Bật mí điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ homestay

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Thu Huyền tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Thu Huyền

Homestay là loại hình lưu trú phổ biến và được những người yêu thích du lịch hay đam mê trải nghiệm phong cảnh ưu tiên lựa chọn. Kinh doanh dịch vụ homestay cũng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi rất nhiều thứ có liên quan đến giấy phép để hoạt động kinh doanh này hợp pháp. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay, hãy cùng viecday365.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay

1.1. Homestay là gì?

Hiện tại, homestay đang là một loại hình lưu trú phổ biến dành cho những du khách từ xa tới điểm du lịch. Thay vì ở trong khách sạn, nhà nghỉ hay resort những vị khách du lịch có thể tìm cho mình một căn hộ của người dân địa phương để có thể tiết kiệm chi phí cư trú. 

Đồng thời, việc lựa chọn homestay là nơi để có thể dừng chân nghỉ dưỡng cũng là một cách để khách du lịch cảm nhận và tận hưởng văn hóa ở địa phương, vùng miền nơi mình chọn du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch có thể sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động thường ngày như một người dân bản địa đích thực.

Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay
Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay

Chính vì những yếu tố đó mà homestay luôn đề cao yếu tố trải nghiệm văn hóa vùng miền địa phương, cùng với việc tự do trong sinh hoạt với một chi phí hợp lý. Không chỉ riêng giới trẻ mà rất nhiều người trưởng thành cũng đang lựa chọn homestay là điểm đến lý tưởng cho chuyến du lịch của họ.

Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh từ du lịch đã khiến mô hình homestay bị biến đổi rất nhiều so với mục tiêu ban đầu. Homestay ngày nay có xu hướng phát triển theo hướng cho thuê, kinh doanh như các dịch vụ lưu trú khác, điều này xuất phát từ những doanh nghiệp hoạt động quản lý và cho thuê rất nhiều homestay khiến cho khái niệm homestay là hòa cùng với cuộc sống của những người dân bản địa không còn chính xác 100% nữa.

Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay
Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay

Xem thêm: Khách sạn thương mại là gì?  So sánh các loại khách sạn thương mại

1.2. Homestay hiện nay có những loại hình nào?

1.2.1. Homestay là những căn villa, biệt thự

Đây là một trong những loại hình lưu trú cao cấp nhất, thường được xuất hiện ở những khu vực có cảnh quan đẹp, sở hữu nội thất cao cấp đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và giải trí của du khách.

1.2.2. Homestay là căn hộ, chung cư

Đây là loại hình phổ biến nhất, vô cùng đa dạng về thiết kế và hình thức. Du khách có thể vui chơi, giải trí hoàn toàn trong một căn hộ riêng biệt. Ngoài ra, thường những căn hộ này sẽ hỗ trợ việc tổ chức tiệc ngoài trời khiến cho khách du lịch có thêm những trải nghiệm thú vị cũng như tăng sự gắn kết của những thành viên trở nên đầm ấm hơn.

1.2.3. Những căn homestay studio

Studio là những căn có diện tích nhỏ nhưng được bố trí đầy đủ tiện nghi có thể phục vụ  những nhu cầu cơ bản của khách hàng. Loại hình này thường xuất hiện tại những thành phố lớn, nơi mà không có nhiều không gian diện tích để cho thuê. Những căn homestay studio sẽ phù hợp cho những gia đình ít người, những cặp đôi hoặc cá nhân có nhu cầu lưu trú ngắn hạn.

1.2.4. Những căn homestay bungalow

Loại hình này được xuất hiện nhiều ở khu vực rừng núi. Những căn nhà này có diện tích khá nhỏ nhưng vừa đủ tiện nghi, đồng thời còn sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp với một mức giá phải chăng đã khiến đây trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các cặp đôi trẻ hoặc những người đi du lịch cá nhân.

Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay
Khám phá những thông tin cơ bản về dịch vụ homestay

1.2.5. Homestay phòng Dorm

Phòng Dorm là kiểu phòng tập thể, dành cho những nhóm đi du lịch đông người. Một phòng dorm sẽ có nhiều giường tầng được đặt trong một phòng lớn, có thể chủ nhà sẽ cho thuê từng giường cho mỗi du khách, điều này đồng nghĩa với việc khi bạn đi một mình và có nhu cầu ở phòng dorm thì bạn phải ở ghép với những người khác.

Việc ở tại phòng dorm sẽ có lợi thế là sở hữu mức giá rẻ nhưng phải chia sẻ, sử dụng chung dịch vụ, tiện ích với những thành viên khác và không có không gian riêng.

2. Bật mí điều kiện để kinh doanh dịch vụ homestay

2.1. Những điều kiện để kinh doanh dịch vụ homestay

Để có thể kinh doanh dịch vụ homestay, bạn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Để có thể thực hiện việc đăng ký kịch vụ kinh doanh, chủ nhà phải tuân thủ những điều kiện và chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

Bật mí điều kiện để kinh doanh dịch vụ homestay
Bật mí điều kiện để kinh doanh dịch vụ homestay

Những điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ homestay là chủ nhà phải có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện về an ninh, trật tự của khu vực và những điều kiện về vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật. Những hộ kinh doanh dịch vụ homestay phải có hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước sạch. Cùng với đó ưu tiên bảo vệ môi trường sống và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khi đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay, các hộ kinh doanh phải đáp ứng được những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và vấn đề dịch vụ để phục vụ khách hàng. Cụ thể như việc homestay phải có những cơ sở vật chất cơ bản như giường, đệm, chăn gối,.... Thay bọc đệm, chăn, gối, khăn khi có khách mới. Homestay phải có những tiện nghi cơ bản như khu vực tiếp khách, bếp, phòng vệ sinh, phòng tắm,... Đội ngũ nhân viên và người quản lý phải được tập huấn và có kiến thức về nghiệp vụ du lịch.

​ Bật mí điều kiện để kinh doanh dịch vụ homestay
Bật mí điều kiện để kinh doanh dịch vụ homestay

Xem thêm: Khách sạn boutique là gì? Mô hình kinh doannh khách sạn nghệ thuật

2.2. Hướng dẫn đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay

Để có thể đăng kinh kinh doanh dịch vụ homestay, chủ cơ sở kinh doanh phải hoàn tất những thủ tục giấy tờ pháp lý cơ bản như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận phòng cháy chữa cháy, chứng nhận an ninh trật tự và chứng nhận công nhận xếp hạng.

Khi đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy tờ và thủ tục sẽ được gửi phòng đăng ký cấp quận/ huyện là đơn vị tiếp nhận. Sau đó, để có thể được xác nhận cấp phép, chủ hộ kinh doanh phải đảm bảo những điều kiện và tiêu chí về kinh doanh dịch vụ homestay như diện tích, thiết bị, giá,....

Hy vọng, qua bài viết trên, viecday365.com có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay. Đồng thời cung cấp thêm cho bạn những kiến thức liên quan đến dịch vụ lưu trú đặc biệt này. Mong rằng những chia sẻ trên có ích trong quá trình học tập, làm việc cũng như tìm kiếm thông tin của bạn. Đừng quên theo dõi, cập nhật các tin tức liên quan đến các ngành nghề, công việc trên viecday365.com bạn nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem311 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT