Hồ sơ hoàn công là gì? Giải đáp kiến thức xoay quanh hồ sơ hoàn công
Tác giả: Phùng Hà 13-09-2024
Theo nghị định số 209/2004/ĐN-CP của chính phủ được ban hành và áp dụng từ năm 2004 cho biết, các công trình xây dựng phải có những giấy tờ, tài liệu tổng hợp, mang tính chất thống kê, tính toán của từng giai đoạn của công trình, phải được ghi lại và lưu trữ đầy đủ từ các chủ đầu. Hồ sơ hoàn công chính là những tài liệu giải trình từ vấn đề trên.
1. Định nghĩa hồ sơ hoàn công cho những ai chưa biết
Hồ sơ hoàn công là tất cả những tài liệu, giấy tờ thể hiện chi tiết các khâu hoạt động của một công trình từ phần thô sơ cho đến khi hoàn thiện, dự toán khối lượng, tính toán bóc tách vật tư hay còn gọi là nguyên vật liệu đối với một công trình. Nhìn nhận một cách tổng quát mà nói, hồ sơ hoàn công giống như một cuốn sổ nhật ký ghi lại tất cả thông tin và hoạt động của một công trình.
2. Hồ sơ hoàn công bao gồm những văn bản nào?
Trong hồ sơ hoàn công là một số những văn bản không thể thiếu, dưới đây sẽ là một số các tài liệu nằm trong hồ sơ hoàn công mà các bạn cần biết tới.
2.1. Giấy phép xây dựng
Giấy phép này là hết sức quan trọng, một tập đoàn xây dựng nếu muốn hoạch định dự án sau đó thi công công trình thì nhất thiết cần phải có được giấy phép xây dựng, văn bản trên sẽ là cơ sở, thẩm quyền chủ đầu tư có được phép xây dựng công trình hay không.
2.2. Bản vẽ hoàn công
Theo TCXDVN 340:2005, bản vẽ hoàn công là bản vẽ ghi lại các hạng mục chi tiết của một công trình sau khi đã hoàn thành. Nó thể hiện tỷ lệ, độ chênh lệch kích thước giữa bản thiết kế đối với công trình thực tế.
Tóm lại, bản vẽ thiết kế là thứ ghi lại cách thức cũng như kích thước và hạng mục cần thi công của một công trình. Những người lao động, trực tiếp dựng lên công trình sẽ không thể không dựa vào bản vẽ hoàn công để có thể thi công công trình một cách phù hợp nhất.
2.3. Văn bản pháp lý đối với các dự án, công trình
Đây là một văn bản xác nhận phê duyệt dự án có được thi công hay không. Từ đó, chúng ta có thể thấy đây là văn bản có tính chất xác nhận thẩm quyền, đề ra các quy định về kĩ thuật cũng như các công tác đảm bảo an toàn, đảm bảo pháp luật cho các dự án xây dựng.
Ngoài ra, văn bản này còn chứng minh, thể hiện năng lực của các đơn vị như; Nhà thầu, nhà thiết kế, bộ phận thi công công trình cũng như các bên cung cấp nguyên vật liệu,...
2.4. Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng.
Trong hồ sơ hoàn công cũng không thể thiếu đi thông tin bản vẽ này, chúng thể hiện thiết kế và cơ cấu của công trình.
Ngoài ra là những văn bản khác các bạn cần biết như: Báo cáo kiểm định, thí nghiệm hay văn bản thẩm định,...
Xem thêm: Hồ sơ quản lý chất lượng công trình là gì và những yêu cầu cần có
3. Vai trò của hồ sơ hoàn công trong công tác thi công xây dựng
Hồ sơ hoàn công sẽ là cơ sở để phê duyệt nghiệm thu công trình, từ đó sẽ quyết định việc có được đưa vào sử dụng hay không. Hồ sơ hoàn công còn lại cơ sở để các bên thanh toán, quyết toán, kiểm toán đối với các chi phí tùy vào hạng mục được ghi trong tài liệu. Cùng với đó là giúp các cơ quan trực tiếp thi công nắm rõ được thực trạng công trình. Từ đó dễ dàng đưa ra các phương pháp tu bổ, nâng cấp và cải thiện công trình nhằm đem đến cho người sử dụng một cách cẩn thận nhất và đảm bảo độ bền lâu nhất.
Các trường hợp công trình cần phải làm hồ sơ hoàn công bao gồm như sau:
- Theo như văn bản quy định về Luật xây dựng 2014 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành, ở nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho biết, nếu công trình được xây dựng ở đô thị thì bắt buộc phải thông qua thủ tục thẩm định để được cấp phép xây dựng.
- Đối với công trình thi công tại các vùng nông thôn thì sẽ phải xin cấp phép trong trường hợp xây dựng khu bảo tồn hay những nơi mang ý nghĩa di tích lịch sử – văn hóa.
4. Thủ tục làm hồ sơ hoàn công bao gồm những gì?
Những bước để hoàn thành quy trình làm hồ sơ hoàn công có thể nghe ngắn và đơn giản nhưng các bạn sẽ cần kha khá thời gian để có thể được thẩm định và phê duyệt.
4.1. Cách bước làm hồ sơ hoàn công
- Bước 1: Xác nhận, nắm bắt các điều kiện hoàn công
- Bước 3: Xác nhận hiện trạng dự án, công trình
- Bước 3: Lên các phương án và chuẩn bị hồ sơ
- Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công
4.2. Phân loại loại hình công trình và các cơ quan cấp quyền
Trong bước nộp hồ sơ hoàn công, các bác phải lưu ý những cơ quan có thẩm quyền để xác định hồ sơ của bạn. Tùy vào cấp độ và quy mô, phân loại của công trình, từ đó quyết định tham vấn các cơ quan khác nhau.
- Sở xây dựng: Đây là cơ quan tiếp nhận những công trình mang tính chất công đồng như các di tích lịch sử, công trình, tượng đài thể hiện tôn giáo hay khu du lịch,...
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã: Đây là cơ sở tiếp nhận thẩm định các loại hình công trình như nhà ở tư nhân, nhà đất riêng lẻ,...
- Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu công trình đang trong quá trình hoàn thiện là công trình mới xây, mới hoàn thiện hoặc là công trình mang tính chất cải tạo, khu công nghiệp thì các bạn cần phải có giấy phép thi công nằm trong phạm vi ranh giới của khu vực đó.
Xem thêm: Giấy phép xây dựng là gì - những vấn đề pháp lý liên quan
5. Những quy định cần lưu ý khi làm hồ sơ hoàn công
Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ hoàn công,các bạn cần phải chú ý một số các lưu ý đặc biệt, trách để xảy ra các sai sót không đáng có ảnh hưởng đến kết quả sau cùng của hồ sơ hoàn công.
Theo Khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP mà nhà nước đề ra, chủ đầu tư làm hồ sơ hoàn công sẽ bị vi phạm quy định nếu như công trình thi công sai giấy phép. Đối với lỗi sai này, bên đầu tư sẽ phải hứng chịu mức phạt dao động từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với quy mô công trình là nhà ở nhỏ lẻ tại các vùng nông thôn. Bên cạnh đó có thể chịu phạt với mức phí từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ tại các khu đô thị.
Ngoài các hình thức phạt tiền, các hình thức áp dụng quy định phạt sẽ có thể khiến chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm cải tạo, khắc phục công trình. Gắt gao hơn nữa là khả năng phải phá dỡ thi công. Nếu chủ đầu tư cương quyết không chịu khắc phục thì sẽ bị cưỡng chế dỡ bỏ công trình.
Hồ sơ hoàn công sẽ xảy ra sai phạm trong vấn đề giấy phép xây dựng trong trường hợp tự ý thay đổi vị trí công trình, sai cốt nền trong quá trình thi công công trình hay vi phạm đường chỉ giới xây dựng.
Vậy là viecday365.com đã phần nào đưa ra một số những thông tin chi tiết trong vấn đề làm rõ định nghĩa, khái niệm cũng như hướng dẫn về thủ tục hoàn thiện hồ sơ thi công đến với người đọc. Nếu như bạn là sinh viên hay người đang đi làm trong ngành nghề kiến trúc xây dựng, chúng tôi tin rằng bạn không thể nào bỏ lỡ bài viết này. Chúc các bạn có một buổi đọc bổ ích và tích lũy cho bản thân được những khối lượng kiến thức đáng giá và thành công trong công việc!