MCSA là gì? Tác dụng của chứng chỉ MCSA trong ngành quản trị mạng

Tác giả: Quỳnh Trang 12-08-2024

Ngành quản trị mạng là ngành đang nhiều người quan tâm theo đuổi với mức lương khủng. Để trở thành được người làm công việc quản trị về mạng cần phải có nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên ngành sâu rộng. Một số chứng chỉ cần có như Cisco, MCSA, CCNA, Microsoft, Novell, … hỗ trợ đắc lực cho ngành quản trị mạng. Ở bài viết này, viecday365.com sẽ cùng bạn tìm hiểu xem MCSA là gì, chứng chỉ MCSA có ảnh hưởng gì trong ngành quản trị mạng.

1. MCSA là gì?

MCSA là viết tắt của cụm từ tiếng Microsoft Certified Systems Administrator dịch ra có nghĩa là Chứng chỉ quản lý hệ thống Microsoft. Đây là loại chứng chỉ cấp quốc tế, bao gồm các khả năng cài đặt, vận hành, bảo trì hệ thống mạng trên nền tảng hệ điều hành Microsoft Windows.

Chứng chỉ MCSA có hai loại sever dành cho Windows 2000 và Windows 2003, kiến thức ở mỗi sever có phân biệt một số môn học khác nhau. Nhà phát hành Microsoft đã có những buổi học và tổ chức phát loại chứng chỉ này, đến đầu năm 2020 thì ngừng cấp.

MCSA là gì?

Đã có nhiều khóa học về xử lý Windows phiên bản cao cấp hơn như Windows 2016, tuy nhiên kiến thức mà các môn học của 2 server trước kia vẫn rất cần cho người tham già vào quản lý mạng. Giá trị mà MCSA mang lại là những kiến thức nền tảng chưa thể thay thế trong Windows hiện nay.

Mỗi nhánh server sẽ bao gồm các nhánh con đi chuyên sâu vào vấn đề nhỏ có trong quản trị mạng. Nhánh MCSA tổng quát bao gồm các nội dung chung. Nhánh MCSA chuyên biệt về truyền tin đưa ra các cách xử lý xuất thông tin. Nhánh MCSA chuyên biệt về bảo mật có đề cập đến phần quản lý dữ dữ liệu thông tin.

Chứng chỉ MCSA

Kiến thức được cung cấp bởi Microsoft luôn được cập nhập, cải tiến theo thời gian. Các chứng chỉ MSCA đã có hơn 10 loại nhánh khác nhau. Đơn vị quản lý chính là Microsoft đã ngừng việc thi cấp phát các loại chứng chỉ MCSA, MCSD, MCSE và có thể bị thay thế trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hay nhiều nước khác trên thế giới việc thay đổi hệ điều hành cập nhập liên tục tốn nhiều chi phí và có sự khó khăn nhất định. Kiến thức có từ các MCSA do các trung tâm tin học giảng dạy vẫn còn đang phổ biến và cần thiết cho nhiều doanh nghiệp thực tế.

Xem thêm: Microsoft Project là gì? Tìm hiểu phần mềm quản lý dự án

2. Các loại chứng chỉ MCSA

Lấy nền tảng cơ bản từ việc xây dựng kiến thức của phiên bản đầu tiên, MCSA đã được cải tiến, cung cấp các kiến thức hữu ích hơn, thực tế với các hệ điều hành mới hơn. Xoay quanh việc vận hành, duy trì hệ thống mạng các mảng truy cập hay bảo mật trên nền tảng Microsoft, cho ra đời các chứng chỉ MCSA nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống mới.

- MCSA Windows Server 2012: có các thông tin tổng quát về cài đặt, cấu hình, xử lý trên Windows 2012. Bổ sung nhiều phần nâng cấp hơn từ các phiên bản cũ, sử dụng cho đa số doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Kiến thức cần có trong chứng chỉ MCSA

- MCSA Windows Server 2016: Là các kỹ năng xử lý phần vận hành, kết nối, lưu trữ trên định dạng của Windows 2016. Các phần cài đặt Nano server và giải pháp quản trị dữ liệu trên máy chủ tương ứng.

- MCSA Microsoft Dynamics 365: chứng nhận cho một phần khá mới trong quản trị mạng, thể hiện các khả năng hoàn chỉ cấu hình, sử dụng hoạt động, bảo dưỡng, hỗ trợ những yếu tố liên quan trực tiếp đến khách hàng.

- MCSA Microsoft Dynamics 365 for Operations: người học sẽ được cung cấp về việc quản trị cơ sở hạ tầng cơ sở dữ liệu Microsoft SQL, các kỹ thuật cơ bản phục vụ cho việc tùy chỉnh Microsoft Dynamics AX.

- MCSA SQL 2016 BI Development: Dành cho những người phát triển ETL hoặc BI, tạo ra các giải pháp BI cần để triển khai các mô hình dữ liệu đa chiều, triển khai và phần bảo trì khối OLAP cũng như các mô hình dữ liệu dạng bảng.

- MCSA SQL 2016 Database Administration: Phù hợp với chuyên ngành nhỏ đi sâu vào cơ sở dữ liệu, cbổ sung các kiến ​​thức làm việc về mô hình triển khai, nâng cấp và di chuyển cơ sở dữ liệu. Chủ yếu về phần cài đặt, bảo trì và xử lý cấu hình SQL.

- MCSA SQL 2016 Database Development: Là phần xử lý chung về truy cập dữ liện liên vùng, gồm cả dữ liệu tại chỗ lẫn nền tảng đám mây, MCSA này cho phép bạn có thêm kiến ​​thức trong việc viết truy vấn, tạo tệp cơ sở dữ liệu, lập kế hoạch. Tối ưu hóa được phần chỉ mục nhưng vẫn giữ được các chức năng trên cơ sơ khác.

Chứng chỉ MCSA trong việc quản trị mạng

- MCSA SQL Server 2012/2014: Học hỏi các kỹ năng viết các truy vấn, quản trị cơ sở dữ liệu kèm theo việc triển khai kho dữ liệu bằng Microsoft SQL Server 2012/2014.

- MCSA Machine Learning: Tập chung vào phần vận hành máy Microsoft Azure và Big Data với R Server và SQL R Services và các phần liên quan.

- Một vài các chứng chỉ MCSA đi sâu và chuyên ngành nhỏ trong trường hợp nhất định như: MCSA BI Reporting, MCSA Data Engineering with Azure, MCSA Universal Windows Platform, MCSA Web Applications.

Các loại chứng chỉ MCSA là cơ sở nền tảng, chứng nhận bạn có thể giải quyết các phần liên quan. Để nhận các chứng chỉ này cần phải trải qua quá trình học tập, thi tuyển. Sở hữu những chứng chỉ về MCSA cho phép bạn có nhiều lựa chọn đa dạng việc làm trong ngành quản trị mạng.

Xem thêm: Văn bằng chứng chỉ là gì? Thông tin quan trọng cần nắm bắt

3. Có nên học MCSA hay không?

Tuy rằng bên phía Microsoft không còn tổ chức thi, cung cấp các chứng chỉ này, nhưng phần kiến thức, chương trình thi tuyển các loại chứng chỉ đề cập đến phần thông tin nội dung thích hợp cho người làm vị quản trị.

Hệ điều hành Windows sử dụng phổ biến chủ yếu ở hầu hết các khu vực. Phát triển nội dung quản trị trên nền tảng Windows là điều cần thiết ở các doanh nghiệp cung cấp công nghệ thông tin. Vận hành tốt hệ thống mạng mới có thể thực hiện những việc làm khác trong một đơn vị.

Cập nhập kiến thức mới về quản trị mạng

Mọi công đoạn trong quản trị mạng từ việc cài đặt, đưa vào hoạt động ổn định hay việc bảo dưỡng, xử lý các biến cố phát sinh luôn cần các kiến thức chung và độ hiểu biết về nền tảng Windows. Cập nhập thay đổi của nhà phát hành đòi hỏi người làm công tác quản lý phải nắm bắt được kịp thời.

Chứng chỉ MCSA có thể ngừng cấp và bị thay thế bằng loại bằng cấp, chứng nhận khác nhưng phần nội dung kiến thức cần có chỉ là bổ sung thêm, cải tiến, chia lại các ngách nhỏ. Phần kiến thức sẽ được sắp xếp lại hoàn chỉnh, dễ tiếp cận cho nhiều người hơn.

Giấy chứng nhận khả năng sử dụng các tính năng từ MCSA có rất nhiều giá trị với các công ty lớn hàng đầu về ngành công nghệ thông tin. Những người đang hoạt động trong lĩnh vực quản trị mạng, những chuyên gia về phần hệ thống mạng phải thường xuyên thoi dõi, học hỏi thêm kiến thức mới từ nhà phát hành.

Kiến thức bảo trì hệ thống mạng khi học MCSA

Cải tiến và luôn cập nhập trong công tác quản lý phần mạng sẽ diễn ra liên tục, quá trình vận hành sẽ phát sinh nhiều lỗi, nhu cầu sử dụng cũng thay đổi nhiều theo. Nếu muốn tồn tại và phát triển trong ngành mạng phải cần học hỏi không ngừng, bổ sung các kiến thức mới cho bản thân.

Có trong tay các chứng chỉ mới, dễ dàng tìm một việc có mức thu nhập lớn tại các công ty lớn về công nghệ thông tin. Mức lương của một kỹ sư quản trị mạng có thể lên đến hàng chục nghìn đô mỗi tháng, là những thách thức dành cho các bạn theo đuổi ngành nghề này.

Trên đây là toàn bộ thông tin viecday365 cung cấp về MCSA là gì ở trên mang đến những kiến thức, đánh giá chung về chứng chỉ MCSA. Các chuyên gia về ngành quản trị mạng sở hữu chứng chỉ MCSA có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển trong nghề nghiệp.