá trình này.

2.2. 6 yếu tố liên kết

- Yếu tố sản phẩm

Sản phẩm chính là công cụ, mà qua đó, doanh nghiệp có thể gửi tới khách hàng những giá giá trị của mình. Cụ thể thì với Vietjet Air, sản phẩm chính của hãng hàng không này chính là vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không.

- Hoạt động tạo giá trị

Hoạt động tạo giá trị chính là quá trình hoạt động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để cung cấp tới khách hàng những giá trị tương ứng. 

Ví dụ như với 4 giá trị mà Vietjet Air triển khai như “an toàn - giá rẻ - vui vẻ - đúng giờ”. Tương ứng với mỗi giá trị này sẽ là các hoạt động kèm theo như thường xuyên nâng cấp, bảo trì máy bay, chương trình giảm giá vé, các hoạt động chăm sóc khách hàng,....

- Hành trình khách hàng

Chính là quá trình Vietjet thực hiện các chương trình, hoạt động để có thể mở rộng tệp khách hàng của mình. Ví dụ như thông qua việc truyền thông, marketing, chăm sóc khách hàng,...

Các loại cơ cấu chi phí
Các loại cơ cấu chi phí

- Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí là những khoản phí quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm cũng như phân bổ một cách hợp lý. Với Vietjet, các khoản phí liên quan bao gồm:

+ Chi phí mua máy bay

+ Chi phí chi trả lương

+ Chi phí cho nguyên, nhiên liệu

+ Chi phí vận hành, bảo trì

+ Chi phí đồ ăn và dịch vụ trên máy bay

- Cơ chế về giá

Giá cả của Vietjet Air được điều chỉnh một cách khá linh hoạt. Tùy theo thời điểm, mùa vụ, nhu cầu di chuyển của khách hàng, khả năng hoàn vé,... mà giá sẽ được cập nhật sao cho phù hợp nhất.

Đối với những hãng hàng không giá rẻ thì việc hoàn vé thường có thủ tục khá chặt chẽ và phức tạp. Thông thường, Vietjet sẽ hỗ trợ cho việc đổi tên hoặc đổi hành trình khách hàng thay vì hoàn vé 100%.

Có thể nhận thấy rằng, mô hình kinh doanh của Vietjet Air được triển khai xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn của người dân với việc di chuyển bằng máy bay một cách dễ dàng và phổ biến hơn. Và cho tới hiện nay, sau hơn 15 năm phát triển thì mô hình kinh doanh giá rẻ này của Vietjet Air vẫn cho thấy sự phù hợp của mình ở thị trường Việt Nam. Không chỉ giúp thương hiệu trở nên vững mạnh hơn mà còn giúp rất nhiều người dân Việt Nam có thể thực hiện hóa giấc mơ bay trên bầu trời của mình.

Trên đây chính là những thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh của Vietjet Air. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ cũng như hiểu hơn về mô hình này.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1721 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT